1.1.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Tetradium
1.1.3.5. Các tác dụng khác
Năm 2012, Jérôme Grousson và cộng sự đã tìm ra dịch chiết từ quả của loài T. ruticarpum có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn vi mạch máu làm cho tăng
độ sáng của da. Nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết từ trái cây. T. ruticarpum làm giãn mạch máu do kích thích vi tuần hoàn ở da bằng cách điều chỉnh nồng độ phóng thích nitric oxide ngoại bào trên da của các tình nguyện viên [68].
Dịch chiết của loài T. ruticarpum có tác dụng chống tia cực tím B trên da [69]. Hỗn hợp gồm rutaecarpine (7), evodiamine (10) và dehydroevodiamine (14) đã được chứng minh có tác dụng ngăn tia cực tím gây ra sự phóng thích PGE2 từ các tế bào sừng và ban đỏ trên da người [70]. Rutaecarpine (7) ức chế tia cực tím A gây ra các loại phản ứng oxi hóa và ngăn chặn UVA trên tế bào sừng HaCaT của người [71].
Rutaecarpine và evodiamine cũng có tác dụng điều trị viêm da dị ứng và viêm mũi do ức chế globulin miễn dịch E trên chuột thí nghiệm [72].
+ Tác dụng điều nhiệt cơ thể
Trong số các hợp chất alkaloid chính được phân lập từ quả của loài T.
ruticarpum, hợp chất evodiamine (10) ngăn chặn tác dụng hạ nhiệt độ cơ thể chuột thực nghiệm do hợp chất gây sốt ngoại sinh chlorpromazine gây ra [73].
Khi tiêm dehydroevodiamine (14) hoặc evodiamine (10) vào màng bụng chuột thí nghiệm, các hợp chất này đã làm giảm nhiệt độ cơ thể chuột. Thêm vào đó, cả hai hợp chất 10 và 14 có tác dụng giảm sốt khi tiêm ở vùng dưới đồi của chuột thực nghiệm, gây sốt bởi chlorpromazine [74].
+ Tác dụng chống béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống béo phì của evodiamine (10) và rutaecarpine (7). Evodiamine có các tác dụng chống tạo mỡ [75, 76, 77].
Shi và cộng sự đã tìm ra cơ chế tác dụng là do giảm hoạt độ của neuropeptide Y và tăng mức độ lưu hành của leptin [78, 79], tương tự như capsaicin do tác động đến UCP-1 là một protein trong ty thể của các mô mỡ nâu, có tác dụng đốt cháy năng lượng (tức là đốt mỡ trắng), dẫn đến giảm trọng lượng hay giảm lượng mỡ trong cơ thể [80, 81].
+ Tác dụng chống bệnh tiểu đường
Bak và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng tiểu đường của evodiamine (10); evodiamine phối hợp với thuốc rosiglitazone; một loại thuốc trị bệnh tiểu đường nhưng tác dụng phụ như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tạo mỡ trong cơ thể,
tăng cân và nhiễm độc gan. Khi sử dụng phối hợp, evodiamine giảm các tác dụng phụ của rosiglitazone mà không làm ảnh hưởng tới tác dụng chính của thuốc. Tuy nhiên, hợp chất 10 cũng có tác dụng giảm lượng đường và nồng độ insulin huyết tương và có tác dụng cải thiện sức đề kháng insulin tương đương với thuốc rosiglitazone [82]. Hydroxyevodiamine (12) được phân lập từ T. ruticarpum có khả năng ức chế hoạt tính enzyme aldose reductase [83].
Hợp chất skimmin (89) cũng được chứng minh giảm đáng kể hàm lượng ure máu, làm tăng bài tiết albumin niệu và creatinine huyết thanh trên chuột. Điều trị bằng skimmin (89) có thể cải thiện đáng kể chức năng thận và ngăn chặn sự lắng đọng IgG cũng như sự phát triển của tổn thương thận trên chuột thực nghiệm viêm cầu thận màng [84, 85].
Umbelliferone (92) và glibenclamid làm giảm hàm lượng insulin và đường huyết trên chuột thực nghiệm mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, umbelliferone (92) có tác dụng bảo vệ thành phần màng tế bào acid béo của gan và thận và có tác dụng hỗ trợ chống oxi hóa và chống tăng lipid huyết [86].
+ Tác dụng kháng vi sinh vật
Trong nghiên cứu sàng lọc 300 mẫu chiết xuất từ thảo dược, Zheng và cộng sự đã phát hiện dịch chiết của loài T. ruticarpum được xếp loại thứ tám trên mười mẫu thể hiện hiệu quả tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt viêm gan B [87].
Ngoài ra, các hợp chất quinolone alkaloid 10, 29, 31, 33, 41 và 42 phân lập từ loài T. ruticarpum được phát hiện có khả năng ức chế quá trình hô hấp và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh dạ dày [88, 89, 90]. Cũng từ dịch chiết của loài này, Thuille và cộng sự tìm thấy khả năng diệt tụ cầu khuẩn gram dương, Pseudomonas aeruginosa và Candida albicans [91].
Năm hợp chất quinolone alkaloid: 29, 37, 39, 41, 42 từ loài T. ruticarpum có hoạt tính kháng lao, trên cả ba chủng lao thử nghiệm là: Mycobacterium fortuitum, Mycobacterium smegmatis và Mycobacterium phlei. Hợp chất evocarpine (39) có hoạt tớnh mạnh nhất với giỏ trị MIC là 2 àg/mL trờn cả ba chủng lao. Trờn chủng lao M. fortuitum, hoạt tính của evocarpine mạnh gấp tám lần so với ethambutol và
tương đương với isoniazid. Trên chủng lao M. smegmatis, hợp chất 39 có hoạt tính lớn gấp hai lần so với isoniazid, nhưng tác dụng kém ethambutol hai lần [92, 93].
+ Tác dụng đối với hệ tiêu hóa
Dịch chiết của T. ruticarpum có tác dụng ức chế sự co thắt đường ruột và điều trị bệnh tiêu chảy gây ra do dầu thầu dầu trên chuột thực nghiệm [94] và bảo vệ các tổn thương trong dạ dày chuột do ethanol gây ra [95, 96].
Evodiamine (10) ức chế quá trình co bóp thắt trong hệ tiêu hóa ở chuột thực nghiệm theo cơ chế liên quan đến sự phóng thích cholecystokinin và kích hoạt thụ thể cholecystokinin 1 [97]. Tác dụng chống nôn của dịch chiết ethanol của thang thuốc Wuzhuyu là do ức chế 5-HT và thụ thể histamin [98].
Khi điều trị bằng skimmianine (20) đã làm giảm số cơn đau trên chuộc thực nghiệm bị gây đau quặn bằng acetic acid so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, skimmianine (20) là tác nhân ức chế sự vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa [99].
+ Chống dị ứng
Umbelliferone (92) được phát hiện đã làm giảm đáng kể bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản và làm giảm lượng chất nhầy tiết ra từ chuột thực nghiệm bị viêm phổi [100].
+ Hoạt tính kháng HIV
Alkaloid, decarine (1) đã thể hiện hoạt tính kháng HIV trên các tế bào H9 (IC50: 22,6 àg/mL, EC50 <0,1 àg/mL). Nghiờn cứu về mối liện giữa cấu trỳc-hoạt tính đã chỉ ra nhóm thế 8-OH của decarine có vai trò quan trọng trong việc xuất hiện hoạt tính kháng HIV.
Ngoài ra một số hợp chất khác như skimmianine (20) và isopimpinellin (59) cũng cú hoạt tớnh này với giỏ trị EC50 lần lượt là 7,41 và 0,67 àg/mL [101].
+ Tác dụng chống say rượu
Dịch chiết từ quả của loài T. ruticarpum có tác dụng giảm nồng độ cồn trong máu do tác dụng đến các enzyme alcohol dehydrogenase (ADH), aldehyde dehydrogenase (ALDH), Cu–Zn superoxide dismutase (Cu–Zn SOD), glutathione peroxidase type 5 (GPX5) và catalase (CAT). Tác dụng chống say rượu của T.
ruticarpum có tác dụng tương tự thuốc chống say khác đã được thương mại trên thị trường [102].
+ Tác dụng co tử cung
King và cộng sự đã thử nghiệm và chứng minh được hai alkaloid phân lập từ dịch chiết của quả của loài T. ruticarpum là: rutaecarpine (7) và dehydroevodiamine (14) có tác dụng gây co tử cung in vitro trên tử cung chuột cô lập. Sự có mặt của rutaecarpine (7) trong quả của T. ruticarpum là thành phần quan trọng trong các đơn thuốc y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị rối loạn sinh sản nữ [103, 104].
+ Tác dụng chống côn trùng
Một số limonoid và các dẫn xuất của limonin như limonin (72) và limonin diosphenol (62) có tác dụng kiểm soát côn trùng bọ cánh cứng Colorado (Leptinotarsa decemlineata) trên khoai tây và ấu trùng Spodoptera frugiperda [105]. Ngoài tác dụng kiểm soát côn trùng gây hại, các limonoid cũng được sử dụng trong kiểm soát ấu trùng của muỗi rất hiệu quả, điển hình như hợp chất calodendrolide (56) [106].
Trong bảy furanocoumarin từ trái cây sấy khô của loài T.daniellii có bốn hợp chất là: 94, 95, 96 và 99 thể hiện hoạt tính diệt hai loài ấu trùng bướm đêm Spodoptera littoralis và Heliothis virescens [7].
Kết luận:
Các hợp chất phân lập được từ chi Tetradium đã thể hiện nhiều hoạt tính đa dạng và hữu ích như: hoạt tính kháng ung thư (phổi, đại tràng, vòm họng và da và các tế bào ung thư vú và ung thư dạ dày...), tác dụng đối với hệ tim mạch, hệ thần kinh, tác dụng kháng viêm giảm đau, dưỡng da, trị bệnh tiểu đường, kháng HIV, giảm béo và tác dụng điều nhiệt ... Tuy nhiên, phần lớn các hợp chất thể hiện các hoạt tính và tác dụng này trong các loài của chi Tetradium phần lớn đều thuộc lớp chất alkaloid như: decarine (1), rutaecarpine (7), evodiamine (10), dehydro- evodiamine (15) và một số hợp chất quinolone alkaloid...; hoặc lớp chất limonoid như: limonin (68), skimmin (84), umbelliferone (87)...