CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA
2.2. Công tác tổ chức kế toán tại DNNVV trong ngành thương mại
2.2.3. Các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán
2.2.3.1. Hệ thống pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán
Mặc dù chưa có bộ chuẩn mực kế toán riêng cho DNNVV nhưng Bộ tài chính đã đưa ra Thông tư 200/2014/TT-BTC để các DNNVV vận dụng phù hợp với đặc điểm DN của mình.
Luật kế toán:
Được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Đây là văn bản pháp lý cao nhất, đưa ra những quy định chung nhất, không phân biệt cấp độ quy mô DN và là nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán. Nội dung Luật kế toán gồm 7 chương trong đó chương 2 (Nội dung
Đơn vị kế toán (DN)
Đơn vị báo sổ Đơn vị báo sổ Đơn vị Kế toán trực thuộc
Đơn vị Kế toán trực thuộc
công tác kế toán) và chương 3 (Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán) tác động đến công tác tổ chức kế toán
Theo quy định của Chương II, Luật Kế toán quy định nội dung cụ thể về tổ chức công tác kế toán, gồm:
Về chứng từ kế toán: Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn; các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán; chứng từ điện tử.
Về tài khoản kế toán và sổ kế toán: Phải lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán cho phù hợp với đặc điểm của DN; mở sổ kế toán, quản lý theo dõi, sửa chữa và khóa sổ kế toán.
Về báo cáo tài chính (BCTC): Các loại BCTC; lập BCTC; thời hạn nộp và công khai BCTC; nội dung công khai BCTC; kiểm toán BCTC.
Về công tác kiểm tra kế toán: Cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra kế toán, nội dung kiểm tra kế toán; quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra kế toán.
Về kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán: Các trường hợp kiểm kê tài sản; nội dung của việc kiểm kê tài sản; bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán.
Theo chương III của luật kế toán quy định về tổ chức bộ máy kế toán; trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán; những người không được làm kế toán; tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng; trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng.
Chuẩn mực kế toán:
Chuẩn mực kế toán quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính, nhằm:
- Giúp cho DN ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho cá thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.
- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực đã được Bộ tài chính ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 3 Thông tư hướng dẫn cụ thể như sau:
- Đợt 1 được ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và thông tư 161/2007/TT-BTC gồm 4 chuẩn mực (Chuẩn mực số 02,03,04,14)
Mục đích chuẩn mực số 02: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho.
Mục đích chuẩn mực số 03: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình.
Mục đích chuẩn mực số 04: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình.
Mục đích chuẩn mực số 14: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác.
- Đợt 2 được ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và thông tư 161/2007/TT-BTC gồm 6 chuẩn mực (Chuẩn mực số 01, 06, 10, 15, 16, 24)
Mục đích chuẩn mực số 01: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của DN.
Mục đích chuẩn mực số 06: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản.
Mục đích chuẩn mực số 10: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp DN có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài.
Mục đích chuẩn mực số 15: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng.
Mục đích chuẩn mực số 16: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay.
Mục đích chuẩn mực số 24: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Đợt 3 được ban hành theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2003 và thông tư 161/2007/TT-BTC gồm 6 chuẩn mực (Chuẩn mực số 05, 07, 08, 21, 25, 26)
Mục đích chuẩn mực số 05: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản.
Mục đích chuẩn mực số 07: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản đầu tư của nhà đầu tư vào công ty liên kết.
Mục đích chuẩn mực số 08: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh.
Mục đích chuẩn mực số 21: là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Mục đích chuẩn mực số 25: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn.
Mục đích chuẩn mực số 26: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn.
- Đợt 4 được ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/12/2005 và thông tư 20/2006/TT-BTC gồm 6 chuẩn mực (Chuẩn mực số 17, 22, 23, 27, 28, 29)
Mục đích chuẩn mực số 17: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập DN.
Mục đích chuẩn mực số 22: là quy định và hướng dẫn việc trình bày bổ sung các thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính của các Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
Mục đích chuẩn mực số 23: là quy định và hướng dẫn các trường hợp DN phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Mục đích chuẩn mực số 27: là quy định nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, các nguyên tắc ghi nhận và đánh giá cần phải được áp dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ
Mục đích chuẩn mực số 28: là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của DN nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính.
Mục đích chuẩn mực số 29: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán và trình bày sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót để DN có thể lập và trình bày báo cáo tài chính một cách nhất quán.
- Đợt 5 được ban hành theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và thông tư 21/2006/TT-BTC gồm 4 chuẩn mực (Chuẩn mực số 11, 18, 19, 30)
Mục đích chuẩn mực số 11: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Bên mua ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại
Mục đích chuẩn mực số 18: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
Mục đích chuẩn mực số 19: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp đánh giá và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm trên báo cáo tài chính của DN bảo hiểm.
Mục đích chuẩn mực số 30: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các DN cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động của cùng một DN qua các kỳ báo cáo.
Chế độ kế toán
Ngày 22-12-2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC (TT200) hướng dẫn chế độ kế toán DN cho các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. TT200 được xem là quy định có thay đổi lớn nhất trong chín năm qua.
Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các DNNVV đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. (trích TT 200/2014/TT-BTC)
Bố cục của thông tư 200/2014/TT-BTC được chi làm 5 chương:
- Chương I : Quy định chung - Chương II: Tài khoản kế toán - Chương III :Báo cáo tài chính - Chương IV : Chứng từ kế toán
- Chương V : Sổ kế toán và hình thức kế toán - Chương VI : Tổ chức thực hiện
Ngày 21 tháng 3 năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 53/2016/TT-BTC – (“Thông tư 53”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC (“Thông tư 200”) ngày 22/12/2014 của BTC - Hướng dẫn chế độ kế toán DN. Thông tư 53 sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2016 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2016.
Ngoài khung pháp lý về kế toán, công tác tổ chức kế toán tại DN còn chịu sự tác động không nhỏ của luật DN và các luật thuế như:
- Luật DN số 68/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015.
- Luật thuế thu nhập DN số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 luật này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 .
- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 được bổ sung một số điều luật theo Luật số 31/2013/QH13. Ngày 06/04/2016 Quốc hội thông qua Luật số 106/2016/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế. Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/07/2016.
- Luật thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 hiệu lực thi hành ngày 01/07/2013.