Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Bình Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã bình yên huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Bình Yên

Xã Bình Yên là một xã có hệ thống cây trồng tương đối phong phú, đa dạng về nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau, hệ thống cây trồng này được bố trí thích hợp trên từng vùng đất và từng mùa vụ. Toàn xã có 6 loại hình sử dụng đất với 11 kiểu sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất được thu nhập trên cơ sở những số liệu của xã, kết quả điều tra trực tiếp phỏng vấn nông hộ và được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.8: Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Bình Yên

LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất

1. Cây hàng năm

2 Lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa Lúa- màu 2. Ngô xuân - lúa mùa

3. Đậu tương - lúa mùa

1 lúa - 2 màu 4. Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông 5. Lạc - lúa mùa - ngô đông

6. Đậu tương - lúa mùa - khoai lang 2 lúa - 1 màu 7. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông Chuyên màu và cây

CN hàng năm

8. Sắn

9. Ngô xuân - đậu tương - ngô đông 10. Lạc - ngô đông - khoai lang 2. Cây lâu năm Cây lâu năm 11. Chè

(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)

4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất

Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT.

* LUT 1: Chuyên lúa

Loại hình này được bố trí ở các vùng đất có địa hình bằng, vàn thấp hoặc trũng ở các thung lũng, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bán chủ động.Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, tầng đất dày mỏng khác nhau.

Đây là LUT mang tính chất truyền thống của địa phương và tồn tại từ rất nhiều năm. Kiểu sử dụng đất là: LX - LM.

+ Lúa xuân: làm trong mùa khô, được gieo cấy vào đầu tháng 2 tới giữa tháng 2 và thu hoạch vào đầu tháng 5 đến giữa tháng 5. LX đầu mùa làm thì khô, vì vậy phải có nước tuới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Đối với LX thời gian này ta thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày. Trồng phổ biến các giống Syn 6, VL20, Nhị ưu 838, HT1, HT6, Bắc thơm số 7, ĐS1, Khang dân đột biến, Khang dân 18, N97, Nếp 98.

+ Lúa mùa: Bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, ngay sau khi thu hoạch vụ LX xong. LM thường kết thúc vào trung tuần tháng 9 hàng năm, thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày. Trồng phổ biến các giống: Lúa Bio 404, Nhị ưu 838, Nam ưu 603, HT 9, VS1, TBR 36, TBR 45, Bao thai, N97, nếp Cái hoa vàng, nếp Vải.

LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn (lớn nhất là cánh đồng thuộc thôn Thẩm Rộc) với diện tích rộng hàng trăm ha nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất ổn định, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.

* LUT 2: Lúa- màu

Có các kiểu sử dụng đất chủ yếu: Ngô xuân - lúa mùa và đậu tương - lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân canh cây trồng màu như: Lạc, ngô, đậu tương, khoai lang. LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới. Năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao.

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho đất chủ yếu là phân hóa học phân chuồng và phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp.

* LUT 3: 1 Lúa- 2 màu

Có 3 công thức luân canh là Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông, lạc - lúa mùa - ngô đông, đậu tương - lúa mùa - khoai lang.

Cây trồng chính là lúa cấy vào vụ mùa, các loại cây trồng màu được luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở những nơi có địa hình đồi núi dốc, chờ nước mưa để cấy lúa, thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Vụ mùa thường trồng các giống lúa ngắn ngày, có khả năng chịu hạn như khang dân 18NC, Khang dân đột biến, Nhị ưu 838.

LUT 4: 2 Lúa - 1 màu

Công thức luân canh: Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông

Loại hình sử dụng đất này được trồng chủ yếu ở nơi có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu tốt, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát. Tập trung chủ yếu ở các xóm như Thẩm Vậy, Nạ Riệng, Đỏn Thỏi.

- Vụ xuân: trồng các giống lúa ngắn ngày có chất lượng cao cây sinh trưởng phát triển tốt kháng sâu bệnh hại như Khang dân, Q ưu số 1, Hương thơm, Nhị ưu 63... thời gian sinh trưởng từ 130 - 140 ngày

- Vụ mùa: sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển dài ngày như: BC15, Nếp 97, Bao thai… Để đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh hại cuối vụ, tạo quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm.

- Vụ đông: chủ yếu thường trồng các loại ngô, khoai, đậu tương, lạc.

* LUT 5: Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây CN hàng năm

Có các kiểu sử dụng đất như: Sắn, ngô xuân - đậu tương - ngô đông, lạc - ngô đông - khoai lang. Loại hình sử dụng đất này được áp dụng chủ yếu ở thôn Khang Hạ, Nạ Mộc, Đoàn Kết. Được canh tác trên chân đất có độ dốc thấp, địa hình vàn cao hoặc bằng.

- Cây đậu tương và cây sắn thường được người dân trồng chủ yếu ở đất ruộng không chủ động nguồn nước, với diện tích nhỏ lẻ, rải rác, không tập trung.

- Cây ngô và cây lạc thường được trồng tại vùng đất dưới chân đồi chân núi. Cây ngô và sắn được trồng nhằm bổ sung thêm lương thực cho chăn nuôi.

* LUT 6: Loại hình sử dụng đất trồng chè

Cây chè: Chè thường được trồng trên các quả đồi, với diện tích lớn.

Diện tích đất trồng chè của xã ngày càng được mở rộng và nâng cao diện tích đất trồng, chất lượng chè ngày càng được cải thiện, sản lượng chè ngày càng được tăng. Cùng với các biện pháp kĩ thuật chăm sóc tốt nên năng suất chè không ngừng tăng lên. Các giống chè được trồng phổ biến mang lại năng suất cao, chất lượng tốt như: LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã bình yên huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)