SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT PHENOL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả Mù u để ứng dụng trong kiểm nghiệm (Trang 27 - 30)

Là những hợp chất có một hoặc nhiều nhóm hydroxyl gắn trực tiếp vào vòng thơm.

Phenol là hợp chất phenol đơn giản nhất. Polyphenol là hợp chất có trên một nhóm hydroxyl gắn vào một hay nhiều vòng benzen. Hợp chất phenol trong thực vật thường ở dạng ester hayglycosid [74], [106].

1.2.2. Phân loại

Harborne đã phân loại các hợp chất phenol thành các nhóm dựa trên số carbon trong phân tử như trình bày trong bảng dưới đây (Bảng 1.1.)[74], [106].

Bảng 1.1.Phân loại các hợp chất phenol theo Harborne Sốcarbon Khung cơ bản Nhóm

6 7 8 9

10 13 14 14 15 16 30 18 n

C6 C6-C1 C6-C2 C6-C3

C6-C4 C6-C1-C6 C6-C1-C6 (C6-C1)2 C6-C3-C6 C6-C4-C6 (C6-C3-C6)2 (C6-C3)2 (C6-C3)n (C6-C3-C6)n

Hợp chất phenol đơn giản, benzoquinon Acid phenolic

Acetophenon và acid phenylacetic

Phenylpropanoid, acid hydroxycinnamic, chromon, coumarin, isocoumarin

Naphthoquinon Xanthonoid Stilbenoid Anthranoid

Euflavonoid, isoflavonoid, neoflavonoid Homoflavonoid

Biflavonoid Lignan, neolignan Lignin

Flavolan (tannin ngưngtụ)

1.2.3. Các hợp chất phenol thường gặp ở chiCalophyllum 1.2.3.1. Coumarin

Coumarin thuộc nhóm phenylpropanoid bao gồm các hợp chất phenol tự nhiên có nhân thơm đính vào mạch nhánh 3 carbon. Các coumarin thuộc chi Calophyllumcó cấu trúc cơ bản như hình bên với R1 có thể là nhóm: phenyl, methyl hoặc n-propyl. Nếu R1 là nhóm phenyl thì gọi là neo-flavonoid [75], [100], [106].

Các coumarin đã phân lập và xác định cấu trúc trong vài thập niên trở lại đây là các pyranocoumarin, furocoumarin, furo-pyranocoumarin, các coumarin đơn giản [71].

1.2.3.2. Xanthon

Thành phần hóa học của chi Calophyllum có nhiều dẫn suất xanthon là các hợp chất phenol thường có màu vàng và có cấu trúc cơ bản như hình bên.

Có thể xếp loại xanthon phân lập từ Calophyllum inophyllum theo số lượng nhóm thếchứa oxy trên cấu trúc cơ bản như: xanthon 1 oxy, 2 oxy, 3 oxy... [100], [106], [75]. Các nhóm thế có thể là OH, OMe, isoprenyl, COOMe [71].

1.2.3.3. Chromanon

Ngoài coumarin và neo-flavonoid, xanthon, còn có các flavonoid, biflavonoid và ở một số loài như inophyllum tomentosum còn có các dẫn xuất chromanon có cấu trúc cơ bản như hình bên [71], [100].

1.2.4. Một số phương pháp chiết xuất hợp chất phenol [33]

1.2.4.1. Phương pháp chiết lng-lng

Các yếu tốgóp phần vào hiệu lực của sựchiết bằng dung môi là: loại dung môi, pH, nhiệt độ, số bước và thểtích dung môi.

- Bản chất của dung môi: dung môi sửdụng rộng rãi nhất đểchiết hợp chất phenol là methanol và hỗn hợp methanol/nước. Các dung môi khác như aceton, ethyl acetat và hỗn hợp thường cho hiệu suất thấp hơn.

- pH của môi trường chiết xuất: pH xác định mức độhòa tan của chất tan và cũng ảnh hưởng đến sựhòa tan có thểcó của phần có thểthủy phân được.

O

O R2

R1

O R1 O R2

R3

O

R4 R5

O

O

O

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao làm gia tăng hệ số tan và khuếch tán của các chất được chiết và làm giảm độ nhớt của dung môi. Tuy nhiên, nhiệt độcao quá có thểlàm thoái biến các hợp chất phenol.

- Số bước chiết xuất và thể tích dung môi. Hiệu suất chiết gia tăng theo số bước chiết. Thí dụchiết bằng 50 ml dung môi x 4 lần cho hiệu suất cao hơn chiết 1 lần x200 ml dung môi. Chiết để định lượng cho hiệu suất cao nhất với 3-5 lần chiết tuần tự.

1.2.4.2. Phương pháp chiết rn-lng

Phương pháp chiết lỏng dưới áp suất (PLE)

Kỹ thuật chiết lỏng dưới áp suất tức là chiết bằng dung môi ở áp suất và nhiệt độ cao mà không đạt tới điểm tới hạn của chúng. Kỹ thuật này có nhiều tên gọi khác nhau như: chiết dung môi gia tốc (Accelerated Solvent Extraction-ASE), chiết lỏng dưới áp suất (Pressurized Fluid Extraction-PFE; Pressurized Liquid Extraction- PLE), chiết dung môi nóng áp suất cao (Pressurized Hot Solvent Extraction-PHSE), chiết dung môi áp suất cao (High-Pressure Solvent Extraction-HPSE), chiết dung môi nhiệt độ cao, áp suất cao (High-Pressure, High Temperature Solvent Extraction-HPHTSE), chiết dung môi chưa tới hạn (Subcritical Solvent Extraction- SSE). Tuy có nhiều tên gọi nhưng thuật ngữ chiết lỏng dưới áp suất (Pressurized Liquid Extraction-PLE) được chấp nhận rộng rãi nhất. Từ những năm 2000 phương pháp PLE bắt đầu được áp dụng để chiết các hợp chất phenol. Trong phương pháp này, dùng nhiệt độ và áp suất cao để gia tốc cho quá trình chiết. Áp suất làm tăng tiếp xúc giữa dịch chiết và mẫu trong khi nhiệt độ cao phá vỡ các liên kết trong matrix phenol. Dung môi nóng làm biến tính tế bào do làm đông lipoprotein làm cho sự thẩm thấu của thành tế bào ngày càng ít chọn lọc. Qua sự làm nóng lại, thể tích pha lỏng nội tăng dẫn đến tăng áp suất gây ra sự tuần hoàn ly tâm của các dung dịch qua các lỗ[110].

Phương pháp này thực hiện chiết trong khí quyển trơ tránh ánh sáng cho hiệu suất caovì các hợp chất phenolkém bền trong điều kiện có oxy và ánh sáng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả Mù u để ứng dụng trong kiểm nghiệm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(236 trang)