CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.5.2. Sự phù hợp gi a mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất
Từ kết quả khảo sát trên, ta có sự so sánh về thứ bậc mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. So sánh tương quan gi a mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất
TT Các biện pháp quản lý
Mức độ cần thiết
Mức độ
khả thi D D2
X Thứ Y Thứ 1 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù
hợp với nghề đào tạo. 2,78 5 2,77 4 1 1
2
Xây dựng nội dung, phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu sản xuất.
2,80 4 2,75 6 -2 4
3
Quản lí đầu tư CSVC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo nghề cho LĐNT.
2,83 1 2,83 1 0 0
4
Quản lí hoạt động dạy nghề của giáo viên theo hướng kết hợp giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và nghệ nhân có tay nghề cao.
2,81 3 2,80 2 1 1
5
Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tại địa phương.
2,77 6 2,76 5 1 1
6 Tư vấn, giới thiệu việc làm cho các
đối tượng học nghề sau đào tạo. 2,82 2 2,78 3 -1 1
Tổng cộng 8
Ta sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
R = 1-
6 ∑Di2 N(N2 -1)
Trong đó: R là hệ số tương quan thứ bậc.
Di là hiệu số hai thứ bậc của 2 đối tượng đánh giá.
N là số nội dung được đánh giá.
Từ bảng so sánh trên, ta có: Di2 = 8; N = 6. Từ đó ta tính được hệ số tương quan thứ bậc Spearman, R = 0,77.
* Nhận xét:
Kết quả tính toán trên cho thấy: theo sự đánh giá của các khách thể được khảo sát thì giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất có tương quan thuận và chặt chẽ (vì r > 0,7), có nghĩa là các biện pháp quản lý được đề xuất không chỉ cần thiết mà còn có tính khả thi cao.
Tương quan giữa mức độ cần thiết với mức độ khả thi của mỗi biện pháp quản lý được đề xuất và tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất được thể hiện ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Sự tương quan gi a mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.
Biểu đồ biểu thị sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này, cho thấy việc nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường đều tán thành việc đề xuất như các biện pháp trên.
Biểu đồ thể hiện rõ ở biện pháp 3 có sự tương ứng về chỉ số giữa 2 cấp độ cần thiết và khả thi của các biện pháp này. Mức tương quan chỉ ra rằng việc nhận thức của cán bộ quản lí và của các học viên đã tham gia các khóa đào tạo nghề cho LĐNT đều tán thành với các biện pháp trên.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ căn cứ lí luận, thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT và công tác quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, đề tài đã đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương hướng đến khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thời gian vừa qua để đưa công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương có bước phát triển ổn định, có chất lượng, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nhà trường; góp phần nâng cao tỉ lệ LĐNTqua đào tạo nghề của huyện.
Các biện pháp quản lý đào tạo nghề cho LĐNT được đề xuất đều xuất phát từ thực tế, nhằm giải quyết những yêu cầu của thực tiễn; giữa các biện pháp quản lý có sự liên quan mật thiết, có sự tác động qua lại lẫn nhau; mỗi biện pháp quản lý cũng như hệ thống các biện pháp quản lý được đề xuất đều được đánh giá có mức độ cần thiết và tính khả thi cao:
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù hợp với nghề đào tạo.
- Xây dựng nội dung, phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng sản xuất.
- Quản lí đầu tư CSVC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo nghề cho LĐNT.
- Quản lí hoạt động dạy nghề của giáo viên theo hướng kết hợp giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và nghệ nhân có tay nghề cao.
- Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tại địa phương.
- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho các đối tượng học nghề sau đào tạo.
Các biện pháp quản lý cần được thực hiện đồng bộ để công tác quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương nâng cao chất lượng và đạt được kết quả mong muốn.