Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Thái Bình
III. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc
2. Những hạn chế về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quèc doanh
Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho thấy Ngân hàng đã đạt
được những kết quả nhất định, tuy vậy còn một số hạn chế thể hiện qua một số tồn tại sau cần phải được phân tích từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
2.1. Những vấn đề tồn tại.
Trong công tác khai thác nguồn vốn : Vốn huy động tăng nhanh nhưng chủ yếu tăng ở loại có lãi suất cao và nguồn vốn huy động bằng VND không
đạt kế hoạch Trung Ương giao. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, dự báo biến
động của lãi suất chưa được quan tâm, chú ý. Cán bộ làm công tác huy động vốn chưa thấm nhuần quan điểm trong kinh doanh là góp phần tạo ra cơ cấu vốn hợp lí để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và chưa làm được vai trò quảng cáo giới thiệu về Ngân hàng mình .
Mức tăng trưởng tín dụng tuy đạt tỷ lệ cao song tăng trưởng không đều, chủ yếu tăng ở dư nợ VND dẫn tới Chi nhánh thiếu nguồn VND phải nhận vốn
điều hoà về cho vay, trong khi đó Ngân hàng lại thừa nguồn ngoại tệ huy động
được.
Công tác xử lý nợ tồn đọng tuy đã có nhiều cố gắng tích cực, kết quả xử lý đáng khích lệ, song so với khối lượng tài sản tồn đọng thì mới đạt tỷ lệ nhỏ.
Cán bộ tín dụng chưa chủ động tích cực, kịp thời tìm kiếm biện pháp, đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý nợ quá hạn, tài sản bảo đảm tồn đọng.
Các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ với Ngân hàng vẫn là ít so với số lượng DNNQD có trong tỉnh. Số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả không lớn.
Việc phối kết hợp giữa các phòng ban trong Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh chưa tốt. Tinh thần, ý thức chấp hành giờ giấc làm việc, vệ sinh nơi công cộng, ý thức mặc trang phục, đeo phù hiệu chưa nghiêm túc
Công tác tiếp thị còn yếu chưa trở thành ý thức của mỗi cán bộ NHCT Thái Bình, đặc biệt thái độ tác phong trong giao tiếp ứng xử với khách hàng còn xảy ra tình trạng thiếu ân cần, tận tuỵ, còn để khách hàng kêu ca
Từ những biểu hiện tồn tại về chất lượng hoạt động tín dụng nói trên, có thể nói rằng thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHCT Thái Bình chưa phải thực sự là tốt, cần thiết phải tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp khắc phục để đảm bảo an toàn và nâng cao khả năng sinh lời cho hoạt động tín dụng Ngân hàng
2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân của thực trạng này rất đa dạng, song có thể gộp lại một số nguyên nhân sau:
2.2.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
- Trình độ năng lực cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiểu hết các nghiệp vụ kinh doanh thuần tuý của Ngân hàng, nhất là công tác thanh toán quốc tế, kế toán thanh toán ... do đó việc tư vấn giúp khách hàng trong quá trình tác nghiệp còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết.
- Công tác thẩm định khách hàng lần đầu tiên có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chưa thực hiện bài bản, chưa tuân thủ các bước trong qui trình nghiệp vụ, chưa điều tra sâu về khách hàng. Thẩm định các dự án đầu tư còn sơ sài, chiếu lệ, chủ yếu dựa vào thông tin sẵn có của khách hàng. Cán bộ tín dụng chưa phân tích đánh giá được ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính và các thông tin liên quan đến khách hàng và thị trường.
- Số liệu báo cáo thẩm định hồ sơ thiếu tính lô gích, không đầy đủ, không chính xác thông tin thiếu tin cậy (vì thông tin số liệu cập nhật quá lâu) do đó không phản ánh đúng bản chất thực tế tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Công tác bảo quản lưu giữ hồ sơ, sổ sách theo dõi tiền vay khách hàng không đầy đủ thiếu khoa học. Cá biệt có một số trường hợp cán bộ tín dụng không lưu giữ và làm mất hồ sơ .
- Công tác kiểm tra giám sát, quản lý tiền vay còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm soát sau cho vay chưa được thực hiện thường xuyên, không lập biên bản làm việc hoặc kiểm tra cụ thể. Cán bộ tín dụng chưa kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, việc cho vay, thu nợ chủ yếu dựa vào tài sản đảm
- Tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao còn nhiều hạn chế, thái độ tác phong làm việc với khách hàng chưa thật văn minh lịch sự, chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Kết quả và chất lượng công việc chưa cao, thể hiện: dư nợ hữu hiệu bình quân còn thấp, xử lí thu hồi nợ quá
hạn còn chậm, nhiều phòng còn phát sinh nợ quá hạn.
- Cán bộ tín dụng chưa chủ động và tích cực, kịp thời tìm kiếm biện pháp
đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý nợ quá hạn, tồn đọng, tài sản bảo đảm tồn đọng kết quả xử lý nợ còn nhiều hạn chế.
- Chưa có chế độ khuyến khích khen thưởng đối với cán bộ tín dụng hợp lý dẫn đến hiện tượng có một số cán bộ tín dụng ngại cho vay, sợ trách nhiệm và chưa quyết tâm với công việc
2.2.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp ngoài quốc doanh .
- Trình độ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp hầu như không lập được các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao
- Vốn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chỉ được vay Ngân hàng tối đa 70%
tài sản thế chấp do đó các doanh nghiệp ít có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ít được tiếp cận với công nghệ mới.
- Tình trạng lừa đảo, gian lận trong kinh doanh vẫn diễn ra ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh gây nên hậu quả xấu đến các mặt hoạt động của Ngân hàng.
- Việc cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính không đầy đủ, nếu có thì không kịp thời hoặc bị sai lệch so với thực tế diễn ra ở một số các doanh nghiệp gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của Ngân hàng
2.2.3. Nguyên nhân khách quan
- Năm 2002 là năm Ngân hàng nhà nước Việt nam thực hiện nhiều bước
điều chỉnh lãi suất, nhất là việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo cơ chế
thị trường từ tháng 6/2002 đã ảnh hưởng tới qui mô tín dụng và tạo ra tính bị
động trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
- Địa bàn tỉnh Thái Bình nhỏ hẹp trong khi có nhiều tổ chức tín dụng tham gia kinh doanh tín dụng nên có sự cạnh tranh hết sức gay gắt về: lãi suất huy động, lãi suất cho vay, khách hàng và dịch vụ Ngân hàng khác. Nhưng bất cập nhất là tình trạng hạ thấp điều kiện vốn vay để chiếm giữ lôi kéo khách hàng. Nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay 1 khách hàng tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, rất khó kiểm soát hoạt động kinh doanh và không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng nên khả năng rủi ro tiềm ẩn của Ngân hàng có nguy cơ tăng cao
- Kinh tế Thái Bình chủ yếu vẫn là nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả thấp, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công phát triển chậm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân. UBND tỉnh và các ngành, cơ quan chức năng chưa có những chính sách và biện pháp hữu hiệu để thu hút
đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế trong tỉnh.
- Hậu quả tình hình mất ổn định trong những năm vừa qua và chính sách thu hút vốn đầu tư trong, ngoài tỉnh chưa thật hấp dẫn nên chưa có sự bứt phá
trong tăng trưởng đầu tư, phát triển. Nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn và không có khả năng đầu tư mở rộng, đổi mới thiết bị công nghệ. Một số doanh nghiệp lớn được giao nhiệm vụ là chủ dự án lớn thì chưa đáp ứng được các
điều kiện tín dụng nhất là khả năng tài chính hạn chế, vốn tự có thấp, không có vốn ngân sách hỗ trợ, phần lớn phải dựa vào nguồn vốn vay Ngân hàng hoặc bảo lãnh thanh toán qua Ngân hàng, đối tượng đầu tư thiếu tính khả thi do đây là những ngành hàng đã và đang chịu áp lực cạnh tranh cao trong và ngoài nứơc.
- Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ. Một số văn bản pháp lý liên quan tới vấn đề bảo đảm tiền vay như vấn để thế chấp, cầm cố vay vốn Ngân hàng còn nhiều vướng mắc hay vấn đề xử lý tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn
- Việc cải cách hành chính chuyển biến chậm. Hiện tượng phiền hà sách
các ngành chức năng còn chậm nên rất khó khăn cho việc đáp ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp