2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2. Nghiên cư ́ u trong nước
Ở Việt Nam, phân vi sinh vâ ̣t cố đi ̣nh đa ̣m ở c ây ho ̣ đâ ̣u và phân vi sinh vâ ̣t phân lân đã được nghiên cứu từ năm 1960. Đến năm 1987, phân Nitragin trên nền đất mang than bùn mới được hoàn thiê ̣n . Đến năm 1991 đã có hơn 10 đơn vi ̣ trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vậ t. Các nhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vâ ̣t cố đi ̣nh đa ̣m và mô ̣t số vi sinh vâ ̣t phân giải lân.
Nhằm mu ̣c tiêu phát triển nông nghiê ̣p sinh thái bền vững và ứng du ̣ng CNSH và nông nghiê ̣p . Trong những năm gần đây , Viê ̣t Nam có khá nhiều nghiên cứu về Azotobacter và Azospirillum và các vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đa ̣m khác làm phân sinh ho ̣c.
Nguyễn Thi ̣ Phương Chi (1999) nghiên cứu bón thử nghiê ̣m chủng cố đi ̣nh N tự do Azotobacter và chủng phân giải phosphate Archomobacter, Pseudomonas aeruginosa. Kết quả cho thấy chế phẩm sinh ho ̣c làm tăng sinh trưởng chiều cao ma ̣ 7.47- 16.93% và năng suất lú a tăng từ 13.39- 55.85% [2].
Hồ Thị Kim Anh, Nguyễn Ngo ̣c Dũng (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng cố định N trong rễ lúa đến sinh trưởng của mầm lúa CR 203. Nhóm tác giả đã phân lâ ̣p được 78 chủng cộng sinh với rễ lúa . Các chủng này kích thích sự nảy mầm và rễ của lúa CR 203 [1].
Phạm Thị Ngọc Lan(1999) đã phân lâ ̣p đươ ̣c 37 chủng Azotobacter trên đất gò đồi vùng Thừa Thiên - Huế. Nhóm nghiên cứu cũng tuyển chọn được hai chủng có khả năng kháng sinh , tồn ta ̣i được ở pH kiềm (pH= 8). Kết quả thử n ghiê ̣m gây nhiễm cây giống keo tai tươ ̣ng trong vườn ươm đã làm tăng tỷ lê ̣ sống , sinh khối , chiều cao cây và hàm lượng N trong lá cũng cao hơn so với đối chứng [22].
Phạm Bích Hiên và Phạm Văn Toản (2003) đã nghiên cứu 10 chủng Azotobacter của Việt Nam và nhận thấy rằng ngoài khả năng cố định N chúng còn có khả năng sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng IAA . Nhiê ̣t đô ̣ thích hợp của các chủng này là 25- 300C, pH thích nghi rô ̣ng từ 5.5-8.0 [21].
Lâm Minh Tú , Trần Văn Tuân (2003) nghiên cứu sản xuất mô ̣t số phân bón đơn chủng , đa chủng cho cây trồng . Các chủng sử dụng trong nghiên cứu là Azotobacter bejerrinski, Azotobacter vinelandii, Bacillus polymyxa. Thử nghiê ̣m trên khoai tây làm tăng năng suất từ 100-300% so với đối chủng [34].
Phạm Văn Toản (2003) sử du ̣ng phân bón sinh ho ̣c giảm được 20% phân bón vô cơ N , P, K nhưng năng suất khoai tây vẫn tăng so với đối chứng 15-50%, cà chua tăng 12-34%, lạc tăng 30% và giảm đáng kể bê ̣nh héo xanh [33].
Lăng Ngo ̣c Dâ ̣u (2004) đã nghiên cứu khả năng ta ̣o IAA của vi khuẩn Azospirillium lipoferum, tiến hành nuối cấy chủng vi khuẩn này trên môi trường NFB có bổi sung Trytophan , theo dõi ta ̣i những thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy ta ̣i thời điểm 10 ngày sau khi cấy ủ khả năng tạo IAA cao nhất [3].
Nguyễn Thanh Đào (2005), Khảo sát một số đặc tính Azospirillum sp. và ảnh hưởng của chúng trên vài dạng cây trồng ngắn ngày, đã chọn được 2 chủng vi khuẩn Azospirillum có khả năng cố định đạm và sinh IAA tốt (A2 và A3), thử nghiệm sản xuất phân vi sinh trên cây lúa kết quả là phát triển chiều cao, tăng sự phân nhánh, số bông không tăng nhưng số lượng và trọng lượng hạt chắc tăng, đồng thời số hạt lép giảm, năng suất láu tăng [13].
Nguyễn Hữu Hiê ̣p, Renato (2007) đã phân lâ ̣p các dòng vi khuẩn nô ̣i sinh để
sản xuất phân vi sinh ở quy mô phòng thí nghiệm cho cây mí a trồng ta ̣i tỉnh Sóc Trăng [19].
Cao Ngọc Điê ̣p , Nguyễn Văn Mít (2007) cũng nghiên cứu hiệu quả phân vi khuẩn Gliconacetorbacter diazotrophycus và vi khuẩn Pseudomonas stusderi trên năng suất và trữ lượng đường trên cây mía ( Saccharum officinarumL) trồng trên đất phù sa tỉnh Hậu Giang [16].
Lê Quang Dũng (2011) Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định Nitơ tự do Azotobacter sp. trên một số loại đất ở Đăk Lăk, tuyển chọn được 4 chủng Azotobacter có ảnh hưởng tốt làm gia tăng năng suất của rau cải ngọt từ 30- 60% so với đối chứng [12].
Ngô Thanh Phong, Cao Ngọc Diê ̣p (2011) đã nghiên cứu xác đi ̣nh mức đô ̣ cố
đi ̣nh đa ̣m sinh ho ̣c của Burkholderia sp. KGI và Pseudimonas sp. BT1 trên cây lú a cao sản OM2517 trồng ngoài đồng. Kết quả 2 chủng này có thể thay thế 25- 50% N cho năng suất cao hơn đối chủng khi bón 100% N mà không nhiễm vi khuẩn [16].
Nguyễn Anh Dũng và cô ̣ng sự (2012) đã phân và xác đi ̣nh mức đô ̣ cố đi ̣nh đa ̣m sinh ho ̣c của Azospirillum trên cây ngô trong bầu đất tại Đăk Nông . Kết quả
chủng này có t hể thay thế 25- 50% N cho năng suất cao hơn đối chủng khi bón 100% N mà không nhiễm vi khuẩn [4].
Trần Thanh Phong (2012) cũng nghiên cứu đánh giá khả năng cố định đạm của vi khuẩn nội sinh đến năng suất và chất lượng của trái k hóm trồng tại huyệ n Tân Phước, tỉnh Tiền Giang [27].
Ngô Thanh Phong và Cao Ngọc Điệp (2012) Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm Pseudimonas sp từ đất vùng rễ cây lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và đánh giá hiệu quả trên giống lúa OM2517 đã phân lập và thử nghiệm được dongfvi khuẩn P.tutzeri PS4 và B.vietnamiensis BV3 đều có khả năng cố định đạm cao cung cấp 50% đạm sinh học cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa [28].
PHẦN 3