Lý thuyết về mối liên hệ con người

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở tp hồ chí minh (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA

2.3. Các lý thuyết nền

2.3.4. Lý thuyết về mối liên hệ con người

Theo trường phái “quan hệ con người” và tư tưởng của Elton Mayo phát hiện ra rằng điều kiện làm việc, tiền lương và tiền thưởng không tạo ra các tác động đàng kể trong năng suất lao động tập thể. Trái lại, những yếu tố can dự đến năng suất lao động là những yếu tố phi vật chất. Ông nhận thấy:

- Tâm lý và hành vi của con người có quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

- Khi con người làm việc trong tập thể, sự ảnh hưởng của tập thể đóng vai trò lớn trong việc tạo ra hành vi của cá nhân.

- Với tư cách thành viên của một tập thể, công nhân có xu hướng tuân theo các quy định của tập thể, kể cả các quy định không chính thức, hơn là chịu sự tác động của các yếu tố kích thích bên ngoài.

Elton Mayo cho rằng những nhân tố ảnh hưởng đến các hành vi của công nhân công nghiệp rất nhiều nhưng không có nhân tố nào có vai trò quyết định. Ông tham gia nhiều cuộc nghiên cứu và điều tra kết quả đều cho thấy, như Mayo nói “Sự thành bại của quản lý liên quan mật thiết với sự tổ chức có thể hoàn toán tiếp nhận uy quyền và sự lãnh đạo hay không”

Lý thuyết về mối liên hệ con người giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của quan tâm của chủ doanh nghiệp lên công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung dàn bài thảo luận tay đôi.

2.3.5 Lý Thuyết sự khuếch tán kỹ thuật:

Nhà xã hội học người pháp Tarde Gabriel được xem là người đầu tiên đề cập đến lý thuyết này. Trong ấn phẩm với tựa đề “The laws of Imitation” Tarde Gabriel và cộng sự đã giải thích tại sao một số đổi mới lại có tính lan tỏa trong một nền văn hóa còn những sự đổi mới khác thị lại không. Tarde Gabriel đã xây dựng mô hình đường cong chữ S và giới thiệu các đổi mới được chấp nhận dễ dàng bởi các cá nhân trên

diện rộng hoặc trên quan điểm quốc tế. Mô hình chữ S của Tarde Gabriel và cộng sự được phát triển bởi Ryan & Gross vào năm 1943. Ryan & Gross đưa ra năm bước cho việc áp dụng thành công sự đổi mới, đó là: ý thức, sự quan tâm, đánh giá, thử nghiệm và tiếp nhận. Rogers đưa ra khái niệm khuếch tán theo đó, khuếch tán được cho là quá trình mà sự đổi mới được truyền đạt thông qua nhiều cách thức giữa các thành viên của một hệ thống xã hội. Ông cũng khái niệm sự đổi mới là một ý tưởng, thực hành hoặc một khách thể được cảm nhận là mới bởi cá nhân hay đơn vị.

Attawell đóng góp thêm vào sự phát triển của lý thuyết này và cho rằng các DN có xu hướng trì hoãn việc vận dụng công nghệ do sự thiếu sót về kiến thức có liên quan đến hệ thống thông tin kế toán. Trong khi nhà quản trị doanh nghiệp có thể cung cấp kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình, một sự kết hợp ý kiến của các chuyên gia đến từ bên ngoài có thể cung cấp thông tin hữu hiệu đối với việc thực hiện hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán. Bên cạnh đó các công ty kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và cung cấp thông tin kế toán (Brenn & ctg 2004, Berry & ctg 2005, theo Noor Azizi Ismail 2009) bởi vì các công ty kiểm toán có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện hiểu quả các chính sách về giá phí, chi phí, lưu chuyển tiền tệ, kiểm tra và giám sát. Hơn nữa, các chuyên gia tư vấn và nhà cung cấp phần mềm có thể giúp công ty lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm kinh doanh và tổ chức của đơn vị, vì vậy sự hổ trợ của nhân tố bên ngoài này giúp làm giảm bới sự thiếu sót về kiến thức và kỹ thuật có liên quan đến xử lý công tác kế toán mà các doanh nghiệp thường gặp.

Lý thyết này giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân tố:

sự quan tâm của chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, kiểm toán độc lập tại doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung dàn bài thảo luận cho nghiên cứu định tính ở chương 3.

--- Tóm tắt chương 2

Chương này đã trình bày khái quát các tiêu chí xác định thế nào là một DNNVV, đặc điểm hoạt động của DNNVV nói chung ngành thương mại nói riêng, khái quát về mô hình tổ chức công tác kế toán, các nhân tố tác động đến công tác tổ

chức kế toán và các lý thuyết nền có liên quan.

Chương tiếp theo sẽ tổng quan các tài liệu và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xác định các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán trong các DN thương mại NVV.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở tp hồ chí minh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)