PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Bình Yên
4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong xã.
Trên cơ sở các số liệu thống kê, các số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ thu thập được, đề tài tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: tổng thu nhập từ đất (giá trị sản xuất – GTSX), chi phí sản xuất (CPSX), thu nhập thuần, hiệu quả sử dụng vốn, công lao động, giá trị ngày công (GTNC) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính ( tính bình quân trên 1 ha )
Cây trồng GTSX (1000đ)
CPSX (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử dụng vốn(lần)
Công lao động ( công)
Giá trị ngày công (1000đ/
công) Lúa xuân 36.460,12 17.346,01 19.114,10 2,10 245,00 78,02
Lúa mùa 38.163,75 15.287,63 22.876,04 2,49 235,00 97,34 Ngô xuân 19.680,85 10.255,92 9.424,93 1,92 180,00 55,36 Ngô đông 18.877,55 10.127,12 8.750,43 1,86 180,00 48,61 Sắn 7.479,00 5.807,86 1.671,14 1,28 125,00 58,52 Khoai lang 24.930,00 10.840,94 14.089,05 2,29 165,00 85,38 Lạc 34.902,00 11.381,09 15.485,13 2,32 180,00 86,03 Đậu tương 20.827,50 9.234,07 11.593,43 2,20 155,00 74,79 Chè 34.348,00 15.805,62 18.542,38 2,17 260,00 71,32
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Từ số liệu bảng 4.9 cho thấy: Lúa mùa có hiệu quả kinh tế cao nhất và sắn có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Trong đó, lúa xuân có giá trị sản xuất 36.460,12 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 17.346,01 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 19.114,10 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn 2,10 lần/ha, công lao động là 245,00 công/ha, giá trị ngày công lao động là 78,02 nghìn đồng/công. Lúa mùa có giá trị sản xuất là 38.163,75 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 15.287,63 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 22.876,04 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng
vốn là 2,49 lần/ha, công lao động là 235,00 công/ha, giá trị ngày công là 97,34 nghìn đồng/công. Ngô xuân có giá trị sản xuất là 19.680,85 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 10.255,92 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần 9.424,93 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 1,92 lần/ha, công lao động 180 công/ha, giá trị ngày công là 52,36 nghìn đồng/công. Ngô đông có giá trị sản xuất là 18.877,55 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 10.127,12 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 8.750,43 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 1,86 lần/ha, công lao động là 180 công/ha, giá trị ngày công lao động là 48,61 nghìn đồng/công. Sắn có giá trị sản xuất là 7.479,00 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 5.807,86 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 1.671,14 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 1,28 lần/ha, công lao động là 125,00 lần/ha, giá trị ngày công lao động là 58,52 nghìn đồng/công. Khoai lang có giá trị sản xuất là 24.930,00 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 10.840,94 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 14.089,05 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 2,29 lần/ha, công lao động là 165,00 công/ha, giá trị ngày công lao động là 85,38 nghìn đồng/công. Lạc có giá trị sản xuất là 34.902,00 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 11.381,09 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 15.485,13 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 2,32 lần/ha, công lao động là 180,00 công/ha, giá trị ngày công là 86,03 nghìn đồng/công. Đậu tương có giá trị sản xuất là 20.827,50 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 9.234,07 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 11.593,43 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 2,20 lần/ha, công lao động là 155,00 công/ha, giá trị ngày công lao động là 74,79 nghìn đồng/công. Chè có giá trị sản xuất là 34.348,00 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 15.805,62 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 18.542,38 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 2,17 lần/ha, công lao động là 260 công/ha, giá trị ngày công lao động là 71,32 nghìn đồng/công.
4.4.1.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ( tính bình quân trên 1 ha)
LUT Kiểu
sử dụng đất
GTSX (1000đ)
CPSX (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử
dụng vốn (lần)
Công lao động (công)
Giá trị ngày công (1000đ/
công) 2 L Lúa xuân - Lúa
mùa 37.311,94 16.316,82 20.995,12 2,29 240,00 87,48 L-M
Ngô xuân - Lúa
mùa 28.922,30 12.771,78 16.150,52 2,26 207,50 77,83 Đậu tương - Lúa
mùa 29.495,63 12.260,85 17.234,78 2,40 195,00 88,38
1L- 2M
Ngô xuân - Lúa
mùa - Ngô đông 25.574,05 11.890,22 13.683,83 2,15 201,67 67,85 Lạc - Lúa mùa -
Ngô đông 30.647,77 12.265,28 18.382,49 2,49 220,33 83,43 Đậu tương - Lúa
mùa - Khoai lang 27.973,75 11.787,55 16.186,20 2,37 202,00 80,13 2L -
1M
Lúa xuân - lúa
mùa - ngô đông 31.167,14 14.253,59 16.913,55 2,19 220,00 76,87
CM
Sắn 7.497,00 5.807,86 1.671,14 1,28 125,00 58,52 Ngô xuân - Đậu
tương - Ngô đông 19.795,30 13.736,85 6.058,45 1,44 171,67 63,29 Lạc - Ngô đông-
Khoai lang 26.236,52 10.783,05 15.453,47 2,43 195,00 79,25 Cây
lâu năm
Chè 34.348,00 15.805,62 18.542,38 2,17 260,00 71,32 (Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.10 ta thấy:
* Loại hình sử dụng đất 2L (LX - LM)
Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác trên địa bàn xã. Loại hình sử dụng đất này đạt giá trị sản xuất là 37.311,94 nghìn đồng, tổng chi phí sản xuất là 16.316,82 nghìn đồng, tổng thu nhập thuần 20.995,12 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn đạt
2,29 lần, công lao động là 240 công, giá trị ngày công lao động 87,48 nghìn đồng/công lao động. Theo kết quả điều tra nông hộ và điều tra thực địa thì loại hình sử dụng đất này vẫn là loại hình sử dụng đất phổ biến và được người dân chấp nhận.
* Loại hình sử dụng đất 1 lúa - 1 màu
Công thức luân canh ngô xuân- lúa mùa, giá trị sản xuất 28.922,30 nghìn đồng, chi phí sản xuất là 12.771,78 nghìn đồng, thu nhập thuần là 16.150,52 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn là 2,26 lần, công lao động là 207,50, giá trị ngày công 77,83 nghìn đồng/công. Đậu tương - lúa mùa giá trị sản xuất 29.495,63 nghìn đồng, chi phí sản xuất là 12.260,85 nghìn đồng, thu nhập thuần là 17.234,78 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn là 2,40 lần, công lao động là 195,00, giá trị ngày công 88,38 nghìn đồng/công.
* Loại hình sử dụng đất 1 lúa - 2 màu
Có 3 kiểu sử dụng đất: ngô xuân - lúa mùa - ngô đông, lạc - lúa mùa - ngô đông, đậu tương - lúa mùa - khoai lang, trong đó công thức luân canh cho hiệu quả cao nhất là lạc - lúa mùa- ngô đông với giá trị sản xuất là 30.647,77, chi phí sản xuất là 12.265,28 nghìn đồng, thu nhập thuần 18.382,49 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 2,49 lần, công lao động là 220,33 công, giá trị ngày công lao động là 83,43 nghìn đồng/công. Khoai lang và đậu tương được trồng nhiều ở các thôn Thẩm Rộc, Thẩm Vậy, Đoàn Kết...ở đây cây trồng cho năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn các thôn khác năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém nên chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi.
* Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây CN hàng năm
Có các kiểu sử dụng như: Sắn, ngô xuân - đậu tương - ngô đông, lạc - ngô đông- khoai lang.
Kiểu sử dụng mang lại giá trị sản xuất cao nhất là lạc - ngô đông- khoai lang với giá trị sản xuất đạt 26.236,52 nghìn đồng, chi phí sản xuất 10.783,05
nghìn đồng, thu nhập thuần là 15.453,47 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn 2,43 lần công lao động là 195,00 nghìn đồng/công và giá trị ngày công lao động là 79,25 nghìn đồng/công.
Kiểu sử dụng mang lại giá tri sản xuất thấp nhất là chuyên sắn giá trị sản xuất đạt 7.479,0 nghìn đồng, chi phí sản xuất là 5.807,86 nghìn đồng, thu nhập thuần trên 1 ha là 1.671,14 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn là 1,28 lần, công lao động là 125,00 công, giá trị ngày công lao động là 58,52 nghìn đồng/công. Kiểu sử dụng này hiệu quả kinh tế thấp là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí đầu tư, thị trường không ổn định và nhu cầu sử dụng thấp.
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu
Đây là loại hình sử dụng đất được nhân rộng trên địa bàn xã bởi tính hiệu quả kinh tế mà loại hình này mang khá cao. LUT này có 1 kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa - ngô đông. Loại hình sử dụng đất này với tổng giá trị sản xuất đạt 31.167,14 nghìn đồng, tổng chi phí sản xuất là 14.253,59 nghìn đồng, tổng thu nhập thuần 16.913,55 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn là 2,19 lần, công lao động 220,00 công và giá trị ngày công lao động đạt 76,87 nghìn đồng/công lao động.
* Cây công nghiệp lâu năm (chè): LUT này cho hiệu quả kinh tế khá cao, giá trị sản xuất là 34.348,00 nghìn đồng, chi phí sản xuất là 15.805,62 nghìn đồng, thu nhập thuần là 18.542,38 nghìn đồng và hiệu quả sử dụng vốn là 2,17 lần, công lao động là 260,00 công, giá trị ngày công là 71,32 nghìn đồng.
4.4.1.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Ở Bình Yên, hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được phân cấp theo 5 cấp, giá trị cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.11: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Chỉ tiêu mức độ
GTSX (1000đ)
CPSX (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử dụng
vốn ( lần)
GTNC (1000đ/
công)
KC cấp 6.000 2.000 4.000 0,21 11
Rất cao (VH) >31.000 >14.000 >16.000 >2,28 >83 Cao (H) 25.000 -
31.000
12.000 - 14.000
12.000 -
16.000 2,07 - 2,28 78 - 83 Trung bình
(M)
19.000 - 25.000
10.000 - 12.000
8.000 -
12.000 1,86 - 2,07 73 - 78 Thấp (L) 13.000-
19.000
8.000 - 10.000
4.000 -
8.000 1,65 -1,86 68 - 73 Rất thấp (VL) <13.000 <8.000 <4.000 < 1,65 < 68
Qua bảng 4.11 ta thấy: Khoảng cách cấp của giá trị sản xuất là 6 triệu đồng, mức độ rất cao lớn hơn 31 triệu đồng, mức độ cao trong khoảng 25 triệu đồng đến 31 triệu đồng, mức độ trung bình trong khoảng 19 triệu đồng đến 25 triệu đồng, mức độ thấp trong khoảng 13 triệu đồng đến 19 triệu đồng, mức độ rất thấp nhỏ hơn 13 triệu đồng. Khoảng cách cấp của chi phí sản xuất là 2 triệu đồng, mức độ rất cao lớn hơn 14 triệu đồng, mức độ cao trong khoảng 12 triệu đồng đến 14 triệu đồng, mức độ trung bình trong khoảng 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng, mức độ thấp trong khoảng 8 triệu đồng đến10 triệu đồng, mức độ rất thấp nhỏ hơn 8 triệu đồng. Khoảng cách cấp của thu nhập thuần là 4 triệu đồng, mức độ rất cao lớn hơn 16 triệu đồng, mức độ cao trong khoảng 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng, mức độ trung bình trong khoảng 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng, mức độ thấp trong khoảng 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng, mức độ rất thấp nhỏ hơn 4 triệu đồng. Khoảng cách cấp của hiệu quả sử dụng vốn là 0,21 lần, mức độ rất cao lớn hơn 2,28 lần, mức độ cao trong khoảng 2,07 lần đến 2,28 lần, mức độ trung bình trong khoảng 1,86 lần đến 2,07 lần, mức độ thấp trong khoảng 1,65 lần đến 1,86 lần, mức độ rất thấp nhỏ hơn 1,65 lần. Khoảng cách cấp của giá trị ngày công lao động là 11 nghìn đồng, mức độ rất cao lớn hơn 83 nghìn đồng, mức độ
cao trong khoảng 78 nghìn đồng đến 83 nghìn đồng, mức độ trung bình trong khoảng 73 nghìn đồng đến 78 nghìn đồng, mức độ thấp trong khoảng 68 nghìn đồng đến 73 nghìn đồng, mức độ rất thấp nhỏ hơn 68 nghìn đồng.
4.4.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Dựa vào bảng phân cấp chỉ tiêu ở trên có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, các mức độ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
LUT Kiểu
sử dụng đất
GTSX (1000đ)
CPSX (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử dụng
vốn (lần)
Giá trị ngày công
(1000đ/
công)
Đánh giá chung
2 L Lúa xuân - Lúa
mùa VH VH VH VH VH VH
L-M
Ngô xuân -
Lúa mùa H H VH H M H
Đậu tương -
Lúa mùa H H VH VH VH VH
1L-2M
Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô
đông
H M H H L H
Lạc - Lúa mùa
- Ngô đông H H VH VH VH VH
Đậu tương - Lúa mùa - Khoai lang
H M VH VH H H
2L - 1M
Lúa xuân - lúa mùa - ngô
đông
H H VH H M H
CM
Sắn VL VL VL VL VL VL
Ngô xuân - Đậu tương -
Ngô đông
M H VL L VL M
Lạc - Ngô đông- Khoai
lang
H M H VH H H
Cây lâu
năm Chè VH VH VH H L VH
Qua số liệu bảng 4.12:
Đề tài đã đánh giá có 4 loại hình sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa, đậu tương - lúa mùa, lạc - lúa mùa - ngô đông và chè đạt mức rất cao trong xếp hạng; các loại hình đậu tương - lúa mùa - khoai lang, ngô xuân - lúa mùa, ngô xuân - lúa mùa - ngô đông, lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, lạc - ngô đông - khoai xếp mức cao, ngô xuân - đậu tương - ngô đông xếp mức trung bình và loại hình sắn xếp hạng rất thấp.