Giới thiệu về cây dấu dầu lá nhẵn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY DẤU DẦU LÁ NHẴN (Tetradium glabrifolium (Benth.) Hartl.) (Trang 41 - 44)

Tên khoa học: Tetradium glabrifolium (Benth.) Hartl.).

Tên đồng nghĩa: Ampacus meliaefolia (Hance ex Walp.) Kuntze; Boymia glabrifolia Champion ex Bentham; Evodia ailanthifolia Pierre; Evodia fargesii Dode; Evodia glabrifolia (Champ. ex Benth.) C. C. Huang; Evodia glauca Miq.;

Evodia meliaefolia (Hance ex Walp.) Benth.; Evodia poilanei Guillaumin; Evodia yunnanensis C. C. Huang; Euodia taiwanensis T. Yamaz.; Megabotrya meliaefolia Hance ex Walp.; Tetradium glabrifolium var. glaucum (Miq.) T.;

Tên Việt Nam: Dấu dầu lá nhẵn Chi: Tetradium

Họ: Cam quýt (Rutaceae)

Đặc điểm mô tả: Là cây đại mộc, có thể cao đến 20 mét, vỏ ít nứt, cành non có lông. Cành lá dài 14-38 cm có từ 5-19 lá phụ. Lá bản rộng, hình trứng hoặc hình lưỡi mác, đáy bất đối xứng, bìa nguyên, không lông, gân phụ, kích thước lá 1,7-6 × 4-15cm, cuống phụ 3-5mm; cuống có lông. Hoa nở thành chùm, kích thước từ 9-19cm. Mỗi bông hoa có bốn hoặc 5 cánh, dày khoảng 0,5 mm. Cánh hoa mầu xanh lá cây, vàng hoặc trắng, khi khô chuyển sang mầu trắng đục đến mầu nâu. Quả có ba nang, chứa lớp thịt xốp bao bên ngoài một lớp vỏ mỏng khi chín có mầu đen bóng, trong quả mỗi nang có 1 hạt tròn, mầu đen, kích thước từ 2,5 – 4 mm. Hoa nở từ tháng 6 đến tháng 9. Quả xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 [107].

Phân bố: Vùng Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Đông bắc Ấn Độ, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia, Malaysia, Myanma và Thái Lan, Lào, Campuchia) [107].

1.2.2. Công dụng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền, cây dấu dầu lá nhẵn được sử dụng nhiều làm thuốc trị tổn thương do ngã, gãy xương, thấp khớp. Thân và lá cây dùng để trị viêm thận, phù thũng, dùng ngoài chữa chấn thương, ngứa, eczema. Lá cây còn được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ hoặc nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chưng với giấm hay làm nóng đắp sưng vú. Quả và vỏ được dùng sắc uống để lợi tiểu hoặc đại tiểu tiện, chữa kiết lị, táo bón và thấp khớp [108].

Ở Trung Quốc, lá cây dấu dầu lá nhẵn còn được dùng để chữa trị các bệnh lở loét tứ chi mãn tính và bệnh đau dạ dày [109].

1.2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu hóa học đầu tiên về cây dấu dầu lá nhẵn được công bố năm 1987 do nhóm nghiên cứu của Kwok tại khoa Dược trường đại học Strathclyde, Scotland.

Công trình đã công bố cấu trúc sáu hợp chất từ thân, vỏ và rễ cây dấu dầu lá nhẵn, đó là các hợp chất: 1-hydroxyrutaecarpine (8), arnottianamide (16), isolimonexic acid (64), rutaevine (67), limonin (72) và rutaevinexic acid (77) [110].

Năm 1995, nhóm của Wu (ĐH Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan) đã nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây dấu dầu lá nhẵn và phân lập được 29 hợp chất, bao gồm:

ba alkaloid, rutaecarpine (7), methyl-β-carboline-1-carboxylate (21), strychnocarpine (22); năm triterpenoid, squalene (54), β-amyrin acetate (57), taraxerone (59), epi- taraxerol (60) và taraxerol (61); năm flavonoid, liquiritin (80), kaempferol-3-O- D-xylopyranoside (81), nicotitlorin (84), rutin (85) và juglanin (86); năm coumarin, skimmin (89), isofraxoside (90), fraxin (91), umbelliferone (92) và scopoletin (93);

bảy benzenoid là: p-hydroxy benzaldehyde (101), p-hydroxybenzoic acid (102), protocatechuic acid (103), gallic acid (110), methylgallate (111), β-glucogallin (114) và methylchlorogenate (120); hai tannin, corilagen (131) và ellagic acid (132);

một saccaride, myo-inositol (133) và một nucleoside, adenoside (135) [111].

Cũng trong năm 1995, nhóm của Wu đã tiếp tục công bố cấu trúc của bốn sáu hợp chất được phân lập từ lõi thân cây dấu dầu lá nhẵn, trong đó có 3 hợp chất mới là evomeliaefolin (53), evofolin A (115), evofolin B (116) và 43 hợp chất đã biết gồm:

decarine (1), norchelerythrine (2), bocconoline (3), 6-acetoneyl-5,6- dihydrochelerythrine (4), oxychelerythrine (5), rutaecarpine (7), hortiacine (9), arnottianamide (16), dictamnine (17), robustine (18), γ-fagarine (19), skimmianine (20), 4-methoxy-1-methyl-2-quinolone (52), atractylenolide III (55), lupeol (58), 12α- hydroxyevodol (65), evodol (66), rutaevine (67), graucin A (69), 6β-acetoxy-5- epilimonin (71), limonin (72), umbelliferone (92), p-hydroxy-benzaldehyde (101), p- hydroxybenzoic acid (102), methylparaben (104), methylsyringate (105),

syringaldehyde (106), vanillin (107), 3,4,5-trimethoxybenzylalcohol (108), methylvanillate (109), methyl-p-hydroxycinnamate (112), trans-4'-hydroxy-3'- methoxycinnamaldehyde (113), evofolin C (114), ω-hydroxypropioguaiacone (117), 2'-hydroxy-4'-methoxyacetophenone (118), β-sitosterol (121), sitosterylglucoside (122), hortiamide (126), cis-N-p-coumaroyltyramine (127), trans-N- coumaroyltyramine (128), cis-N-feruloyltyramine (129) trans-N-feruloyltyramine (130) và (-)-matariesinol (134) [109].

1.2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong tài liệu cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Đỗ Huy Bích và các cộng sự cây dấu dầu lá nhẵn ở Việt Nam được sử dụng như một vị thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa bệnh [108].

Kết luận:

Mặc dù cây dấu dầu lá nhẵn đã được sử dụng trong y học cổ truyền, nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về loài này. Việc nghiên cứu thành phần hóa học và các hoạt tính sinh học sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm thành phần hóa học cũng như các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc này trong dân gian và đặc thù loài tại Việt Nam để định hướng cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY DẤU DẦU LÁ NHẴN (Tetradium glabrifolium (Benth.) Hartl.) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)