Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Na Dương
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai là thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hàng năm với đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Nhận thức rõ nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác thống kê đất đai năm 2013, sau khi nhận được công văn hướng dẫn của ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình, Thị trấn đã thực hiện thống kê đất đai năm 2013, lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Na Dương năm 2013 (tính đến ngày 01/01/2014). Thể hiện qua hình 4.1 và bảng 4.1:
0.74%
35.22%
64.04%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 4.1: Hiê ̣n trạng sử dụng đất của thị trấn Na Dương năm 2013 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Na Dương năm 2013
Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
(1) (2) (3) (4) (5)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1143.50 100
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 732.26 64.04
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp CHN 284.74 24.90
1.1.1 Đất cây trồng hàng năm CHN 223.30 19.53
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 150.62 13.17
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 72.68 6.36
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CNL 61.44 5.37
1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 435.26 38.06
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 435.26 38.06
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 12.26 1.07
1.3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt NTN 12.26 1.07
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 402.74 35.22
2.1 Đất ở OTC 80.52 7.04
2.1.1 Đất ở đô thị ODT 80.52 7.04
2.2 Đất chuyên dung CDG 241.97 21.16
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp CTS 5.34 0.47
2.2.2 Đất an ninh CAN 0.05 0
2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp CSK 42.53 3.72
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 194.05 16.97
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.10 0.01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.90 0.34
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 76.25 6.67
3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG CSD 8.50 0.74
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 8.50 0.74
(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương, 2013)
Qua bảng trên ta thấy: Thị trấn Na Dương với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.143,50 ha, trong đó có 732,26 ha đất nông nghiệp, 402,74 ha đất phi nông nghiệp và 8,50 ha đất chưa sử dụng.
* Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của thị trấn Na Dương tính đến ngày 01/01/2014 là 732,26 ha, chiếm 64,04% tổng diện tích tự nhiên, so với thời điểm thống kê năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 776,57 ha, do đó diện tích đất giảm 44,31 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 1,30 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 0,37 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 0,07 ha, diện tích đất lâm nghiệp giảm 42,57 ha.
* Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp tính đến thời điểm thống kê là 402,74 ha, so với thời điểm thống kê năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn là 358,43 ha thì diện tích tăng lên là 8,24 ha do chuyển từ đất nông nghiệp sang, diện tích đất có mục đích công cộng
tăng 44,31 ha do chuyển từ đất trồng lúa 1,30 ha, từ đất trồng cây hang năm khác 0,37 ha, đất trồng cây lâu năm 0,07 ha, đất lâm nghiệp 42,57 ha.
* Nhóm đất chưa sử dụng: Tính đến thời điểm thống kê diện tích đất này vẫn là 8,50 ha chiếm 0,74% tổng diện tích đất tự nhiên. (Ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương, 2013).
4.2.2. Thực trạng quản lý đất đai của thị trấn Na Dương
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Thị trấn đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính giữa Thị trấn và các xã giáp ranh. Các tuyến ranh giới đều được xác định, thống nhất rõ ràng và được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình. Hồ sơ được lập và lưu trữ, quản lý đúng theo quy định của pháp luật.
- Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã được ban hành: Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm do vậy UBND thị trấn thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, UBND thị trấn đã cử các cán bộ địa chính đi học các lớp tập huấn do huyện tổ chức, đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện luật đất đai, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
+ Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa cính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đang đuợc triển khai.
+ Việc đo đạc bản đồ địa chính mới đã được thực hiện trên địa bàn Thị trấn, tuy nhiên qua quá trình sử dụng đất biến động lớn chưa được chỉnh lý kịp thời nên ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về đất đai.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Xác địng rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua
việc lập quy hoạch sử dụng đất và kết hoạch sử dụng đất đã được triển khai và thực hiện: quy hoạch sử dụng đất thị trấn Na Dương thời kỳ 2002 – 2010; Quy hoạch chung xây dựng của thị trấn Na Dương đến năm 2020…
Việc công bố công khai quy hoạch, giám sát triển khai thực hiện quy hoạch đã được Thị trấn quan tâm thực hiện theo từng năm.
- Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Việc giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đông thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao. Đến nay toàn Thị trấn đã hoàn thành việc giao đất nông, lâm nghiệp cho các hộ nông dân theo Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được chặt chẽ.
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ: Trong những năm qua, công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được các cấp ngành địa phương và người dân quan tâm. Phối hợp chặt chẽ với sự chỉ đạo của Huyện, Tỉnh việc giao đất cho các đối tượng sử dụng đất đã cơ bản hoàn thành xong, tuy nhiên cấp GCNQSDĐ ở Thị trấn còn chậm. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh tốc độ cấp GCNQSDĐ tránh tình trạng vi phạm trong sử dụng đất, tạo điều kiện sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao hơn.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Dưới sự hướng dẫn của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình, UBND thị trấn đã thống kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm, báo cáo kết quả thống kê để phòng tổng hợp báo cáo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn theo quy định.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất: Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua UBND thị trấn đã và đang quản lý, giám sát việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn, được tổ chức thường xuyên nhằm quản lý quỹ đất của các đối tượng tránh tình trạng sử dụng sai mục đích và không hoàn thành nghĩa vụ của người sử dụng đất khi thực hiện các quyền của mình.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai: Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm về đất đai đã thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Điều này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, giảm sự vụ, mức độ, tính chất vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
- Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất: Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm… Tuy nhiên, khi giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt ở các khu vực có kinh tế phát triển. Do vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữ của các cấp thẩm quyền trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn việc vi phạm Luật Đất đai.
Trong những năm qua thị trấn đã làm tốt công tác tiếp dân và báo cáo chuyển hồ sơ khiếu nại, tố cáo về đất đai lên UBND huyện và phòng TN&MT để giải quyết kịp thời. Công tác tiếp dân luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng nội quy, quy chế tiếp dân và luật khiếu nại tố cáo.
- Công tác lưu trữ địa chính, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai: Công tác lưu trữ địa chính còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức, các loại tài liệu, bản đồ còn đang ở dạng giấy.
Phòng lưu trữ hồ sơ dữ liệu còn chưa có. Trang thiết bị lưu trữ chưa có, trang thiết bị công nghệ và phục vụ cho chuyên môn còn thiếu, chưa đạt được theo yêu cầu chung cho việc quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn.