Rừng tràm trên đất than bùn

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát triển bền vững rừng u minh thượng (Trang 33 - 65)

PHẦN I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

rừng tràm trên đất than bùn

Phân Viện trưởng phân viện ĐTQHR Nam bộ

I. MỞ ĐẦU

VQG U Minh Thượng được thành lập theo quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy vậy, tháng 3-4 năm 2002, VQG U Minh Thượng đã bị nạn cháy rừng làm thiệt hại nặng nề. Việc khơi phục HST rừng tràm trên đất than bùn ở Vườn đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN &PTNT rất quan tâm.

Ngày 23/4/2002 của Văn phịng Chính phủđã cĩ cơng văn số 73/TB-VPCP về việc thực hiện các biện pháp cấp bách để khơi phục VQG U Minh Thượng. Bộ NN &PTNT cũng cĩ các cơng văn số 1071/BNN-KL ngày 19/4/2002 và cơng văn số 4189/BNN-PTLN ngày 02/5/2002 giao nhiệm vụ cho Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II (thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng) phối hợp với tỉnh Kiên Giang và các cơ quan khoa học khác đề xuất các biện pháp khơi phục HST rừng tràm trên đất than bùn ở Vườn. Bài viết dưới đây trích giới thiệu tĩm tắt một số kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sởđể các đại biểu thảo luận các giải pháp bảo vệ và phát triển VQG U Minh Thượng.

II. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG 1. Vị trí, phạm vi, ranh giới

VQG U Minh Thượng nằm trên địa bàn hành chính của xã An Minh Bắc (huyện An Minh) và Minh Thuận (huyện Vĩnh Thuận).

1.1. Tọa độ địa lý:

Từ 9031’16” đến 9039’45” Vĩđộ Bắc. Từ 105003’6” đến 105007’59” Kinh độ Đơng.

1.2. Phạm vi ranh giới

VQG U Minh Thượng là phần trung tâm của vùng U Minh Thượng (Cịn gọi là Vùng lõi). Diện tích của Vườn theo Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ là 8.038 ha gồm các tiểu khu: 46A, 46B, 47, 48, 49,50, 58,59, 60.

2. Hiện trạng các phân khu và chức năng của các phân khu 2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Gồm các tiểu khu 46a, 46b, 47, 57, và 48, tổng diện tích là 3.551 ha. Đây là những vùng quan trọng của VQG với các chức năng chính là:

• Bảo vệ và tái tạo những cảnh quan tiêu biểu của HST rừng tràm và các sinh cảnh tự nhiên của vùng đồng bằng ngập lũ.

• Bảo tồn các quần xã thực vật, bảo vệ khu làm tổ, cư trú và nơi kiếm ăn của các lồi động vật hoang dã, đặc biệt là các lồi chim nước.

• Tạo nơi cư trú thích hợp cho các lồi thủy sản và cung cấp nguồn giống thủy sản tự nhiên cho những; Cung cấp địa bàn du lịch sinh thái giáo dục bảo vệ mơi trường.

2.2. Phân khu phục hồi HST tự nhiên

Gồm các tiểu khu 49, 50, 58, 59 và 60. Tổng diện tích các tiểu khu này là 4487 ha. Đây là vùng nằm trong đê bao than bùn cĩ phần quan trọng nhất của VQG đã bị cháy trong giai đoạn vừa qua, và cĩ hai vùng trũng nằm ngồi đê bao than bùn thuộc tiểu khu 58 và tiểu khu 60.

Chức năng và nhiệm vụ chính của vùng này hiện nay là: Phục hồi và tái tạo HST rừng trên đất than bùn đã bị cháy để dần dân phục hồi trạng thái tự nhiên của khu rừng.

2.3. Phân khu dịch vụ hành chính, và phục vụ du lịch

Phân khu hành chính dịch vụ 101 ha nằm tiếp giáp với đê bao trong cĩ ranh giới như sau: • Phía Bắc tiếp giáp khu đất dân cư và đê bao ngồi.

• Phía Nam giới hạn bởi đê bao trong vào vùng lõi. • Phía Tây giới hạn bởi kênh và đường nhựa rộng 3,5 m. • Phía Đơng giới hạn bởi kênh 3.

Trong phân khu này sẽ xây dựng các cơng trình phục vụ quản lý, điều hành, di tích lịch sử và các cơng trình phục vụ du lịch sinh thái và di tích lịch sử.

3. Một số giá trị của VQG U Minh Thượng 3.1. Than bùn và rừng tràm tự nhiên

Rừng tràm trên đất than bùn chỉ cịn những khoảnh nhỏ thuộc vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

Trong các HST rừng ngập nước của ĐBSCL thì chỉ cịn duy nhất hệ thực vật rừng ở U Minh Thượng cĩ những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh, đĩ là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn.

Một số lồi thực vật hiếm chỉ được tìm thấy trong rừng tràm trên than bùn ở U Minh Thượng là

Alstonia spathulata, Lemna tenera, Nepenthes mirabilis, Asplenium confusum, Licuala spinosa

Hydnophytum formicarum (CARE, 2004).

Hai lồi địa lan cũng được phát hiện ở U Minh Thượng bao gồm luân lan (Eulophia graminea) tìm thấy trên đất than bùn dưới tán rừng tràm và bàng long sâm (Spiranthes sinensis) tìm thấy ở một trảng trống. Đây là những lồi lan đầu tiên được tìm thấy ở rừng trên than bùn của vùng U Minh củaViệt Nam (CARE, 2004).

Các đầm lầy và các sinh cảnh thực vật trên các kênh đê nằm xen kẽ, rải rác trong VQG U Minh Thượng tạo nên những khu cư trú thích hợp cho các lồi động vật hoang dã.

3.2. Khu hệ động vật giàu tính quý hiếm

Theo CARE (2004), VQG U Minh Thượng cĩ 32 lồi thú, 201 lồi cơn trùng và bướm, 34 lồi bị sát và 7 lồi lưỡng cư. Những lồi lưỡng cư và bị sát điển hình ở U Minh Thượng gồm cĩ các lồi trăn mốc (Python molurus); rắn cạp nong (Bulgarus fasciatus), rắn hổ trâu (Ptias korros), rùa hộp ăm-boa (Cuora amboinesis), rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga).v.v. Rái cá được chọn là biểu tượng của VQG U Minh Thượng.

Các nhà khoa học đã nhận biết được 170 lồi chim thuộc 42 họ, chiếm 17,7% so với 828 lồi chim ghi nhận tại Việt Nam. Trong đĩ cĩ 8 lồi chiếm tỷ lệ 0,1% trở lên trên tổng số cá thể trên tồn cầu. Những lồi chim cĩ giá trị quan trọng trong bảo tồn gồm 12 lồi đã quan sát được ở các sinh cảnh khác nhau nhưđiên điển cổ rắn (Anhinga melano-gaster); giang sen (Mycteria leucocophala); già đẫy Java, già sĩi (Leptoptilos javanicus); quắm trắng đầu đen (Threskiornis melanocephalus); quắm đen (Plegadis falcinellus); đại bàng đen (Aquila clanga); cồng cộc, cốc đế (Phala crocorax niger); rồng rộc vàng (Ploceus hypoxanthus); diệc lửa (Ardea purpurea); chàng bè (Pelecanus philippensis); diều ăn cá (Ichthyophaga ichthyaetus); hạc cổ trắng, hạc khoang (Ciconia episcopus). Tháng 11 năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra lồi chim quý hiếm cĩ tên gọi già đẫy (Leptoptilos javanicus). Khu hệ cá ở U Minh Thượng cĩ 37 lồi thuộc 19 họ, trong đĩ cĩ 9 lồi cá kinh tế gồm: cá Rơ đồng (Anabas testudineus); thát lát (Notopterus notopterus); lĩc (Channa striata); dày (Channa lucius); lĩc bơng (Channa micropeltes), sặc rằn (Trichogastes pectoralis); sặc bướm (Trichopterus trichopterus); trê vàng (Clarias macrocephalus); trê trắng (Clarias batrachus). Họ cá chép Cyprinidae 9 lồi (24%); họ cá sặc Belontiidae 6 lồi (16%); họ cá lĩc Channidae 3 lồi (8%); họ cá lăng Bagridae, họ cá trê Clariidae và họ cá thát lát Notopteridae gồm 2 lồi (5%); các họ cịn lại chỉ cĩ 1 lồi chiếm 3%.

Trong các lồi cá trên, cĩ 4 lồi được xếp vào sách đỏĐộng vật Việt Nam gồm cá Trê trắng (Clarias

batrachus); cá Cịm (Chitala ornata), cá Lĩc (Channa striata) và cá Lĩc bơng (Channa micropeltes)

(Trần Thanh Tùng và cộng sự, 2002).

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÁY RỪNG ĐẾN VQG U MINH THƯỢNG

Thống kê sau cháy cho thấy, tổng diện tích bị thiệt hại là 3.212 ha, trong đĩ cĩ 2.807 ha ha rừng tràm trên đất than bùn và đất sét (Bảng 2.1)

Bng 2. 1. Diện tích các thảm thực vật rừng bị cháy năm 2002

TT Thảm thực vật Diện tích (ha)

1 Trên đất than bùn 2.300

1.1 Rừng tràm lớn trên lớp than bùn dày 1.138

1.2 Rừng tràm nhỏ trên lớp than bùn mỏng 1.162

2 Trên đất sét 912

2.1 Rừng tràm 403

2.2 Rừng tràm non trồng, hay tái sinh xen lẫn sậy hoặc năn 104

2.3 Thảm lau sậy 252

2.4 Đồng năn 109

2.5 Trảng trống với bèo phủ trên bề mặt 44

Diện tích đất than bùn hồn tồn bị mất là 194 ha chiếm khoảng 6,6% so với tổng diện tích đất than bùn của tồn Vườn. Sau khi cháy, diện tích lớp than bùn cịn lại là 2.707 ha, gồm đất than bùn chưa bị cháy là 601 ha, và than bùn bị cháy cịn sĩt lại là 2.106 ha (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Diện tích than bùn trước và sau khi cháy

TT Than bùn Diện tích (ha)

1. Tổng diện tích than bùn tồn VQG truớc khi cháy 2.901

1.1 Rừng tràm lớn trên lớp than bùn dày 1.195

1.2 Rừng tràm nhỏ trên lớp than bùn mỏng 1.706 2. Rừng tràm trên đất than bùn khơng bị cháy 601

2.1 Rừng tràm lớn trên lớp than bùn dày 57

2.2 Rừng tràm trên đất than bùn mỏng 544

3. Đất than bùn trong vùng bị cháy 2.300

3.1 Than bùn mỏng (< 30 cm) 646

3.2 Than bùn trung bình (30-60 cm) 546

3.3 Than bùn dày (60-90 cm) 657

3.4 Than bùn rất dày 257

3.5 Khơng cịn than bùn (thành mảng, cứng, da khuy) 194

4. Diện tích than bùn hiện cịn sau cháy 2.707

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ PHỤC HỒI CỦA RỪNG TRÀM 1. Tình hình tái sinh và sinh trưởng của rừng tràm

1.1. Tái sinh rng tràm ngay sau khi b cháy

Kết quả nghiên cứu năm 2002 cho thấy tái sinh tập trung ở khu vực than bùn cĩ độ dày ở mức trung bình (từ 30 đến 90 cm), diện tích khoảng 340 ha (11%). Diện tích tái sinh rải rác là 1.691 ha (53%). Khu vực khơng cĩ cây tái sinh là những mơ đất than bùn khơ cao, hoặc những nơi bị ngập sâu và vùng đất sét, diện tích 1.181 ha (chiếm 37%). Qua nghiên cứu cho thấy số lượng cây tái sinh tràm chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tốđộ dày tầng than bùn với mức độ ngập nước.

Những khu vực tầng than bùn dày, ngập nước nơng thì số lượng cây con tái sinh nhiều. Những nơi tầng than bùn mỏng hơn, độ ngập nước sâu hơn hoặc những trạng thái sậy ưu thế (T.s) tầng than bùn đã bị cháy rụi, trơ tầng đất sét hoặc dạng da quy với chếđộ ngập nước sâu và thời gian kéo dài nhiều tháng trong năm thì ởđĩ rất ít tràm tái sinh.

Tràm tái sinh với mật độ cao (474 cây/100 m2) ở nơi đất than bùn dày (60 cm), giảm xuống ở nơi tầng than bùn trung bình (30- 60 cm) 94 cây/100 m2. Những nơi than bùn mỏng dưới 30 cm số cây bình quân là 14 cây/100 m2. Trên trạng thái đất sét, nơi tầng than bùn bị cháy hồn tồn trơ tầng đất sét hoặc than bùn cháy biến dạng, nứt nẻở dạng da quy, số lượng tái sinh thấp nhất khoảng 11 cây/100 m2.

1.2. Sinh trưởng của cây tái sinh sau 1 năm

Cây tái sinh sau một năm rưỡi (tháng 8/2003) đạt chiều cao bình quân là 1,9 m. Trong đĩ ở trạng thái tái sinh dày chiều cao bình quân của cây con là 2,1 m, lớn nhất so với các trạng thái khác.

Như vậy, sau một năm (4/2002 đến tháng 5/2003), rừng tràm đã tái sinh tự nhiên mạnh. Khoảng 81,6% diện tích bị cháy đã cĩ cây tràm tái sinh. Trong đĩ, diện tích cĩ cây tái sinh mật độ rất dày đạt 679,23 ha (21,1%). Diện tích rừng tràm tái sinh dày đạt 417,7 ha, chiếm 13,0%. Diện tích cĩ cây tái sinh trung bình đạt 755,76 ha, chiếm 23,7%.

Diện tích cĩ cây tái sinh cịn tiếp tục tăng nếu điều tiết được chếđộ thủy văn hợp lý. Khi những mơ than bùn trơ lên mặt nước mà vẫn ẩm ướt thì lại thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt giống và quá trình tái sinh tự nhiên lại tiếp tục diễn ra. Quá trình tái sinh liên tục như vậy sẽ tạo ra rừng cĩ nhiều tầng cây ở các độ tuổi khác nhau, làm tăng tính đa dạng của thảm thực vật.

Cuối năm 2003, hồn cảnh tự nhiên của khu vực được cải thiện với sự cĩ mặt của nhiều lồi cây bụi, thảm tươi, hội tụ nhiều lồi chim nước và động vật rừng (heo rừng, khỉ v.v…). Nhiều cây tái sinh đã ra hoa, kết quả, sẽ cung cấp nguồn hạt giống cho quá trình tái sinh của thảm thực vật.

Trên những diện tích đất than bùn dạng da quy, (do cháy gần hết lớp than bùn) tràm tái sinh thưa thớt hoặc chỉ cĩ những lồi cây khác tái sinh như sậy và các lồi cây bụi cỏ khác, đây là những khu vực cĩ tính ĐDSH cao, là bãi ăn cho nhiều lồi chim thú, động vật rừng trong VQG. Trên những diện tích đất sét ngập nước này chúng tơi đã thử nghiệm cấy tràm bằng cây con rễ trần hoặc bầu lấy từ những khu tái sinh lân cận nhưng đều khơng thành cơng.

Để xúc tiến quá trình tái sinh cần chú ý điều tiết chếđộ thủy văn hợp lý và tăng cường cơng tác bảo vệ rừng. Những khu vực ven vỉa than bùn do tầng than bùn mỏng, địa hình thấp trũng ngập nước nhiều ngày, bất lợi cho tái sinh tự nhiên của cây tràm. Mặt khác cĩ thể do tầng cây mẹ trước đây quá thưa bị cháy mạnh, lượng hạt giống ít nên khơng thể tái sinh tự nhiên những diện tích xung quanh; song nguyên nhân chính là do độ ngập nước sâu, thời gian ngập nước dài.

1.3. Sự phục hồi của thảm thực vật rừng sau 2 năm

Trong năm 2004, thời gian ngập nước sâu liên tục trong các tháng. Mực nước trong các ơ nghiên cứu định vị ngập sâu hơn so với mực nước bình quân các lần đo đếm trước đĩ từ 50 đến 100 cm.

Số lượng cây tái sinh giảm đi nguyên nhân chủ yếu là do mực nước ngập sâu nên khơng cĩ cây tái sinh cây mạ (dưới 0,5 cm). Các cây cĩ chiều cao dưới 1 m thì bịđào thải. Tuy nhiên, những cây cĩ khả năng vươn lên trên mặt nước thì vẫn tiếp tục sinh trưởng và làm tăng tỷ lệ số lượng cây con cĩ chiều cao trên 1 m trong các ơ điều tra.

Tổng hợp số cây tái sinh qua các kỳđiều tra cho thấy, tổng số lượng cây tái sinh giảm dần qua các kỳ điều tra là kết quả quá trình sinh trưởng và đào thải tự nhiên trong lâm phần. Trong các ơ định vị trên đất than bùn mỏng hoặc khơng cĩ lớp than bùn (TB0 và TBI) thì số lượng cây tái sinh rất ít và cây con sinh trưởng chậm nên tới khi điều tra lần thứ 5 (sau gần 3 năm vẫn khơng cĩ cây con đạt tới chiều cao 1 m).

1.4. Diễn biến tái sinh tự nhiên của tràm theo độ ngập sâu của nước

Phân tích mức độảnh hưởng của độ ngập sâu của nước đến mật độ tái sinh tự nhiên của tràm, chiều cao tràm tái sinh tự nhiên và tỷ lệ diện tích tái sinh tự nhiên trong các đợt nghiên cứu cho thấy tương quan giữa các độ ngập sâu của nước và mật độ tái sinh tự nhiên của tràm thể hiện rất chặt ở mức ý nghĩa 95%. Mực nước càng ở mức sâu thì khả năng tái sinh của cây con càng hạn chế.

Trong thời điểm của đợt nghiên cứu thứ 2 thì mối tương quan giữa các cấp độ ngập sâu của nước và tỷ lệ diện tích tràm tái sinh tự nhiên thể hiện rất rõ rệt ở mức ý nghĩa 99%.

2. Kết quả thử nghiệm biện pháp trồng cây con

Đề tài trồng thử nghiệm 4,32 ha theo các nghiệm thức khác nhau trên đất than bùng mỏng và đất sét, ngập sâu. Sau một tháng cây con sinh trưởng rất chậm. Nhiều cây bị chết do mực nước ngập sâu liên tục. Sau 3 tháng theo dõi, mực nước trong khu vực trồng thực nghiệm luơn luơn ở mức 0,8 m trở lên. Trong tháng 10/2004, mực nước ngập sâu trên 1 m. Tới tháng 6/2005 mực nước vẫn ở mức bình quân là 0,7-0,8 m. Tỷ lệ cây con mới trồng chết trên 75%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nước ngập sâu kéo dài. Rong và tảo phát triển mạnh. Bề mặt nền đáy tích đọng nhiều xác bã thực vật. Bộ rễ của cây con mới trồng khơng cĩ khả năng phát triển được. Vì vậy, nếu trồng rừng mà để nước ngập quá sâu thì cây con sẽ chết.

3. Tác động của quản lý nước đến sinh trưởng của rừng

Theo Nguyễn Quốc Dân (2009), từ năm 2004 đến nay mực nước trong VQG U Minh Thượng luơn được giữở mức cao. Tình trạng này làm giảm ĐDSH, Rừng tràm khơng tiếp tục tái sinh được nữa. Nước ngập sâu và kéo dài đã làm nhiều cây tràm trưởng thành bị thối rễ, đổ ngã và chết. Các lồi ngoại lai xâm lấn (như bèo lục bình) phát triển mạnh làm giảm ĐDSH và cản trở giao thơng.

4. Nhận xét chung về khả năng phục hồi của rừng tràm

4.1. Lp địa thích hp

Đất than bùn ẩm ướt, nếu các hoạt động điều tiết nước được thực hiện tốt thì quá trình tái sinh tự nhiên của rừng tràm diễn ra thuận lợi và hồn tồn cĩ đủđiều kiện tái lập thảm thực vật rừng tràm trước đây.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát triển bền vững rừng u minh thượng (Trang 33 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)