Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ

2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

2.3.1. Quy mô tuyển sinh, ngành nghề đào tạo 2.3.1.1. Quy mô tuyển sinh

Việc đa dạng hóa các trình độ đào tạo (tại nhà trường, doanh nghiệp, các xã, các địa phương) đã làm cho quy mô tuyển sinh được mở rộng. Nhưng có sự biến đổi không đồng đều chủ yếu là đào tạo hệ sơ cấp nghề.

Bảng 2.2. Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm.

Năm Dài hạn Ngắn hạn Tổng cộng

2013 250 250

2014 80 336 416

2015 100 220 320

(Nguồn: Phòng o t o)

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy số học sinh, học viên đào tạo qua các năm biến đổi không đều và chủ yếu là đào tạo hệ sơ cấp nghề.

2.3.1.2. Ngành nghề đào tạo

Nhà trường đã định hướng và chọn những ngành nghề phù hợp mà nhu cầu thực tế xã hội, địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.

Bảng 2.3. Các nghề đào tạo tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.

TT Tên nghề Hệ đào tạo

Trung cấp nghề Sơ cấp nghề

1 Tin học ứng dụng quản lý x x

2 May công nghiệp x x

3 May thời trang x x

4 Điện công nghiệp x x

5 Cơ khí tiện x x

6 Hàn x x

7 Điện dân dụng x x

8 Sửa chữa máy may công nghiệp x

9 Đào tạo để sát hạch, cấp giấy

phép lái xe hạng B2 x

10 Mộc mỹ nghệ x

11 Chạm bạc x

12 Điện dân dụng x x

13 Sửa chữa tivi x

14 Điện lạnh x

15 Điện tử căn bản x

16 Đan lát thủ công x

17 Thêu hạt cườm x

18 Thảm len x

2.3.2. Các loại hình đào tạo của nhà trường

- Dạy nghề chính quy được nhà trường tổ chức thực hiện với chương trung cấp nghề, trình sơ cấp nghề, được tổ chức các khoá học tập trung và liên tục.

- Dạy nghề thường xuyên được nhà trường thực hiện linh hoạt về thời gian (có các lớp sáng, chiều, tối, lịch khai giảng các lớp thường xuyên trong năm), linh hoạt về địa điểm (đào tạo tại nhà trường hoặc tại doanh nghiệp) linh hoạt về phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn huyện có điều kiện học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.

- Các chương trình dạy nghề thường xuyên được thực hiện theo chương trình dạy nghề theo tín chỉ hoàn thành khóa học.

2.3.3. Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ độ ngũ giáo viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.

Tổng số cán

bộ giáo viên

Tổng số giáo

viên dạy nghề

Trình độ chuyên môn Trình độ nghiệp vụ Thạc

sỹ

Đại học

Cao đ ng

TC- CNKT

NV SP1-2

Tin học

Trở lên

Ngoại ngữ Trở

lên

30 22 1 20 2 18 15 13

Tỉ lệ

%

4.0 90.0 1.0 81.8 68.1 59.0

(Nguồn: Phòng T ch c H nh chính)

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đã được nhà trường quan tâm đảm bảo các tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Số lượng giáo viên có bằng đại học chiếm tỉ lệ cao nhưng thực tế trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế.

2.3.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề

Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương có diện tích đất là 11.000 m2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo gồm:

Bảng 2.5. Cơ sở vật chất

TT Hạng mục, công trình Diện tích

m2

1 Văn phòng nhà trường 780

2 Phòng học lý thuyết 1080

3 Phòng học thực hành 1000

4 Thư viện 40

5 Khu thể thao 300

6 Sân tập lái ôtô 1000

Tổng 4.200

Với cơ sở vật chất như trên, mặc dù còn nhiều khó khăn do nguồn kinh phí còn hạn chế, song nhà trường luôn xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành, phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.

2.3.5. Kết quả đào tạo

Bảng 2.6. Kết quả học viên tốt nghiệp hàng năm.

Năm học Số học TN cấp chứng chỉ nghề

Tỉ lệ tốt nghiệp (%)

Khá, giỏi Trung bình Không đạt

2012-2013 250 35.2% 64.8% 0

2013-2014 336 33.6% 66.4% 0

2014-2015 222 35% 65% 0

( Nguồn: Phòng o t o)

Qua bảng 2.6 cho thấy, số lượng học viên tốt nghiệp khá giỏi hàng năm còn chiếm tỉ lệ thấp, chủ yếu là học sinh đạt trung bình.

Một phần của tài liệu Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)