Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến tiềm ẩn theo các nhóm người tiêu dùng có phong cách thời trang khác nhau

Một phần của tài liệu sự thoả mãn đến lòng trung thành và hành vi mua lặp lại áo sơ mi may sẵn đối với người tiêu dùng đô thị Việt Nam dưới ảnh hưởng bởi sự dính líu và phong cách thời trang (Trang 130 - 134)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định mô hình và các giải thuyết nghiên cứu

4.2.3. Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến tiềm ẩn theo các nhóm người tiêu dùng có phong cách thời trang khác nhau

Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các biến tiềm ẩn trong mô hình được đo trên thang Likert 7 bậc (trừ biến phong cách thời trang) được xây dựng và kiểm định trong chương 3. Kết quả cho thấy (bảng 4.14) khách hàng được khảo sát đánh giá sự trung thành, thỏa mãn và hành vi mua lặp lại với thương hiệu áo sơ mi may sẵn là không cao và ít sự khác biệt (cao nhất là Tin tưởng TT= 4,0846, thấp nhất là Truyền miệng TM=3,4244)

Bảng 4.14. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu

N

Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn

TT 615 1,00 7,00 4,0846 1,15826

TM 615 1,00 7,00 3,4244 1,17909

CK 615 1,29 7,00 3,8481 1,04388

MLL 615 1,00 7,00 3,7322 1,08998

STM 615 1,00 7,00 3,5789 ,94404

Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các biến tiềm ẩn (các nhân tố) trong mô hình theo các nhóm phong cách thời trang khác nhau.

Tiếp theo, luận án sẽ kiểm định giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của từng nhân tố gắn với các nhóm người tiêu dùng có phong cách thời trang khác nhau sử dụng phép phân tích thống kê mô tả. Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.15 dưới đây:

Bảng 4.15. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các nhóm người có phong cách thời trang khác nhau

Q10 N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

CK

Nhóm 1 209 3,9055 1,08397

Nhóm 2 255 3,7815 ,98034

Nhóm 3 49 3,9067 1,06168

Nhóm 4 102 3,8669 1,11734

TT

Nhóm 1 209 4,1075 1,13537

Nhóm 2 255 3,9637 1,10604

Nhóm 3 49 4,2857 1,31200

Nhóm 4 102 4,2353 1,23171

TM

Nhóm 1 209 3,4541 1,22685

Nhóm 2 255 3,3314 1,09580

Nhóm 3 49 3,7857 1,26450

Nhóm 4 102 3,4093 1,22666

STM

Nhóm 1 209 3,6232 ,95726

Nhóm 2 255 3,5435 ,92487

Nhóm 3 49 3,6898 ,83072

Nhóm 4 102 3,4941 ,98492

MLL

Nhóm 1 209 3,8406 1,09467

Nhóm 2 255 3,6837 1,08120

Nhóm 3 49 3,6054 1,12767

Q10 N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

CK

Nhóm 1 209 3,9055 1,08397

Nhóm 2 255 3,7815 ,98034

Nhóm 3 49 3,9067 1,06168

Nhóm 4 102 3,8669 1,11734

TT

Nhóm 1 209 4,1075 1,13537

Nhóm 2 255 3,9637 1,10604

Nhóm 3 49 4,2857 1,31200

Nhóm 4 102 4,2353 1,23171

TM

Nhóm 1 209 3,4541 1,22685

Nhóm 2 255 3,3314 1,09580

Nhóm 3 49 3,7857 1,26450

Nhóm 4 102 3,4093 1,22666

STM

Nhóm 1 209 3,6232 ,95726

Nhóm 2 255 3,5435 ,92487

Nhóm 3 49 3,6898 ,83072

Nhóm 4 102 3,4941 ,98492

MLL Nhóm 1 209 3,8406 1,09467

Nhóm 4 102 3,6863 1,08477

Chú thích :

- Nhóm 1: người lựa chọn trang phục dựa trên nhận thức cá nhân về chức danh công việc.

- Nhóm 2: người để yếu tố cảm xúc chi phối tới quyết định lựa chọn trang phục - Nhóm 3: người sử dụng trang phục như là một công cụ để xây dựng các mối quan hệ xã hội.

- Nhóm 4: nhóm khác

Như vậy, dựa vào bảng 4.15 ở trên ta có thể kết luận như sau:

Một là, cam kết được nhóm người sử dụng trang phục như là một công cụ để xây dựng các mối quan hệ xã hội (mean = 3,9067) và nhóm người lựa chọn trang phục dựa trên nhận thức cá nhân về chức danh công việc (mean = 3,9055) đánh giá cao hơn so với nhóm người để yếu tố cảm xúc chi phối tới quyết định lựa chọn trang phục.

Hai là, đối với nhân tố tin tưởng, người tiêu dùng thuộc nhóm 1- nhóm người lựa chọn trang phục dựa trên nhận thức cá nhân về chức danh công việc, nhóm 3 - nhóm người sử dụng trang phục như là một công cụ để xây dựng các mối quan hệ xã hội và nhóm 4- nhóm người khác đánh giá cao hơn so với nhóm 2, nhóm người để yếu tố cảm xúc chi phối tới quyết định lựa chọn trang phục.

Ba là, nhân tố truyền miệng được nhóm 3 - nhóm người sử dụng trang phục như là một công cụ để xây dựng các mối quan hệ xã hội đánh giá cao nhất (Mean = 3,7857), tiếp đến là nhóm 1 và nhóm 4. Trong đó, nhóm 2, nhóm khách hàng lựa chọn trang phục dựa trên cảm xúc không được đánh giá cao vai trò của nhân tố này.

Bốn là, yếu tố sự thỏa mãn tiếp tục được đánh giá cao bởi nhóm 1, người lựa chọn trang phục dựa trên nhận thức cá nhân về chức danh công việc và nhóm 3- nhóm người sử dụng trang phục như là một công cụ để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Tức là, những người thuộc nhóm 1 và 3 thường thể hiện sự thỏa mãn cao hơn với thương hiệu áo sơ mi may sẵn mà họ sử dụng.

Năm là, nhóm 1- nhóm khách hàng lựa chọn trang phục dựa trên nhận thức cá nhân về chức danh công việc thường mua lặp lại cao hơn so với các nhóm người còn lại (Mean = 3,8406) trong khi đó nhóm người thứ 3 là những người sử dụng trang phục như một công cụ để xây dựng các mối quan hệ xã hội lại thể hiện hành vi mua lặp lại thấp hơn cả trong 4 nhóm (mean = 3,6054).

Tiếp tục phân tích kết quả phân tích phương sai ANOVA các biến tiềm ẩn trong mô hình theo 4 nhóm người được chỉ ra, ta thấy không có sự khác biệt nào xảy ra đối với các biến tiềm ẩn của mô hình do mức ý nghĩa ở bảng dưới đây đều lớn hơn 0,05.

Bảng 4.16. Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các biến tiềm ẩn theo các nhóm người có phong cách thời trang khác nhau

Tổng bình phương

Số bậc tự do

Bình phương trung bình

Giá trị kiểm định F

Mức ý nghĩa

(Sig) STM

Between Groups 2,045 3 ,682 ,773 ,509

Within Groups 537,137 609 ,882

Total 539,182 612

CK

Between Groups 2,016 3 ,672 ,614 ,606

Within Groups 666,357 609 1,094

Total 668,373 612

TT

Between Groups 8,131 3 2,710 2,032 ,108

Within Groups 812,126 609 1,334

Total 820,257 612

TM

Between Groups 8,806 3 2,935 2,119 ,097

Within Groups 843,787 609 1,386

Total 852,593 612

MLL

Between Groups 4,034 3 1,345 1,131 ,336

Within Groups 723,665 609 1,188

Total 727,698 612

Trong đó: Between Groups: Tổng độ lệch bình phương giữa các nhóm.

Within Groups: Tổng độ lệch bình phương trong nội bộ nhóm.

Total: Tổng độ lệch bình phương toàn bộ.

Một phần của tài liệu sự thoả mãn đến lòng trung thành và hành vi mua lặp lại áo sơ mi may sẵn đối với người tiêu dùng đô thị Việt Nam dưới ảnh hưởng bởi sự dính líu và phong cách thời trang (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)