Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương thái bình (Trang 21 - 27)

Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và Chất lượng tín dụng đối với

III. Chất lượng tín dụng Ngân hàng

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

Những nhân tố này bao gồm : môi trường kinh tế và môi trường pháp lí chi phối hoạt động của một doanh nghiệp, một Ngân hàng, bất cứ thành phần nào hoạt động trong nó.

3.1.1 Môi trường kinh tế.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng sẽ thấy được ảnh hưởng của nó đến chất lượng tín dụng. Bất kì Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của những chu kì kinh tế.

Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp làm ăn phát đạt, xuất hiện nhiều nhu cầu mở rộng sản xuất, nên nhu cầu tín dụng tăng. Hoạt

động tín dụng của Ngân hàng sẽ phát triển với khả năng hoàn trả của các doanh nghiệp cao. Còn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, tất yếu nhu cầu tín dụng giảm và khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp cũng bị

ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Lúc này, vốn Ngân hàng bị ứ đọng, nguồn vốn sử dụng không hiệu quả.

Chu kì kinh tế có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xét trên quan điểm khách hàng. Khi nền kinh tế đi xuống, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ do sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm sút. Doanh nghiệp khó có khả năng trả được nợ Ngân hàng, chất lượng tín dụng lúc này bị đánh giá là kém. Và ngược lại, nền kinh tế phát triển hoạt

động của doanh nghiệp cũng phát triển mở rộng, doanh nghiệp có khả năng trả

nợ Ngân hàng và có những dự án tiềm năng mới, nhu cầu tín dụng xuất hiện.

Những biến động về lãi suất, tỉ giá trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất Ngân hàng, dẫn đến ảnh hưởng tới mức lãi suất của khoản tín dụng. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á đã cho thấy sự tác động trực tiếp của sự mất giá đồng nội tệ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng

3.1.2 Môi trường pháp lí.

Môi trường pháp lí là một hệ thống luật và các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, gây khó khăn cho Ngân hàng khi kí kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn, Luật Ngân hàng qui định khi cho vay phải có tài sản thế chấp nhưng thực tế với các doanh nghiệp nhà nước Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng tín chấp (tài sản của doanh nghiệp này thuộc sở hữu nhà nước, nếu phát mại tài sản thì

cũng chỉ là lấy từ túi này sang túi kia của nhà nước mà thôi). Rõ ràng, những qui định về thế chấp tài sản đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thực tế cho thấy, Luật Ngân hàng còn chưa đồng bộ với những qui định, văn bản dưới luật, gây khó khăn cho việc quản lí chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Sự thay đổi các chủ trương, chính sách Nhà nước có tác động lớn đến khả

năng trả nợ của các doanh nghiệp. Đặc biệt về cơ cấu kinh tế, các chính sách xuất nhập khẩu nếu có sự thay đổi đột ngột sẽ gây ra xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp, dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

3.1.3. Những nhân tố bất khả kháng.

Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng như biến động của nền kinh tế thế giới, thiên tai lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán động đất ... trực tiếp gây bất lợi cho tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng làm ảnh hưởng đến khả năng trả

nợ của khách hàng.

3.2. Những nhân tố chủ quan (từ phía Ngân hàng).

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng là các nhân tố

ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các khía cạnh khác nhau của chất lượng tín dụng.

Cã mét sè nh©n tè sau cÇn quan t©m xem xÐt:

3.2.1 Chiến lược kinh doanh dài hạn

Chiến lược kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới chất lượng tín dụng, nếu không có chiến lược kinh doanh Ngân hàng sẽ luôn bị động. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn đúng đắn Ngân hàng thương mại mới có thể có những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kì để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra. Đặc biệt các kế hoạch bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng như : kế hoạch marketing, kế hoạch phát triển nguồn nhân lùc ...

3.2.2. Công tác tổ chức Ngân hàng

Tổ chức Ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, đảm bảo sự phân phối chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện

đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giúp Ngân hàng theo dõi quản lí sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt động tín dụng lành mạnh và quản lí hiệu quả các khoản vay.

3.2.3. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi

đúng hướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng thương mại. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối, chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại có đúng dắn hay không.

Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt đều phải có chính sách phù hợp.

3.2.4. Qui tr×nh tÝn dông

Bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay,

phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các qui

định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong qui trình tín dông.

Trong qui trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàng nộp hồ sơ vay vốn), bước này là cơ sở định lượng hoạt động tín dụng.

Tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như qui định về điều kiện và thủ tục cho vay vủa từng Ngân hàng thương mại.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho Ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những điều chỉnh, can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Và việc áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lượng tín dụng, góp phần cải thiện hoạt động tín dụng.

Thu hồi nợ vay là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Sự nhạy bén của Ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lí kịp thời sẽ giảm tối thiểu những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực

đối với hoạt động tín dụng.

3.2.5 Công tác kiểm tra giám sát tín dụng.

Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng có được những thông tin về tình hình kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến phù hợp với các chính sách, thực hiện được các mục tiêu đã định trong lĩnh vực tín dụng. Hoạt động kiểm tra giám sát bao gồm :

+ Kiểm tra chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến khoản vay (thẩm quyền điều hành quản lí, giám sát các khoản vay, hồ sơ, thủ tục cho vay)

+ Kiểm tra định kì đột xuất do kiểm soát viên nội bộ hoặc do hội đồng kiểm tra giám sát, thực hiện các báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, qui trình nghiệp vụ, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến tín dụng. Để công tác kiểm tra đánh giá đúng kết quả đòi hỏi cán bộ kiểm tra giám sát phải có trình độ nghiệp vụ cao, phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải

3.2.6 Hệ thống thông tin tín dụng.

Số lượng, chất lượng của thông tin quyết định đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, đánh giá khách hàng... giúp cán bộ tín dụng đánh giá những quyết định cho vay sáng suốt hơn, thông tin càng

đầy đủ, chất lượng, nhanh chóng kịp thời tuỳ vào khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

3.2.7 Phẩm chất và trình độ cán bộ.

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như việc đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng.

Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời và có hiệu quả thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh từ đó tác động đến sự thay đổi của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp và giỏi chuyên môn (có khả năng phân tích,

đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xin vay, đánh giá tài sản đảm bảo, giám sát quản lí cho vay ...) sẽ giúp Ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng.

3.3. Những nhân tố về phía khách hàng.

3.3.1 Năng lực khách hàng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi là do các yếu tố từ phía khách hàng. Trước hết là do năng lực quản lí kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả nhưng khi đưa vào thực hiện, do không lường hết và ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường nên thua lỗ. Trong các dự án vay vốn Ngân hàng để nhập mua máy móc, thiết bị, do không đủ trình độ quản lí, áp dụng khoa học công nghệ nên không sử dụng hết công suất, doanh thu không đạt như dự kiến nên khó có khả năng trả nợ Ngân hàng.

3.3.2 Sự trung thực của khách hàng .

Hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích cũng là nguyên nhân dẫn đến một khoản tín dụng chất lượng kém. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không

đúng với phương án kinh doanh nên không trả được nợ đúng hạn.

Hiện tượng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, quay vòng vốn vay, đảo nợ, tráo nợ cũng làm cho chất lượng tín dụng bị giảm sút. Thực chất

đây là biểu hiện của khả năng không trả được nợ Ngân hàng, vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng.

Qua nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cho thấy: tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lí của từng nước cũng như khả năng quản lí, cơ sở vật chất kĩ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ của từng ngân hàng thương mại mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng. Vấn đề cơ bản là chúng ta phải nắm chắc những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, ta phải nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của cá nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lí có hiệu quả để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương thái bình (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)