Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Bình Yên- huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã bình yên huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Bình Yên- huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên

Qua quá trình điều tra thực địa và điều tra nông hộ, em thấy sản xuất nông nghiệp của xã Bình Yên còn gặp nhiều khó khăn và chưa có tính chuyên nghiệp nên năng suất, chất lượng của một số LUT chưa cao, vì vậy em đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai như sau:

4.5.1. Giải pháp chung

* Giải pháp tổ chức chỉ đạo: Huy động tất cả các ban ngành cùng vào cuộc chỉ đạo sớm, quyết liệt và hiệu quả, thông tin tuyên truyền đặc biệt tăng cường cán bộ kỹ thuật cho cơ sở, sự vào cuộc của cán bộ cơ sở luôn tạo thế chủ động trong chỉ đạo sản xuất.

* Giải pháp về kỹ thuật

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì cho đất

+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh,cây trồng che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khỏe, sâu để khai thác dinh dưỡng hoặc trồng cây họ đậu cố định đạm. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất. Đối với địa hình dốc cần áp dụng biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc.

+ Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu)

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp.

- Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau thu hoạch. Nhiều loại nông sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm.

- Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng lúc, đúng kỹ thuật), sử dụng phân bón cân đối, hợp lý.

* Giải pháp về chính sách

- Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai nâng cao trình độ dân trí của người dân trong sử dụng đất.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cụ thể đến trực tiếp các hộ cần và thiếu vốn sản xuất trong việc tiếp cận vay vốn có lãi suất thấp kì, hạn hợp lý.

Ưu tiên phân bổ cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất.

- Tăng cường công tác khuyến nông áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây trồng cho người dân, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây trồng thông qua lớp tập huấn kỹ thuật.

* Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn nhằm thuận lợi cho việc giao thông cũng như trao đổi hàng hóa.

- Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương, thủy lợi, trạm bơm nước về các xứ đồng. Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã.

* Giải pháp về thị trường

- Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo thị trường để giúp người dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Thành lập các tổ thu mua tiêu thụ sản phẩm và xây dựng các điểm thu mua tập trung, tăng cường phát triển chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường.

* Giải pháp về giống

Lựa chọn giống có năng suất, chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và yêu cầu thị trường

4.5.2. Giải pháp cụ thế

4.5.2.1. LUT trồng cây hàng năm

- Đưa các giống lúa mới có năng suất cao, giống lúa ngắn ngày vào sản xuất, thay thế các giống cũ ở địa phương như: lúa Q, khang dân, lai 2 dòng…Các cây màu cần có hướng nghiên cứu đầu tư và đưa vào sản xuất đại trà theo mô hình thâm canh áp dụng các cây màu có năng xuất tốt đã được bà con tin tưởng và đưa vào gieo trồng như: ngô, lạc, đậu tương.

- Cần phải thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã có. Kết hợp đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương.

- Bố trí sử dụng công thức luân canh mới hợp lý với từng điều kiện tự nhiên của từng vùng.

- Tuyên truyền khuyến khích người dân ý thức sử dụng thuốc BVTV, thực hiện tốt khâu cơ giới hóa các khâu sản xuất.

- Xây dựng các mô hình để làm cơ sở khuyến cáo và nhân rộng ra sản xuất như mô hình cánh đồng 1 giống.

- Tăng cường công tác dự tính dự báo sâu, bệnh hại và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Tăng cường tuyên truyền người dân sử dụng thuốc sinh học đảm bảo an toàn trong phòng trừ dịch hại, ít độc với môi trường và sức khỏe con người

- Bố trí cây trồng đúng thời vụ nhằm đảm bảo gặp điều kiện thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao.

4.5.2.2. LUT trồng cây lâu năm

- Cần áp dụng các biện pháp mới trong sản xuất có chế độ chăm sóc và tạo tầng tán hợp lý để mang lại năng suất và chất lượng tốt.

- Đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất tạo vùng chè có thương hiệu nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản.

- Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học để nâng cao năng lực sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap cho người dân.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, duy trì các vườn ươm cây chè giống trên địa bàn đảm bảo đủ lượng giống phục vụ cho trồng mới và trồng thay thế.

- Tiếp tục duy trì, xây dựng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn Vietgap.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã bình yên huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)