CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.5.1. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuấtquản lý đƣợc đề xuất
Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất, đề tài đã tiến hành cho điểm đánh giá theo cách thức:
- Mức độ cần thiết/khả thi: 3 điểm.
- Mức độ ít cần thiết/ít khả thi: 2 điểm.
- Mức độ không cần thiết/không khả thi: 1 điểm.
Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1.Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.
T T Các biện pháp
Mức độ
Điểm TB
X
Thứ Cần bậc
thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết
+3 +2 +1
1 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh
phù hợp với nghề đào tạo. 64 15 1 2,78 5
2
Xây dựng nội dung, phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu sản xuất.
65 14 1 2,80 4
3
Quản lí đầu tư CSVC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo nghề cho LĐNT.
67 13 0 2,83 1
4
Quản lí hoạt động dạy nghề của giáo viên theo hướng kết hợp giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và nghệ nhân có tay nghề cao.
65 15 0 2,81 3
5
Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tại địa phương.
62 18 0 2,77 6
6
Tư vấn, giới thiệu việc làm cho các đối tượng học nghề sau đào tạo.
66 14 2,82 2
Điểm trung bình các biện pháp 2,80
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.
T T Các biện pháp
Mức độ Điểm
TB
Y
Thứ Khả bậc
thi
Ít khả thi
Không khả thi
+3 +2 +1
1 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh
phù hợp với nghề đào tạo. 62 18 0 2,77 4
2
Xây dựng nội dung, phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu sản xuất.
61 18 1 2,75 6
3
Quản lí đầu tư CSVC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo nghề cho LĐNT.
65 14 1 2,83 1
4
Quản lí hoạt động dạy nghề của giáo viên theo hướng kết hợp giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và nghệ nhân có tay nghề cao.
64 16 0 2,80 2
5
Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tại địa phương.
62 17 1 2,76 5
6
Tư vấn, giới thiệu việc làm cho các đối tượng học nghề sau đào tạo.
64 15 1 2,78 3
Điểm trung bình các biện pháp 2,78
* Nhận xét:
- Theo các khách thể được khảo sát, mỗi biện pháp quản lý nêu trên đều có mức độ cần thiết và mức độ khả thi cao, thể hiện: giá trị trung bình X ,
Ycủa mỗi biện pháp ở cả mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều > 2.
- Mức độ cần thiết và mức độ khả thi chung của các biện pháp quản lý nêu trên đều khá cao, thể hiện: giá trị trung bình đánh giá mức độ cần thiết chung cho các biện pháp quản lý nêu trên là X = 2,8; giá trị trung bình đánh giá mức độ khả thi chung cho các biện pháp quản lý nêu trên là Y = 2,78.
- Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý cao hơn mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất, thể hiện: giá trị trung bình đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý cao hơn giá trị trung bình đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý.
- Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất là không đều nhau, thể hiện: giá trị trung bình (X ) trong đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp có sự chênh lệch, trong đó có mức độ cần thiết cao nhất là biện pháp tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo nghề cho LĐNT(X = 2,83) và thấp nhất là biện pháp đổi mới hình thức tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tại địa phương (X = 2,77).
- Giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của mỗi biện pháp quản lý cũng không hoàn toàn tương đồng, thể hiện: thứ bậc mức độ cần thiết và mức độ khả thi của một số biện pháp quản lý không giống nhau.