Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 45 - 64)

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG

2.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Theo nghĩa rộng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm hai nhóm hành vi: (i) Hành vi hạn chế cạnh tranh được thiết lập giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền với các đối thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống và (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh được thiết lập từ hoặc giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. Ở nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ nhất, thông thường không xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền, không hướng tới bảo vệ tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, vì vậy sẽ được điều chỉnh theo những quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung. Ở nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ hai, là hành vi gây hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền hoặc làm mất khả năng lựa chọn đối tác của các bên nhận quyền, thường xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền thì cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo để điều chỉnh theo quy định chung của pháp luật cạnh tranh hay cần phải có những quy định riêng biệt để điều chỉnh.

Trong phạm vi luận án này, tác giả tiếp cận hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc nhóm thứ hai, dưới khía cạnh là hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong một hệ thống nhượng quyền xác định, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên nhận quyền với nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền.

2.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh được cuốn Black Law Dictionary miêu tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm cạnh tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba [12, tr.278]. Ở khía cạnh kinh tế, cạnh tranh giúp cho nền kinh tế vận động và phát triển, chất lượng sản phẩm sẽ ngày được nâng cao với giá thành hợp lý dưới sự điều phối của

các quy luật cung - cầu. Tuy nhiên, một hành vi cạnh tranh thái quá, có thể dẫn đến triệt tiêu, giảm bớt cạnh tranh lại ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, nhóm hành vi này được gọi là hành vi hạn chế cạnh tranh, là hành vi luôn hướng tới việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc tận dụng sức mạnh thị trường để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị biến dạng [8, tr.25]. Chính vì vậy, cạnh tranh là hiện tượng tất yếu và cần thiết trong nền kinh tế, thiếu vắng cạnh tranh, nền kinh tế sẽ khó vận hành, phát triển. Với bản chất như trên, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định nhằm bảo vệ cạnh tranh, đảm bảo để hành vi cạnh tranh tồn tại theo đúng quy luật thị trường.

Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam tại Khoản 3, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2004, hành vi hạn chế cạnh tranh là "hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế”. Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy các thương nhân phải tìm mọi cách giành giật thị trường thông qua việc nỗ lực cung cấp các sản phẩm tốt với giá cả phải chăng, với các nỗ lực không ngừng như vậy, nhiều sản phẩm mới ra đời với chi phí thấp và giá cả có lợi cho người tiêu dùng, phúc lợi xã hội vì vậy cũng tăng cao và nền kinh tế nhờ vậy sẽ có động lực để phát triển. Có thể nói, ý nghĩa ngắn gọn của cạnh tranh là “động lực phát triển cho nền kinh tế”. Chính vì vậy, về lý thuyết, một nền kinh tế không có cạnh tranh sẽ là nền kinh tế “chết”, không phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, sự tồn tại của cạnh tranh là khách quan, chỉ có điều ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ cạnh tranh và mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới nền kinh tế là khác nhau. Nhận thức rõ vai trò của cạnh tranh như vậy, Luật Cạnh tranh các nước đều tăng cường bảo vệ cạnh tranh thông qua việc kiểm soát các hành vi có khả năng làm giảm, sai lệch hoặc triệt tiêu năng

lực cạnh tranh của các thương nhân (hành vi hạn chế cạnh tranh). Các hành vi này được chia thành hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Bên cạnh đó, những hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (hành vi cạnh tranh không lành mạnh) cũng được pháp luật cạnh tranh Việt Nam ghi nhận như là những yếu tố xâm phạm đến môi trường cạnh tranh cần kiểm soát.

Hiện nay có rất nhiều tiêu chí để phân loại hành vi hạn chế cạnh tranh, tuy nhiên, cách phân loại phổ biến hiện nay là dựa vào thái độ của nhà nước đối với hành vi hạn chế cạnh tranh mà chia hành vi hạn chế cạnh tranh thành hai loại sau đây:

(1) Hành vi hạn chế cạnh tranh hợp pháp: Đây là hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh nhằm mở rộng thị trường mà không xâm hại hoặc ít xâm hại đến khả năng cạnh tranh, khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh khác. Với bản chất như vậy, hành vi cạnh tranh loại này luôn được pháp luật khuyến khích và bảo vệ, cho phép.

(2) Hành vi hạn chế cạnh tranh không hợp pháp: Là hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh nhằm mở rộng thị trường mà hậu quả của hành vi là xâm hại nghiêm trọng hoặc có khả năng xâm hại nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh khác, thông qua đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Về cơ bản, tất cả hành vi cạnh tranh đều bị pháp luật kiểm soát thông qua việc vạch ra ranh giới để xác định một hành vi cạnh tranh là hợp pháp hay bất bợp pháp. Vượt ra khỏi ranh giới đó, pháp luật sẽ ngăn cấm và có biện pháp xử lý thích hợp.

2.2.2. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

2.2.2.1. Nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường của các thương nhân trong hệ thống nhượng quyền

Dưới khía cạnh cạnh tranh, có thể nói, bất kỳ một thương nhân nào khi gia nhập thị trường đều mong muốn tạo lập và nâng cao năng lực thị thường, từ đó “lôi kéo” được khách hàng về phía mình. Mong muốn này về bản chất là chính đáng, bởi lẽ khi thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào, các thương nhân đều muốn thu về thật nhiều lợi nhuận, vì vậy, một khi “miếng bánh thị phần” rộng lớn thì lợi nhuận của họ mới được tăng cao. Để mở rộng thị trường, hai yếu tố cơ bản sẽ được sử dụng chủ yếu để chi phối sự lựa chọn của khách hàng, đó là yếu tố về giá và chất lượng sản phẩm. Theo đó, nếu một sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng sẽ dễ dàng được khách hàng chấp nhận. Ở cấp độ đơn giản, việc tạo dựng năng lực thị trường có thể xuất phát từ việc tác động vào từng yếu tố (chất lượng tăng hoặc giá giảm), ở cấp độ cao hơn, các thương nhân có thể vừa tăng chất lượng (bằng cách tạo ra sự khác biệt, tạo ra nhiều tính năng, công dụng của sản phẩm…) vừa giảm giá thành sản phẩm để tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng.

Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, các bên nhượng quyền và nhận quyền đều là những thương nhân độc lập, lại cùng kinh doanh một loại sản phẩm theo cùng một phương thức như nhau, chính vì vậy khi mà sản phẩm là giống nhau, nhu cầu chiếm lĩnh thị trường về phía mình lớn thì khả năng thực hiện các hành vi cạnh tranh để giành lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng về phía mình là điều luôn luôn tồn tại trong ý thức của các bên trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, do kinh doanh cùng một sản phẩm theo một phương thức như nhau, việc sáng tạo trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền là điều không thể tồn tại trong hoạt động nhượng quyền, chính vì vậy, các hành vi hạn chế cạnh tranh dưới

dạng phân chia thị trường tiêu thụ thường xuất hiện như một nhu cầu tất yếu trong hoạt động nhượng quyền.

Chính vì vậy, có thể khẳng định, hành vi cạnh tranh là hành vi tồn tại tất yếu, khách quan trong bất kỳ một quan hệ thương mại nào, trong đó, nhượng quyền thương mại không phải là một ngoại lệ.

2.2.2.2. Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại tương đối đặc thù so với các hoạt động thương mại thông thường khác. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ mặc dù các bên là các thương nhân độc lập với nhau về mặt tư cách pháp lý và tài chính, sở hữu các cơ sở kinh doanh khác nhau nhưng lại kinh doanh cùng một sản phẩm như nhau, với việc cùng sử dụng tất cả các dấu hiệu nhận biết thương nhân (tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, khẩu hiệu kinh doanh…). Vì lẽ này mà trong con mắt khách hàng, tất cả các cơ sở nhượng quyền đều có cùng chung một chủ sở hữu với chất lượng, chính sách bán hàng như nhau. Do vậy, nếu một bên trong hệ thống nhượng quyền cung cấp sản phẩm kém chất lượng (so với yêu cầu của bên nhượng quyền) sẽ làm cho khách hàng đánh giá sản phẩm của toàn bộ hệ thống nhượng quyền đó không tốt, làm ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng sản phẩm trong tương lai của khách hàng.

Để hạn chế rủi ro trên cũng như nhằm tăng mức độ thành công của phương thức kinh doanh nhượng quyền, trong quan hệ nhượng quyền bên nhượng quyền thường có những hành vi nhằm kiểm soát chất lượng và giá cả của các bên nhận quyền trong hệ thống, bởi đây là hai yếu tố chủ yếu có khả năng làm chệch hướng tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Theo đó, bên nhượng quyền thường buộc bên nhận quyền phải chấp nhận những điều khoản nhất định khi giao kết hợp đồng, như: giới hạn về địa điểm kinh doanh, hạn chế về giá, buộc bên nhận quyền phải mua các nguyên vật liệu đầu vào từ bên nhượng quyền hay bên thứ ba được chỉ định… Xét trên bình

diện pháp luật hạn chế cạnh tranh thì những điều khoản này chính là những điều khoản hạn chế cạnh tranh.

Về nguyên lý chung, hành vi hạn chế cạnh tranh ở một mức độ nhất định sẽ có khả năng triệt tiêu cạnh tranh, đi ngược lại với quy luật chung của thị trường. Tuy nhiên, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nếu không thừa nhận hành vi hạn chế cạnh tranh ở một số trường hợp nhất định sẽ làm cho các bên không dám “dấn thân” vào một quan hệ mà sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống luôn luôn “rình rập” bởi hành vi tự do cạnh tranh của các bên có khả năng làm lệch chuẩn tính “đồng bộ” của hệ thống nhượng quyền. Chính vì vậy, sự tồn tại của hành vi hạn chế cạnh tranh trong một số trường hợp nhất định sẽ giúp cho các bên trong quan hệ nhượng quyền yên tâm kinh doanh, kể cả các bên đang dự định kinh doanh theo phương thức nhượng quyền cũng sẽ tự tin lựa chọn một phương thức kinh doanh đầy tiềm năng này.

2.2.2.3. Bản chất kinh tế của mối quan hệ

Mối quan hệ ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, sự xuất hiện của cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống (giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền, giữa các bên nhận quyền với nhau) là tất yếu, khách quan. Mặc dù, nhìn bề ngoài ở cấp độ hệ thống nhượng quyền, khi mà các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại cùng kinh doanh theo một phương thức duy nhất, sản phẩm, chất lượng đồng bộ nhau, thậm chí giá cả tương đồng nhau thì họ không phải là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, ở khía cạnh bản chất, trong nội bộ hệ thống, họ là các thương nhân độc lập về mặt tài chính và pháp lý, các bên trong hệ thống nhượng quyền đều mong muốn tăng cường lợi nhuận, đặc biệt khi kinh doanh cùng một sản phẩm, họ lại càng có cùng đối tượng khách hàng như nhau, nếu khách hàng sử dụng sản phẩm của một bên thì các bên còn lại trong hệ thống sẽ không còn cơ hội

cung ứng được sản phẩm cho khách hàng đó nữa. Chính vì vậy, ở khía cạnh nhất định, họ đều là đối thủ cạnh tranh của nhau.

Bên cạnh đó, khi mà tính đồng bộ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền, thì nhu cầu tất yếu xuất hiện trong ý chí của các bên là, không một hành vi cạnh tranh nào được cho phép trong quan hệ nhượng quyền. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, cạnh tranh về bản chất tồn tại trong nội tại giữa các bên. Chính vì vậy, để đạt được tính đồng bộ của hệ thống, các bên trong quan hệ nhượng quyền phải cùng nhau cam kết không cạnh tranh trong hệ thống dưới dạng những thỏa thuận liên quan đến giá bán sản phẩm mà hệ thống nhượng quyền cung ứng, thỏa thuận về nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận quyền, thỏa thuận độc quyền lãnh thổ…. Như vậy, trước khi đạt đến tính đồng bộ, các bên đã phải có những thỏa thuận, ràng buộc mang tính chất hạn chế cạnh tranh.

Như vậy, có thể khẳng định, xu hướng hạn chế cạnh tranh là hiện tượng tồn tại trong tất cả các hoạt động thương mại, kể cả quan hệ nhượng quyền và cần phải được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, với bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại như đã phân tích trên, việc điều tiết của nhà nước cần phải có những đặc thù nhất định.

2.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Dưới khía cạnh kinh tế, cạnh tranh là hành vi của các đối thủ cùng kinh doanh các sản phẩm có khả năng thay thế được cho nhau và có cùng chung một nhóm đối tượng khách hàng trong một khu vực địa lý nhất định.

Trong một thị trường với số lượng khách hàng ổn định (cầu) các nhà sản xuất, cung ứng (cung) luôn tìm cách thực hiện những hành vi nhằm thu hút khách hàng về phía mình, thông qua đó, nâng cao thị phần và khả năng ảnh hưởng tới thị trường. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, các đối thủ cạnh tranh thường lựa chọn một trong hai cách: (i) Cạnh tranh lành mạnh theo

kiểu truyền thống (nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành…) và (ii) thực hiện những hành vi phản cạnh tranh (làm cho cạnh tranh không còn tồn tại hoặc giảm bớt cạnh tranh), đẩy bất lợi về phía xã hội, người tiêu dùng và tối đa hóa lợi nhuận về phía các nhà cung cấp bằng cách thỏa thuận không cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm làm cho người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn, so sánh về giá, chất lượng hoặc ngăn cản, kìm hãm các đối thủ cạnh tranh khác, ép buộc các chủ thể khác phải tham gia giao dịch…

Nhóm hành vi thứ nhất được pháp luật khuyến khích và bảo hộ. Nhóm hành vi thứ hai (hành vi phản cạnh tranh) pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam thường có sự kiểm soát chặt chẽ, theo đó, những hành vi có dấu hiệu triệt tiêu, hạn chế, bóp méo cạnh tranh nếu gây hoặc có khả năng gây ra ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến thị trường đều bị pháp luật ngăn cấm, trường hợp hành vi cạnh tranh đó nếu có những lợi ích khác bù lại thì có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ. Để xác định khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng của nhóm hành vi thứ hai, pháp luật Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới thường dựa vào một trong hai yếu tố (thị phần/thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của chủ thể thực hiện hành vi hoặc khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng của hành vi đến thị trường) để quyết định cho phép hay ngăn cấm các hành vi phản cạnh tranh nêu trên. Ở một chừng mực nhất định, nhóm hành vi thứ hai (mà cụ thể là hành vi hạn chế cạnh tranh) cũng có những lợi ích nhất định cho nền kinh tế như giúp các chủ thể kinh doanh có quy mô và thị phần nhỏ có thể phối hợp với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trước những đối thủ cạnh tranh lớn, thông qua đó thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường tốt hơn. Ở khía cạnh kinh tế, sự kết hợp cùng hành động giữa các doanh nghiệp góp phần tạo ra sức mạnh kinh doanh và sức cạnh tranh tập thể cho các thành viên của thỏa thuận. Sức mạnh đó đặc biệt có ý nghĩa đối

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)