CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu chính thức
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Tổng thể đối tượng của cuộc nghiên cứu này là toàn bộ những người tiêu dùng Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; sinh sống và làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh; họ có thể là sinh viên hoặc làm các công việc khác nhau (làm nghề tự do, hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp...)
Về kích thước mẫu nghiên cứu, tổng hợp tư liệu từ các nhà nghiên cứu trước đây và ý kiến các chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và kết cấu của các nhóm đáp viên.
Cụ thể:
- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell [157], kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức: n>= 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình); trong khi đó, theo Harris RJ. Aprimer [60]: n.>= 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc) hoặc n>= 50 + m, nếu m<5.
- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair & ctg [6]
cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố kết hợp với hồi quy tuyến tính, mô hình nghiên cứu có 31 biến đo lường. Vì thế, tính theo nguyên tắc 5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiểu là 155 phần tử. Để phù hợp với cuộc nghiên cứu, để chọn được mẫu có tính đại diện cao nhất cho tổng thể, phương pháp lấy mẫu được chọn là phương pháp lấy mẫu tiện lợi với sự phân tầng có tỷ lệ. Theo phương pháp này tổng thể được chia thành các nhóm nhỏ là các quận, số lượng phần tử ở mỗi quận lấy theo tỷ lệ của từng quận dựa trên tổng số dân của các quận so với số dân của thành phố.
Cuộc nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất, với tổng thể được ước lượng và không cụ thể nên không thể áp dụng các công thức thống kê để ước lượng sai số chọn mẫu. Việc xác định kích thước mẫu dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau:
• Phạm vi của cuộc nghiên cứu là nội thành Hà Nội với 10 quận và nội thành TP. Hồ Chí Minh với 19 quận.
• Tỉ lệ dân số 18 tuổi trong tổng số dân của tổng thể nghiên cứu.
• Tỉ lệ dân số của quận cần điều tra so với dân số của 29 quận nội thành ở Hà Nội và TP.HCM cần nghiên cứu.
Vì vậy, kích thước mẫu được xác định là 1000 phần tử, quy mô mẫu nghiên cứu này lớn hơn khoảng 7 lần so với yêu cầu về kích thước mẫu đã phân tích ở trên.
Tác giả kì vọng đây là quy mô mẫu tối ưu để có sự miêu tả tương đối chính xác về tổng thể.
Theo khu vực địa lý, Hà Nội gồm 10 quận nội thành là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông và 19 quận nội thành TP.HCM gồm: Quận 1 đến Quận 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức.
Theo quy mô dân số, thông tin từ báo cáo 47 của Chi cục dân số Hà Nội T12/2010 và “Dân số và mật độ dân số” năm 2010 phân chia theo quận, huyện, Theo Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh ta có bảng cụ thể định mức mẫu nghiên cứu như sau:
Lưu ý: Trung bình 65% dân số lớn hơn 18 tuổi (số liệu thống kê 2008-2009) Bảng 3.25. Phân bổ mẫu nghiên cứu
STT Tên quận Dân số quận
Số dân >18 tuổi (TB) (Tổng thể nghiên cứu)
Tỷ lệ dân số quận/dân số
tổng thể nghiên cứu
Số phần tử được chọn (người)
1 Ba Đình 225.910 146.841 3% 30
2 Hoàn Kiếm 147.334 95.767 2% 20
3 Hai Bà Trưng 295.726 192.222 4% 40
4 Đống Đa 370.117 240.576 4% 40
5 Thanh Xuân 223.694 145.401 3% 30
6 Tây Hồ 130.639 84.915 2% 20
7 Cầu Giấy 225.643 146.668 3% 30
8 Hoàng Mai 335.509 218.081 4% 40
9 Long Biên 226.913 147.493 3% 30
STT Tên quận Dân số quận
Số dân >18 tuổi (TB) (Tổng thể nghiên cứu)
Tỷ lệ dân số quận/dân số
tổng thể nghiên cứu
Số phần tử được chọn (người)
10 Hà Đông 233.136 151.538 3% 30
11 Quận 1 187.435 121.833 2% 20
12 Quận 2 140.621 91.404 2% 20
13 Quận 3 188.945 122.814 2% 20
14 Quận 4 183.261 119.120 2% 20
15 Quận 5 174.154 113.200 2% 20
16 Quận 6 253.474 164.758 3% 30
17 Quận 7 274.828 178.638 3% 30
18 Quận 8 418.961 272.325 5% 50
19 Quận 9 263.486 171.266 3% 30
20 Quận 10 232.450 151.092 3% 30
21 Quận 11 232.536 151.148 3% 30
22 Quận 12 427.083 277.604 5% 50
23 Quận Phú Nhuận 175.175 113.864 2% 20
24 Quận Bình Thạnh 470.054 305.535 6% 60
25 Quận Tân Phú 407.924 265.151 5% 50
26 Quận Tân Bình 430.436 279.783 5% 50
27 Quận Gò Vấp 548.145 356.294 6,5% 65
28 Quận Bình Tân 430.436 279.783 4,5% 45
29 Quận Thủ Đức 455.899 296.334 5% 50
Tổng 8.309.924 5.401.448 100% 1000
Đồng thời, trong quá trình điều tra chính thức, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đáp viên tại các khu vực tập trung đông dân cư như siêu thị, sân chơi của các tòa nhà chung cư, khu vui chơi giải trí nhằm đảm bảo tính xác thực cũng như tính hiệu quả của việc trả lời phỏng vấn.