3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng: Các loại hình và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: UBND xã Bình Yên
- Thời gian: từ ngày 20/01/2016 đến ngày 13/05/2016 3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.4.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Hiệu quả về kinh tế - Hiệu quả về xã hội - Hiệu quả về môi trường
- Đánh giá và lựa chọn LUT cho đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả 3.4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất bền vững
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Yên từ các phòng ban chuyên môn của UBND xã Bình Yên.
3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) thông qua việc quan sát thực tế và điều tra phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin về:
+ Các loại hình sử dụng đất
+ Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Xã Bình Yên có 2 tiểu vùng sinh thái là tiểu vùng đồi dốc cao, và tiểu vùng đồi thoải. Chọn các hộ điều tra phỏng vấn đại diện cho các vùng theo phương pháp ngẫu nhiên. Các hộ điều tra phỏng vấn là các hộ trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp có diện tích các cây trồng phổ biến và người phỏng vấn là những người trong độ tuổi lao động. Mỗi tiểu vùng tiến hành điều tra 30 hộ, tổng số hộ điều tra của các vùng là 60 hộ.
3.5.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.5.3.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm.
- Chi phí sản xuất (Csx): Csx = tiền giống + tiền phân + tiền thuốc BVTV+…
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó:
+ N: Là thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm + Csx: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm.
- Hiệu quả đồng vốn (H): H = T/Csx
- Giá trị ngày công lao động: Hlđ = N/số ngày công lao động/ha/năm 3.5.3.2. Hiệu quả xã hội
- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động 3.5.3.3. Hiệu quả môi trường
- Hệ số sử dụng đất + Cao (***) 3 vụ/năm + Trung bình (**) 2 vụ/năm + Thấp (*) 1 vụ/năm
- Tỷ lệ che phủ
+ Cao (***) thời gian che phủ từ 9 - 10 tháng trong năm + Trung bình (**) thời gian che phủ từ 6 - 8 tháng trong năm + Thấp (*) thời gian che phủ 3 tháng trong năm
- Hệ số sử dụng thuốc BVTV + Cao (***) trên 4 lần/vụ + Trung bình (**) 2 - 3 lần/vụ + Thấp (*) 1 lần/vụ
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất
3.5.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, các chủ hộ sản xuất.
3.5.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
Số liệu được nhập, kiểm tra và xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excel.
3.5.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân.
- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
PHẦN 4