Nghĩa của cuộc chiến tranh giá cả đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 25 - 27)

Một khi cuộc chiến tranh về giá bùng nổ, đó chính là dấu hiệu cảnh báo cho mọi doanh nghiệp biết rằng cạnh tranh về sản phẩm đang diễn ra rất gay go. Vì vũ khí chính của chiến tranh giá cả là giảm giá, khuyến mãi, làm sao cho giá càng thấp cang tốt. việc chạy đua theo chiến tranh về giá lợi ít mà hại nhiều, đặc biệt là đối với các DN vừa, nhỏ, hay các DN mới bước vào thị trường.

Bất cứ DN nào cũng có thể bị lôi vào cuộc chiến tranh giá cả, do vậy cũng nhờ có nó mà DN có thể khẳng định được vị thế của mình nếu vượt qua được nó.

Chiển tranh giá cả xảy ra như đã nêu phần trên lợi it hại nhiều. Bất cứ DN nào,kể cả DN lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng đến doanh thu nếu sử dụng công cụ giảm giá, khuyến mại trong thời gian dài. Do vậy chiến tranh về giá cũng mang tính tạm thời, vì các DN cũng ko thể duy trì theo nó được lâu.

Đối với các DN lớn, nguồn lực tài chính lớn, việc sd giảm giá khuyến mãi, có thể trong ngắn hạn nó không tiêu cực nhiều mặt khác còn nâng cao doanh thu cho DN, nhưng về lâu về dài thì không đảm bảo được. giảm giá quá nhiều, doanh thu không bù nổi chi phí, dẫn đến thua lỗ. Hơn nữa giảm giá nhiều, làm uy tín công ty có phần ảnh hưởng.

Đối với các DN nhỏ, vừa, hay mới bước vào thị trường. với các DN này việc có được vị thế trên thị trường kinh doanh đang khó, thêm chiến tranh giá cả, buộc các DN cũng phải chạy theo. Giảm giá, khuyến mại trong khi khả năng tài chính có hạn, đẩy DN đứng trên bờ vực không doanh thu, thua lỗ và phá sản.

Như vậy thông qua một số phân tích trên, ta có thể thấy được cuộc chiến tranh giá cả chẳng DN nào mong muốn cả. các DN không thể dập tắt được nó, nhưng vẫn có thể hạn chế và đối phó được nó thông qua một số biện pháp sau

Thứ nhất, với DN vừa, nhỏ, mới vào thị trường, không nên chạy theo chiến lược giảm giá, khuyến mại. Vì nguồn lực tài chính có hạn,vị thế DN ko đảm bảo, không thể nào chạy đua theo chiến tranh giá cả.

Thứ 2, về ngắn hạn nên tập chung vào các khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt về sản phẩm. Khuyến mại các dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, các dịch vụ khác.

Thứ 3, về dài hạn, tập chung vào thị trường ngách, nơi các DN lớn đang bỏ ngỏ. nghiên cứu cải tiến, tạo ra các sản phẩm mới để phục vụ khách hàng.

Câu 3.9: Thế nào là chiến lƣợc hội nhập ngang? Nêu các chiến lƣợc hội nhập ngang? Trong những trƣờng hợp nào các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn các chiến lƣợc này. Theo bạn các chiến lƣợc liên minh, liên kết đƣợc áp dụng hiệu quả nhất trong trƣờng hợp nào?

1) Khái niệm

Là chiến lược hướng đến sự liên kết ngang hoặc tăng sự kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh, chiến lược này tạo cho doanh nghiệp gia tăng vị thế cạnh tranh hoặc

tính độc quyền, từ đó có thể nâng cao thị phần và kiểm soát thị trường. Mặt khác, sự gia tăng quy mô có thể tạo nên sự gia tăng lợi nhuận do giảm chi phí cận biên. Tuy nhiên, để sở hữu hoặc kiểm soát được đối thủ cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính và thị trường có khả năng quản lý thành công một tổ chức được mở rộng. Đồng thời sự gia tăng quy mô nếu tập trung vào một ngành hoặc một lĩnh vực sẽ đi cùng với sự gia tăng rủi ro.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 25 - 27)