Hiện nay các doanh nghiệp lại thường lựa chọn chiến lược kết hợp giữa chi phí thấp và khác biệt hoá sản phẩm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 28 - 31)

doanh nghiệp sẽ không bao giờ rơi vào thế " bế tắc chiến lƣợc" khi vừa theo đuổi chiến lƣợc khác biệt hóa và vừa theo đuổi chiến lƣợc dẫn đầu chi phí thấp. Theo bạn ý kiến này đúng hay sai? Tại sao?

1) Hiện nay các doanh nghiệp lại thường lựa chọn chiến lược kết hợp giữa chi phí thấp và khác biệt hoá sản phẩm. phí thấp và khác biệt hoá sản phẩm.

- Chiến lược chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn.

Chiến lược này có các lợi thế như:

+vì có chi phí thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn đối thủ nhưng vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Nếu các doanh nghiệp trong ngành đặt giá như nhau cho sản phẩm của họ thì doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

+ nếu như cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh về giá, doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác.

->Với cả hai lý do này, doanh nghiệp có chi phí thấp có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình

- Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh.

+Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là có được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các loại nhu cầu có tính chất độc đáo hoặc các loại nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng khác nhau của doanh nghiệp

+Thực chất khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm dịch vụ có đặc tính, tính năng kỹ thuật nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh.

+Đặc tính khác biệt của sản phẩm có thể là:chất lượng, đổi mới, độ tin cậy,đặc điểm kĩ,thuật, dịch vụ kèm theo sản phẩm, và rất nhiều các yếu tố khác nữa.

->Chính vì vậy mà sự kết hợp của cả hai chiến lược này sẽ là một lợi thế lớn cho các doanh nghiêp,và điều đó là có thể khi hiện nay sự thay đổi về công nghệ sản xuất ,đặc

biệt là sự phát triển của công nghệ sản xuất linh hoạt ,đã làm cho việc lùa chọn chi phí thấp ,hay là chiến lược khác biệt không còn rõ ràng nữa. . Do sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp thấy rằng có thể dễ dàng thu được lợi ích từ cả hai chiến lược. Những công nghệ linh hoạt mới cho phép doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt với chi phí thấp. , sản xuất linh hoạt có thể cho phép doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt sản xuất hàng loạt sản phẩm ở mức chi phí tương đương với doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp. Việc sử dụng các robot và các phân xưởng sản xuất linh hoạt làm giảm chi phí trên dây chuyền sản xuất và những chi phí liên quan đến công việc sản xuất nhỏ.

Một cách khác nữa, để giảm chi phí là doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt có thể có được tính kinh tế nhờ quy mô bằng cách tiêu chuẩn hoá nhiều bộ phận chi tiết được sử dụng trong sản phẩm cuối cùng.

Doanh nghiệp có thể còn giảm chi phí sản xuất và Marketing nếu như doanh nghiệp hạn chế số lượng các loại sản phẩm bằng cách đưa ra một loạt các lựa chọn có sẵn hơn là để khách hàng quyết định những lựa chọn nào họ yêu cầu.

Sự kết hợp thành công giữa hai chiến lược có được nếu sản phẩm đạt đến mức độ chất lượng khác biệt cao thì chính nó sẽ giúp chúng ta giảm đi một số loại chi phí như làm lại, sửa chữa, tái chế, bảo trì,… Đối với thị trường hàng tiêu dùng, người dẫn đầu trên thị trường có thể đạt được điểm tiết kiệm về quy mô trong các hoạt động sản xuất cũng như quảng cáo. Kết quả của việc này là một hình ảnh thương hiệu khác biệt và chi phí thấp. Sự phối hợp giữa 2 chiến lược như thế này là điều mà nhiều doanh nghiệp mong muốn vì nó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Đã từng có rất nhiều thương hiệu rất thành công trong việc theo đuổi chiến lược vừa chi phí thấp, vừa khác biệt. Điển hình cho những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này là các tập đoàn bán lẻ như Sainsburys của Anh hay Woolworths/Safeway của Australia.

2) Có ý kiến cho rằng : Một doanh nghiệp sẽ không bao giờ rơi vào thế " bế tắc chiến lược" khi vừa theo đuổi chiến lược khác biệt hóa và vừa theo đuổi chiến lược" khi vừa theo đuổi chiến lược khác biệt hóa và vừa theo đuổi chiến lược dẫn đầu chi phí thấp:

Ý kiến này lá sai vì.

Những DN không có được sẵn những lợi thế để theo đuổi kết hợp cả hai chiến lược rất dễ dẫn đến bế tắc bởi với chiến lược chi phí thấp DN chỉ có thể tạo sự khác biệt hóa sp ở mức thấp,và để cạnh tranh được với các đối thủ khi áp dung cl này thì

phải đặt giá thấp hơn các dối thủ cạnh tranh.Còn khi ad cl khác biêt hóa sp thì cần một chi phí khá cao cho quá trình nghiên cứu sp,nghiên cứu thị trường,thiết kế sp,chi phí công nghệ, NVL khác biệt,vượt trội…vì thế mà sp được đặt giá cao.Trong khi đó nếu đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước sản phẩm, dịch vụ hay những gì mà doanh nghiệp tạo khác biệt làm.(một khi bí mật sản phẩm bị đối thủ biết) họ sẽ sx ra sp tương tự nhưng với giá thành thấp hơn do họ không mất chi phí nghiên cứu…vá như vậy khiến DN rơi vào thế bế tắc lieu có nên hạ giá thành?điều này dẫn đến DN phải chịu lỗ.việc tận dụng được sự chênh lệch giữa chi phí thấp và giá cao dựa trên sự khác biệt hóa chỉ là tương đối.Khi thị trường có sự thay đổi bất ngờ,ví dụ như đối thủ cạnh tranh đã hạ giá thành sản phẩm đang cùng cạnh tranhkhi ấy DN sẽ rơi vào thế bế tắc nếu vẫn kết hợp cả hai chiến lược thì rất khó có thể cạnh tranh về giá với đối thủ kia vì chiến lược khác biêt hóa sản phẩm đòi hỏi có một chi phí khá cao ,nếu DN cũng hạ giá thì lợi nhuân sẽ không nhiều và có thể lỗ do vậy mà DN có thể dẫn đến thế bế tắc chiến lược… Doanh nghiệp không thể nào sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp nhất và có sự khác biệt cao nhất được Trong thực tế đã từng có doanh nghiệp thất bại bởi theo đuổi tham vọng này.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 28 - 31)