Môi trường nuôi cấy ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng [6]. Trong quá trình nhân nuôi các chủng vi khuẩn, môi trường thích hợp không những tạo ra một lượng sinh khối lớn mà còn tiết kiệm được thời gian nuôi cấy. Do đó lựa chọn được tối ưu môi trường nuôi cấy là việc làm cần thiết trong quá trình nhân nuôi. Để biết ảnh hưởng của môi trường đến sự sinh trưởng, phát triển của chủng ĐT1 em tiến hành nuôi chủng này trên 4 môi trường khác nhau là Burk’, Ashby, Dobereiner và môi trường BMS ở nhiệt độ phòng. Sau 48h tiến hành đo OD660nm để xác định mật độ tế bào và kết quả được ghi nhận tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến mật độ tế bào của chủng ĐT1 sau 0h và 48h nuôi cấy
Môi trường Burk’ Ashby Dobereiner BMS CV%-LSD05
OD660nm 0h 0,0076b 0,0066c 0,0090a 0,0093a 6,1 - 0,0009
48h 0,353c 0,214d 0,362b 0,432a 0,8 – 0,0048 (Với giá trị LSD05 =0,0048 thì các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.)
Từ bảng 4.10, có thể thấy sau thời gian 48h mật độ tế bào của chủng ĐT1 ở 3 loại môi trường có sự khác nhau cụ thể: trên môi trường BMS mật độ tế bào của chủng gấp 1,2 - 1,3 lần khi nuôi cấy trên môi trường Burk’, gấp 2 – 2,2 lần khi nuôi cấy trên môi trường Ashby và gấp 1,2 – 1,3 lần khi nuôi cấy trên môi trường Dobereiner. Điều này có thể lý giải do môi trường BMS, Dobereiner và môi trường Burk’ có nguồn dinh dưỡng cao và đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của chủng ĐT1 hơn môi trường Ashby.
Như vậy qua khảo sát trên em rút ra kết luận: chủng ĐT1 đều có thể phát triển được trên 4 loại môi trường trên. Đối với từng loại môi trường khác nhau thì chủng ĐT1 có mức độ tăng trưởng cũng khác nhau. Tuy nhiên chúng phát triển tốt nhất trên môi trường đã có sẵn nguồn đạm.
Môi trường BMS (nước chiết khoai tây) là môi trường thuận lợi nhất cho sự tăng trưởng của chủng ĐT1.
Hình 4.9. Biểu đồ ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến chủng ĐT1
4.5.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh khố của chủng ĐT1
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến mật độ tế bào của chủng ĐT1 chúng em tiến hành nuôi cấy chủng này ở nhiệt độ phòng, trên môi trường BMS lỏng đã chọn ở trên, pH được điều chỉnh đến 6,8 – 7 sau đó tiến hành đo OD660nm ở các mức thời gian khác nhau 24h, 48h, 72h, 96h để xác định mật độ tế bào. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10 sau đây:
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh khối của chủng ĐT1
Thời gian (h) 24 48 72 96
OD660nm 0,294 0,415 0,836 0,694
Từ bảng 4.11, ta thấy mật độ tế bào của chủng ĐT1 đạt cực đại 0,836 sau 72h.
Vậy thời gian thuận lợi nhất cho chủng ĐT1 phát triển là 48 – 72h.
Hình 4.10 Đồ thị ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh khối của chủng ĐT1
4.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH ban đầu đến sinh trưởng của chủng vi khuẩn ĐT1
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của chủng ĐT1 bằng cách nuôi cấy chủng này trên môi trường BMS lỏng, pH lần lượt là 4,8; 5,8;,6,3;
6,8; 7,8. Nuôi cấy ở nhiệt độ phòng, trên máy lắc xoay vòng 150 vòng/phút. Sau 72h tiến hành đo OD660nm để xác định sinh khối tế bào. Kết quả được ghi nhận ở bảng 4.13
Bảng 4.12.ảnh hưởng của pH ban đầu đến sinh trưởng của chủng ĐT1
pH 4,8 5,8 6,3 6,8 7,8
OD660nm 0,013 0,167 0,474 0,801 0,600 Dựa vào bảng 4.12 ta thấy có sự khác nhau về giá trị mật độ tế bào của
chủng ĐT1 ở các mức pH khác nhau, cụ thể: chủng này sinh trưởng kém nhất trên môi trường có pH = 4,8 khi tăng pH lên 5,8 thì chủng vi khuẩn ĐT1 bắt đầu tăng trưởng và giảm dần ở môi trường có pH = 7,8. Môi trường có pH tối ưu cho chủng ĐT1 phát triển là môi trường có pH = 6,8 với mật độ quang là 0,801.
Vậy ta có thể kết luận chủng vi khuẩn ĐT1 có thể phát triển tốt nhất ở pH = 6,8.
Hình 4.11 Biểu đồ ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của chủng vi khuẩn ĐT1