ĐIỀU KIỆN GIAO THOA. SÓNG KẾT HỢP

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn vật lý 12 (Trang 89 - 93)

Chương II: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

III. ĐIỀU KIỆN GIAO THOA. SÓNG KẾT HỢP

- Điều kiện để có giao thoa: hai nguồn sóng là hai nguồn kết hợp.

- Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có:

+ Dao động cùng phương, cùng chu kỳ ( hay tần số ).

+ Có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

- Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là sóng kết hợp.

- Hai nguồn đồng bộ là hai nguồn kết hợp nhưng có cùng pha.

- Hiện tượng giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng.

BÀI TẬP

1 Điều nào sau đây đúng khi nói về sự giao thoa sóng?

A.Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng khác nhau.

B.Điều kiện để có giao thoa là các sóng phải là các sóng kết hợp nghĩa là chúng phải cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

C.Quỹ tích những chỗ có biên độ sóng cực đại là một họ hyperbol.

D.A, B, và C đều đúng.

2 Giao thoa sóng là hiện tượng

A.giao thoa của hai sóng tại một điểm trong môi trường.

B.cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong một môi trường.

C.các sóng triêt tiêu khi gặp nhau.

D.gặp nhau của hai sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ sóng được tăng cường hoặc giảm bớt.

3 Hai nguồn sóng kết hợp A, B dao động theo phương trình uA =uB =Acos( ).ωt Giả sử khi truyền đi biên độ sóng không đổi. Một điểm M cách A và B lần lượt là d1 và d2. Biên độ sóng tạ M là cực tiểu nếu

A. 2 1

(2 1).

d − =d k+2 2λ

B. 2 1

( 1).

d − = +d k 2 2λ C. d2 d1 (k 1).2

− = + λ

D. d2− =d1 (2k+1)λ

4 Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động uO =Acosωtđặt ở S1, S2. Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ dao động cực đại trên đoạn S1

S2 bằng:

A. 4 k λ

B. kλ C. 2

k λ

D. (2 1) 2 + λ k

5 Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động uO =Acosωtđặt ở S1, S2. Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ dao động cực tiểu trên đoạn S1

S2 bằng:

A.kλ B. 4

k λ

C. 2 k λ

D. (2 1) 2 + λ k 6 Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phát sóng:

A.có cùng tần số và cùng phương truyền.

B.có cùng biên độ và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.

C.có cùng tần số và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.

D.độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.

7 Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng:

A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.

8 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai nguồn sóng có các đặc điểm sau:

A.Cùng tần số, cùng pha. B.Cùng tần số, ngược pha.

C.Cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi. D.Cùng biên độ, cùng pha.

9 Phát biểu nào sau đây là đung?

A.Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau

B.Hiện tương giao thoa sóng xảy ra khi có hai có hai dao động cùng chiều, cùng pha với nhau.

C.Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.

D.Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

10 Điều kiện để giao thoa sóng là có hai sóng cùng phương:

A.chuyển động ngược chiều nhau. B.cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

C.cùng bước sóng giao nhau. D.cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

11 Hiện tượng giao thoa xảy ra khi:

A.hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.

B.hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C.hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau.

D.hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha gặp nhau.

12 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.

B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.

C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động với biên độ cực đại tạo thành các vân giao thoa.

D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.

13 Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng có độ dài là:

A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.

14 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 50Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn lõm liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là:

A. λ = 1mm. B. λ = 2mm. C. λ = 4mm. D. λ = 8mm.

15 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 100Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn lõm liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 4mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. 0,2m/s. B. 0,4m/s. C. 0,6m/s. D. 0,8m/s.

16 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. v = 20cm/s. B. v = 26,7cm/s. C. v = 40cm/s. D. v = 53,4cm/s.

17 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 13Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực không có dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. v = 26m/s. B. v = 26cm/s. C. v = 52m/s. D. v = 52cm/s.

18 Âm thoa điện mang một nhánh có hai mũi nhọn dao động với tần số 100Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2m/s. Số gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2 là:

A. 8 gợn sóng. B. 14 gợn sóng. C. 15 gợn sóng. D. 17 gợn sóng.

19 Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số 13Hz. Tại một điểm M cách nguồn S1, S2 những khoảng d1 =19cm, d2 =21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1, S2 không còn có cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước trong trường hợp này là:

A. 46cm/s B.26cm/s C. 28cm/s D. 40cm/s

20 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động với tần số 50Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2 mm.

A. λ=1mm B. λ=2mm C.λ =4mm D. λ=8mm

21 Người ta khảo sát hiện tượng giao thoa trên mặt nước tạo thành do hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số f =15Hz. Người ta thấy sóng có biên độ cực đại thứ nhất kể từ đường trung trực của S1S2 tại những điểm M có hiệu khoảng cách đến S1, S2 bằng 2cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:

A. 45cm/s B.30cm/s C. 26cm/s D. 15cm/s

22 Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động uO = Acos(880πt) cm đặt cách nhau một khoảng S1S2 = 2m. Vận tốc truyền sóng trong trường hợp này là v=352m/s. Số điểm trên S1S2 (không kể S1, S2) có dao động với biên độ 2A bằng:

A. 7 B. 3 C. 5 D. 9

23 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động với tần số 100Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 4mm.Vận tốc trên mặt nước là bao nhiêu?

A. v=0,2m/s B. v=0,4m/sC. v=0,6m/s D.v=0,8m/s

24 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A, B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của S1S2 có ba dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

A.v=20m/s B. v=26,7m/s C. v=40m/s D. v=53,4m/s

25 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số 16Hz, tại một điểm M cách S1, S2 những khoảng d1 =30cm, d2 =25,5cm sóng có biên độ cực đại.

Giữa M và đường trung trực của S1S2 có hai dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

A. v=18cm/s B.v =24cm/sC. v=36cm/s D. v=12cm/s

26 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động chu kỳ 0,2 s, tại một điểm M cách S1, S2 những khoảng d1 =11cm, d2 =13cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

A. v=20cm/s B. v=5cm/s C.v =10cm/s D. v=100cm/s

27 Dùng một âm thoa phát ra âm tần số f = 100 Hz, người ta tạo ra tại hai điểm A, B trên mặt nước hai nguồn sóng có cùng biên độ, cùng pha. Khoảng cách AB = 2,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là

A. 3. B. 4. C. 6. D. 7.

28 Thực hiện giao thoa với hai nguồn sóng kết hợp S1,S2. Sóng do hai nguồn phát ra có cùng biên độ2 cm, bước sóng bằng 20 cm thìsóng tại điểm M cách hai nguồn lần lượt là 50 cm và 10 cm có biên độ là:

A. A = 1 (cm) B. A = 2 (cm) C. A = 4 (cm) D. A = 2 (cm).

29 Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng S1và S2 dao động với phương trình là us1=us2 =4cosπt cm. Tốc độ truyền sóng là v= 10cm/s. Biểu thức sóng tại điểm M cách S1và S2 một khoảng lần lượt là d1= 5cm, d2=10cm là:

A.

4 2 cos( 3 )

M 4

u = πt− π

cm B.uM 4 2 cos( t 4)

π π

= −

cm C.

4 2 cos( 3 )

M 4

u = πt+ π

cm D.uM =8cosπtcm

30 Trên mặt chất lỏng có hai tâm dao động S1 và S2 cùng phương, cùng phương trình dao động

1 2 cos(2 )

s s 2

u =u =A π ft−π

. Trong khoảng S1 S2, khoảng cách giữa một điểm dao động cực đại và điểm dao động với biên độ cực tiểu gần nó nhất là:

A.8 λ

B.4 λ

C.2 λ

D. 4λ

31 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với tần số f= 15Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v= 30m/s. Gọi d1, d2 lần lượt là khoảng cách từ điểm đang xét đến nguồn sóng S1, S2. Tại điểm nào sau đây dao động sẽ có biên độ cực đại?

A.d1= 25cm, d2=20cm B.d1=24cm, d2=21cm C.d1=25cm, d2=21cm D.d1=26cm,d2=27cm

32 Tại hai điểm S1 và S2 trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương, cùng pha và cùng tần số dao động f= 40Hz. Biết rằng khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp trên S1 S2 là 1,5cm. Tốc độ truyền sóng trong môi trường này bằng:

A.v= 2,4m/s B.v= 1,2m/s C.v= 0,3m/s D.v= 0,6m/s

33 Khi thực hiện giao thoa sóng cơ học với hai nguồn kết hợp S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 24 cm và bước sóng λ = 5 cm. Thì số gợn giao thoa đứng yên trên đoạn S1 S2 là:

A. 8. B. 10. C. 6. D. 4.

34 Xét hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn S1 và S2 cùng phương và có cùng phương trình dao động us1=us2 =2cos 20πt cm. Hai nguồn đặt cách nhau S1 S2 = 15cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 60cm/s. Số đường dao động cực đại trên đoạn nối S1 S2 bằng:

A.7 B.3 C.9 D.5

35 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động cùng pha với tần số f= 15Hz. Tại điểm M cách S1, S2 lần lượt là d1= 23cm, d2= 26,2cmsóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của S1, S2 còn có một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A.v= 18cm/s B.v= 21,5cm/s C.v= 24cm/s D.v= 25cm/s

36 Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số f= 13Hz. Tại điểm M cách hai nguồn S1, S2 những khoảng d1= 19cm, d2=21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A.v= 26cm/s B.v= 28cm/s C.v= 30cm/s D.v= 36cm/s

37 Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1,

S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2m/s. Có bao nhiêu gợn sóng giữa S1S2. A. 8 gợn sóng. B. 14 gợn sóng. C. 16 gợn sóng. D. 15gợn sóng.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn vật lý 12 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(332 trang)
w