Xử lý mẫu thực vật và chiết tách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam (Trang 68 - 72)

3.3. Lá cây Săng bù (Macaranga kurzii)

3.3.1 Xử lý mẫu thực vật và chiết tách

Lá cây Săng bù (M. kurzii) sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi trong bóng mát, sấy khô ở nhiệt độ 40-45 oC, sau đó được nghiền nhỏ thành bột (1,8 kg). Bột mẫu lá được ngâm chiết với EtOAc 4 lần (24 giờ/lần) sau đó là với MeOH 3 lần (24 giờ/lần). Dịch chiết sau đó được cất loại dung môi dưới áp suất thấp để nhận được 100,8 g và 60 g các cặn chiết thô EtOAc và MeOH tương ứng. Quá trình ngâm chiết lá cây Săng bù được thể hiện trên hình 3.7.

Lá cây M. kurzii (1,8 kg)

Cặn EtOAc (100,8 g) Bã còn lại

Cặn MeOH (60 g) Bã còn lại

- Ngâm chiết EtOAc (4 lần, 24 giờ/lần); Cất loại dung môi

- Ngâm chiết MeOH (3 lần 24 giờ/lần); Cất loại dung môi

Cặn chiết etyl axetat (100,8 g) của lá cây M. kurzii được phân tách trên cột silica gel, rửa giải với hệ dung môi n-hexan/EtOAc (0 – 100% EtOAc trong n-hexan), sau đó với hỗn hợp EtOAc:MeOH (95:5) thu được 15 phân đoạn F1-F15.

Phân đoạn F2 và F3 được gộp lại (9,8 g) được đưa lên cột silica gel (0 – 98% acetone trong n-hexan) thu 5 phân đoạn nhỏ F2.1 - F2.5. Phân đoạn thứ cấp F2.2 được tinh chế lại trên cột silica gel (n-hexan) nhận được MKF2.2 (8 mg).

Phân đoạn F6, F7 và F8 được gộp lại (5,4 g) được phân tách trên cột silica gel, dung môi rửa giải là n-hexan:axeton (97:3) thu được 10 phân đoạn nhỏ F8.1 – F8.10. Phân đoạn F8.1 được tinh chế lại trên cột silica gel, (n- hexan:axeton, 98:2) thu được MKF 8.1 (8 mg). Phân đoạn F8.3 được kết tinh lại trong hỗn hợp (n-hexan: axeton) thu được MKF8.3 (6 mg). Phân đoạn F8.4 được tinh chế lại trên cột sephadex LH-20 (MeOH:CH2Cl2, (8:2) nhận được MKF8.4 (9 mg).

Phân đoạn F9 được kết tinh lại trong axeton thu được MKF9 (15 mg).

Phần dung dịch sau khi được cô khô (5,8 g) được tinh chế trên cột silica gel, sử dụng hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5) thu được 8 phân đoạn thứ cấp F9.1 – F9.8. Phân đoạn F9.4 được tinh chế lại trên cột sephadex LH-20 (MeOH:CH2Cl2, 8:2), thu được MKF9.4 (7 mg). Tương tự, phân đoạn F9.7 được tinh chế lại trên cột sephadex LH-20 (MeOH:CH2Cl2, 8:2), nhận được hợp chất MKF9.7 (5 mg). Phân đoạn F9.5 được tinh chế trên cột silica gel, dung môi rửa giải là n-hexan:CH2Cl2 (7:3), sau đó kết tinh lại trong hệ n- hexan:CH2Cl2 nhận được MKF9.5 (9 mg).

Phân đoạn F9 và F10 được gộp lại và kết tinh trong hỗn hợp n-hexan:

EtOAc thu được MKF10 (20 mg). Phần dung dịch cô loại dung môi và được gộp với phân đoạn F11 (20,03 g) được phân tách trên cột silica gel, rửa giải với hệ dung môi ban đầu là n-hexan:CH2Cl2 (60 – 100% CH2Cl2 trong n- hexan) và cuối cùng là hỗn hợp CH2Cl2:MeOH (95: 5) thu được 6 phân đoạn

thứ cấp F11.1 – F11.6. Phân đoạn nhỏ là F11.4 được tinh chế trên cột silica gel, hệ dung môi là n-hexan:CH2Cl2 (1:9) nhận được MKF11.4 (7 mg) và MKF11.4.1 (5 mg).

Tương tự, phân đoạn F11.4 được phân tách trên cột silica gel, hệ dung môi là n-hexan:CH2Cl2 (1:9) thu được MKF11.5.1 (6 mg), MKF11.5.2 (10 mg) và MKF11.5.3 (5 mg). Quá trình phân tách cặn etyl axetat của lá cây Săng bù được trình bày chi tiết trong hình 3.8.

.

Hình 3.8: Sơ đồ phân tách cặn EtOAc của lá cây Săng bù MKF8.1

8 mg

- CC, SiO2

n-hx:axeton

MKF8.3 6 mg

Cặn EtOAc lá cây M.kurzii 100,8 g

F1 F2-3 F4-5 F6-8 F9 F10 F11 F12-15

MKF2.2 8 mg

Kết tinh lại

Kết tinh

MeOH:

H2O - CC, SiO2

n-hexan/EtOAc, gradient

- CC, SiO2

n-hx:axeton

F2.2

- CC, SiO2

n-hx

- CC, SiO2

n-hx: axeton gradient

Kết tinh

- Sephadex, MeOH: CH2Cl2

MeOH: H2O

F8.1 F8.3 F8.4

MKF8.4 9 mg

Chất rắn F9A

F9.4 F9.7 F9.5

MKF9.4 7 mg

MKF9.7 5 mg

MKF9.5 9 mg

- CC, SiO2

n-hx:axeton

- Sephadex, MeOH MeOH: H2O

- CC, SiO2

n-hx:CH2Cl2

Kết tinh

Chất rắn F11A

MKF10 20 mg

- CC, SiO2

n-hx:CH2Cl2

F11.4 F11.5

MKF11.4 7 mg

MKF11.4.1 5 mg

MKF11.5.1 6 mg

MKF11.5.3 5 mg MKF11.5.2

10 mg

- Sephadex - CC, SiO2

n-hx:CH2Cl2 - Sephadex - CC, SiO2

n-hx:CH2Cl2

MKF9 15 mg

Phần cặn MeOH (80 g) của lá cây M.kurzii được hoà lại với MeOH, loại phần không tan trong MeOH, dung dịch MeOH cô lại được (45 g). Cặn MeOH này được phân tách trên cột pha đảo RP-18, hệ dung môi rửa giải là MeOH:H2O (0 – 100% MeOH trong H2O) thu được 4 phân đoạn thứ cấp FM1- FM4.

Phân đoạn FM1 (3 g) được phân tách trên cột silica gel, sử dụng hệ dung môi gradient CH2Cl2:MeOH vói sự có mặt của 2% HCOOH thu 2 phân đoạn FM1.1 – FM1.2. Hai phân đoạn nhỏ FM1.1 và FM1.2 được tinh chế lại trên cột sephadex LH-20 dung môi là MeOH thu được hai hợp chất tương ứng MKFM1.1 (4 mg) và MKFM1.2 (4 mg). Phân đoạn FM2 được rửa lại bằng MeOH nhận được MKFM2 (4 mg).

Sơ đồ phân tách được thể hiện trên hình 3.9.

Hình 3.9: Sơ đồ phân tách cặn MeOH của lá cây Săng bù FM1.1

Cặn MeOH lá cây M.kurzii 80 g

Cất loại MeOH

MKFM 45 g

Không tan trong MeOH

Hoà tan MeOH

CC, RP-18 MeOH: H2O, grad

Sephadex MeOH

MKFM1.1 4,0 mg

MKFM1.2 4,0 mg

Sephadex MeOH

FM1 FM2 FM3 FM4

FM1.2

CC, SiO2, grad

CH2Cl2:MeOH:HCOOH Rửa = MeOH

MKFM2 4,0 mg

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)