Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

- Thực hiện nhiệm vụ chính của nhà trường trong những năm qua là tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương đã mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho LĐNT, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhà trường đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết về con người, CSVC, chương trình đào tạo... để tham gia đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Kiến Xương.

- Ngay sau khi được cấp phép đào tạo, nhà trường đã phối hợp với phòng LĐ – TB & XH huyện, UBND các xã thị trấn và đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở tiến hành tuyển sinh và tổ chức giảng dạy nghề hàng năm cho hàng trăm học viên và kết thúc khóa học được cấp chứng chỉ nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm.

* Nguyên nhân của những thành tựu:

- Lãnh đạo Nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị trong việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT của Chính phủ, từ đó có sự đầu tư công sức cho công tác xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài đơn vị, chỉ đạo các cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch đã xây dựng.

- Đội ngũ CB – GV nhà trường đã có nhận thức đúng về trách nhiệm của đơn vị, cá nhân đối với hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT, để từ đó có sự tích cực, chủ động, tự giác trong việc thực hiện kế hoạch do lãnh đạo xây dựng.

- Đề án “Đ o t o nghề cho ao ng nông thôn n năm ” của Chính phủ đã làm cho hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

- Chủ trương giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các cơ sở dạy nghề là điều kiện hết sức thuận lợi để nhà trường tham gia hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy là nhân tố tích cực tham gia hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT.

2.6.2. Nh ng tồn tại, hạn chế

- Chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng năm về đào tạo nghề cho LĐNT. Do vậy, cho đến nay, hoạt động đào tạo nghề LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương chưa có sự phát triển, chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo chỉ tập trung vào những nghề s n có

- Trang thiết bị máy móc, vật tư thực hành phục vụ đào tạo nghề cho LĐNT còn hạn chế.

- Việc đào tạo nghề cho LĐNT phụ thuộc rất lớn vào ngân sách hỗ trợ của nhà nước.

- Công tác quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương trong thời gian vừa qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó là các vấn đề: xây dựng kế hoạch tuyển sinh chưa phù hợp với điều kiện thực tế các ngành nghề đào tạo, đối tượng tuyển sinh chất lượng không đồng đều, trình độ nhận thức còn hạn chế dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao; nội dung và CTĐT chưa có sự thay đổi để đáp ứng với các tiêu chí các ngành nghề trong sản xuất cũng như các ngành nghề mới. Trong những năm gần đây nhà nhà trường đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, song máy móc trang thiết bị không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo; công tác quản lí hoạt động dạy nghề của đội ngũ giáo viên còn thấp, đội ngũ giáo viên trẻ chiếm đa số, họ là những người có trình độ chuyên môn tốt có khả năng tiếp cận kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, nhưng kỹ năng thực hành còn hạn chế điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của nhà trường; phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo còn thụ động, chưa mạnh dạn cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Năng lực của cán bộ quản lí các cấp trong nhà trường còn hạn chế, trong công tác chỉ đạo, phân công thực hiện nhiệm vụ được giao còn chồng chéo.

- Đội ngũ CBQL và giáo viên của nhà trường phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Do vậy, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT chưa được quan tâm và đầu tư nguồn lực để phát triển.

- Việc đầu tư tài chính, CSVC, trang thiết bị của ngành LĐ - TB & XH, UBND huyện để trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương tham gia hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

- Quản lí đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương hiện nay tuy đã được thực hiện khá sớm nhưng sự phát triển còn rất chậm và thiếu tính ổn định; mức độ thực hiện chung của các nội dung quản lí đào tạo là khá thấp và không đồng đều, có nhiều nội dung chưa được thực hiện tốt. Các nội dung quản lý chưa được thực hiện đồng bộ và đạt kết quả thấp, thể hiện ở các nhược điểm cơ bản sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh chưa phù hợp với điều kiện thực tế các ngành nghề đào tạo, chưa tạo được sức hút đối với người học.

- Nội dung và CTĐT chưa có sự thay đổi, chưa sát với thực tế để đáp ứng với các tiêu chí các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh.

- CSVC, trang thiết bị dạy nghề, còn thiếu và lạc hậu so với công nghệ máy móc của doanh nghiệp.

- Phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT chưa linh động, chưa mạnh dạn đổi mới PPDH.

- Công tác quản lí hoạt động dạy nghề của đội ngũ giáo viên còn thấp, đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT còn hạn chế,thiếu kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp.

Từ những tồn tại của thực trạng nêu trên nhà trường cần phải tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Để giải quyết vấn đề trên tác giả xin đề xuất các biện pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)