Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Na Dương được thành lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 12/01/1984. Thị trấn nằm ở phía Đông Nam của huyện Lộc Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 1.143,50 ha, cách trung tâm huyện Lộc Bình 10 km theo đường quốc lộ 4B, cách cửa khẩu Chi Ma 25 km và cách thành phố Lạng Sơn 32 km. Có vị trí giáp ranh:
- Phía Bắc giáp xã Sàn Viên và xã Đông Quan - Phía Nam và Đông Nam giáp xã Lợi Bác - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Đông Quan - Phía Đông giáp xã Sàn Viên
Thị trấn Na Dương có vị trí thuận lợi về trao đổi hàng hóa, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác tiềm năng đất đai, lực lượng lao động và các lợi thế khác giúp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Na Dương có địa hình tương đối phức tạp, bao gồm các đồi kề tiếp nhau, xen kẽ ở giữa là các thung lũng nhỏ, hẹp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400 m. Địa hình của thị trấn cao dần từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc. Sự phân hóa địa hình có 3 dạng chính: dạng địa hình đồi cao, dạng địa hình đồi thấp và dạng địa hình thung lũng xen kẽ giữa các dãy đồi (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Thị trấn Na Dương có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ bình quân cả năm 21,1oC, tháng nóng nhất 27,1oC (tháng 7) và tháng lạnh nhất 13,1oC (tháng 1).
- Lượng mưa bình quân hàng năm 1349 mm, phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm tới 76% tổng lượng mưa trong năm, lượng mưa tập trung thường gây rửa trôi, xói mòn đất vùng đồi núi kèm
theo lũ lụt gây sạt lở đất ven suối. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 24%, các tháng cuối mùa khô còn có lượng mưa phùn đã cải thiện đáng kể chế độ ẩm trong mùa này.
- Lượng nước bố hơi bình quân khoảng 800 – 1000 mm/năm, tuy nhiên diễn biến không đều. Mùa khô lạnh, lượng bốc hơi thường cao hơn lượng mưa (các tháng 12, tháng 1 lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa từ 2 đến 7 lần).
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 82% dao động từ 77% đến 86%
tùy thuộc vào lượng nước bốc hơi (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
* Thủy văn
- Suối Nà Cáy có chiều dài 2,3 km bắt nguồn từ đập hồ Nà Cáy chảy qua các thôn Nà Phải, Khu 3, Na Dương, bản Khòn Toòng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Hồ Nà Cáy với diện tích khoảng 48,2 ha, sức chứa 152.000 m3 nước, đáp ứng nhu cầu tưới cho 147 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra nước trong hồ còn được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, làm mát cho nhà máy nhiệt điện.
- Trên địa bàn thị trấn Na Dương còn có suối Thà Sít, suối Tồng Già, suối Pắc Hán, suối Khuổi Phục và các hồ ao nhỏ. Trong đó đáng chú ý nhất là mương Nà Cáy – Na Dương phố 1, mương Nà Cáy – Khòn Toòng dẫn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa mực nước các suối thường dâng cao tốc độ dòng chảy lớn dễ gây lụt, sạt lở ven suối. Vào mùa khô mực nước suối thấp gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất, đặc biệt ở các vùng cao (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
4.1.1.4. Nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn Thị trấn tính đến năm 2013, có diện tích 1.143,50 ha; bao gồm những loại đất sau:
Đất nông nghiệp có diện tích 732,26 ha; chiếm 64,04% tổng diện tích tự nhiên toàn Thị trấn.
Đất phi nông nghiệp có diện tích 402,74 ha; chiếm 35,22% tổng diện tích tự nhiên toàn Thị trấn.
Đất chưa sử dụng có diện tích 8,50 ha; chiếm 0,74% tổng diện tích tự nhiên toàn Thị trấn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
* Tài nguyên khoáng sản
Thị trấn Na Dương có mỏ than lộ thiên có trữ lượng khoảng 23 triệu tấn. Đặc tính của than Na Dương là loại than nâu chuyển tiếp than ngọn lửa dài. Vì vậy có thể gọi than Na Dương là than nâu hoặc than ngọn lửa dài.
Than Na Dương là than đặc chủng, ít thấy ở Việt Nam, với những đặc tính kỹ thuật có hàm lượng lưu huỳnh cao, dễ phong hóa, dễ bốc cháy khi đổ đống lớn và gặp mưa nhỏ khí sunphua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường.
Than Na Dương có hàm lượng tro cao, cấp hạt càng nhỏ độ tro càng cao. Tỷ lệ cám trong than nguyên khai tương đối lớn. Than và đất đá ở dạng kết hạch rất chặt chẽ, thuộc loại than rất khó tuyển. Vì thế Than Na Dương ít được dùng trong đun nấu, chỉ thích hợp dùng cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện với công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn.
Ngoài ra, thị trấn Na Dương còn có mỏ sét trắng có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp gạch (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
* Tài nguyên rừng
Những năm qua do đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình gắn liền với việc tăng cường quản lý, bảo vệ vốn rừng trên địa bàn nên diện tích đất rừng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005 diện tích đất rừng là 464,64 ha, sau 5 năm (năm 2010) diện tích đất rừng tăng thêm 14,52 ha, tỷ lệ che phủ đạt 40,63%. Rừng tự nhiên có trữ lượng không đáng kể, đất rừng chủ yếu là rừng trồng sản xuất với các loại cây chủ lực là rừng keo, thông, bạch đàn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
* Tài nguyên nước
Trên địa bàn thị trấn Na Dương có các nguồn nước mặt chính sau:
- Suối Nà Cáy có chiều dài 2,3 km bắt nguồn từ đập hồ Nà Cáy chảy qua các thôn Nà Phải, Khu 3, Na Dương, bản Khòn Toòng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Hồ Nà Cáy với diện tích khoảng 48,2 ha, sức chứa 152.000 m3 nước, đáp ứng nhu cầu tưới cho 147 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra nước trong hồ còn được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, làm mát cho nhà máy nhiệt điện.
- Ngoài ra thị trấn Na Dương còn có suối Thà Sít, suối Tồng Già, suối Pắc Hán, suối Khuổi Phục và các hồ ao nhỏ. Trong đó đáng chú ý nhất là mương Nà Cáy – Na Dương phố 1, mương Nà Cáy – Khòn Toòng dẫn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước trên địa bàn Thị trấn khá dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trong tương lai cần đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho người dân cần xây dựng trạm xử lý nước và nhà máy lọc nước cung cấp nước cho nhân dân (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).
* Tài nguyên nhân văn
- Thị trấn Na Dương – huyện Lộc Bình là vùng đất cổ thuộc vùng miền núi biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có lịch sử phát triển gắn liền với nền văn hóa dân tộc khác nhau như: Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Sán Chỉ…
trong đó dân tộc Nùng, Tày có số dân đông nhất.
- Các dân tộc ở thị trấn vốn có truyền thống văn hóa phong phú, hàng năm có nhiều lễ hội độc đáo mang nhiều bản sắc dân tộc (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình).