Chương 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.2. Giáo dục đạo đức và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
2.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
Để tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích luỹ vốn kinh nghiệm. Mặt khác, bất kỳ một xã hội nào cũng chỉ tồn tại đƣợc nếu các thành viên của xã hội tiếp nhận được những kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ, bao gồm những tri thức, tư tưởng, giá trị đạo đức…
Giáo dục là một phạm trù xã hội chỉ có ở con người và xã hội loài người, giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp ở con người. Tất cả các giá trị đạo đức, văn hoá của nhân loại, của dân tộc đều phải thông qua quá trình giáo dục (của gia đình, nhà trường và xã hội) để trở thành hệ thống giá trị của mỗi cá nhân, con người. Trong xu thế hội nhập ngày nay, giáo dục là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống. Nhà tương lai học người Mỹ là Alvin Toffler khẳng định tại Hội đồng Liên hợp quốc, khoá 15 (1990): Một dân tộc không được giáo dục – dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không đƣợc giáo dục – cá nhân đó sẽ bị xã hội loại bỏ.
Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng của từ này: “Là sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người” [78, tr.33].
Hiểu theo nghĩa hẹp: “Giáo dục là một quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức” [14, tr.82].
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Giáo dục đó là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tƣợng nào đó, làm cho đối tƣợng ấy dần dần có đƣợc những phẩm chất và năng lực nhƣ yêu cầu đề ra.
Nhƣ vậy, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, định hướng phát triển cho mỗi cá nhân. Sự phát triển và hoàn thiện con người có nhiều yếu tố tác động; tuy nhiên, có thể khẳng định yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện và phát triển con người.
Thời cổ đại, trong cuộc sống hàng ngày giáo dục đƣợc xem là một trong những lĩnh vực hoạt động bình thường của xã hội, gắn với quá trình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Ở phương Đông, từ rất sớm, Khổng Tử (551-479 tr.CN) đã đặt giáo dục ở vị trí rất cao trong xã hội, Ông có những đóng góp quan trọng đối với hoạt động giáo dục. Nếu nhƣ hoài bão lớn nhất của ông là làm chính trị, thì thành công lớn nhất của Khổng Tử là hoạt động giáo dục. Nếu gạt bỏ những hạn chế thì tư tưởng có tính chất xuyên suốt trong giáo dục của ông “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”
đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong một “xã hội học tập” hay “học tập suốt đời”
hiện nay. Trong giáo dục, Khổng Tử chủ trương đào tạo nên những người nhân nghĩa, có phẩm hạnh, nhờ có học hỏi mà cái đức sáng thêm, con người ngày càng tốt hơn, giáo dục góp phần xây dựng đạo đức, nhân cách cho con người mà theo ông đó là con người quân tử.
Một trăm năm sau, Mạnh Tử (372-289 tr.CN) còn nói rõ hơn mối quan hệ giữa giáo dục và chính trị: Muốn đƣợc dân thì chính trị tốt không bằng giáo dục tốt, vì chính trị tốt thì dân sợ, còn giáo dục tốt thì dân yêu, chính trị tốt thì nước giàu còn giáo dục tốt thì đƣợc lòng dân.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon (được coi là người đầu tiên) đã xây dựng một nền giáo dục có hệ thống dưới sự chỉ đạo của một tư tưởng triết học duy tâm. “Viện Hàn lâm” mà ông thành lập ở Athen (năm 387 tr.CN) được coi là trường đại học đầu tiên ở châu Âu, cơ sở giáo dục này đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, đến tận cuối thời cổ đại, trở thành một trong những trung tâm giáo dục và văn hóa triết học.
Trong tư tưởng đạo đức Platon khuyên con người hướng đến cái thiện, chống lại cái ác và để đạt được điều đó đòi hỏi mọi người phải có phẩm hạnh đạo đức.
Việt Nam thuộc nền văn minh nông nghiệp, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhưng từ rất sớm, cha ông ta đã kiên trì xây dựng nên một đất nước văn hiến, có truyền thống hiếu học lâu đời. Các triều đại phong kiến trong lịch sử đều hết sức coi trọng giáo dục, xem “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ngày nay, trên một tấm bia Tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có ghi: “Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phồn thịnh.
Khi yếu tố này kém cõi thì đất nước suy yếu. Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”.
Kế thừa truyền thống giáo dục của dân tộc, tiếp thu tinh hoa tư tưởng giáo dục của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến giáo dục, đến việc
“trồng người”. Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [115, tr.8].
Vì vậy, tại buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc, Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [120, tr.222]. Với Hồ Chí Minh “trồng người” là tư tưởng có tính chất nhất quán, xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của mình.
Trong giáo dục, đối tƣợng chủ yếu đƣợc Hồ Chí Minh quan tâm hết sức là nhi đồng và thanh thiếu niên bởi đây là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Mặt khác, họ còn là những chủ nhân tương lai của đất nước như Người thường nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”
[116, tr.185].
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Người yêu cầu: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [121, tr.190]. Trong công tác giáo dục, Hồ Chí Minh coi trọng cả “đức” lẫn “tài”, nhƣng đặt GDĐĐ lên hàng đầu.
Người chỉ rõ vai trò và sức mạnh to lớn của đạo đức, khẳng định đạo đức là cái gốc của mỗi con người, là cái nền tảng vững chắc của người cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì dù nhiệm vụ nặng nề đến mức nào, khó khăn đến bao nhiêu con người ta đều sẽ vượt qua. Đặc biệt, đối với thanh niên là HSSV, Hồ Chí Minh xác định rõ đạo đức chính là phải tích cực học tập. Đồng thời Người còn chỉ rõ mục đích và động cơ học tập là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự dân nhân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống mà là kết quả trực tiếp của hoạt động giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân. Giáo dục nói chung và GDĐĐ cách mạng cho thanh niên nói riêng là sự nghiệp của quần chúng. Trong thƣ gửi các em học sinh Nhân dịp ngày mở trường, Hồ Chí Minh đã viết: “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách”
[119, tr.74]. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không cho rằng giáo dục có sức mạnh vạn năng, Người khẳng định tính cách của con người “Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Điều đó có nghĩa là, không phải giáo dục định hình toàn bộ nhân cách, đạo đức của con người, bởi vì không phải ai cũng biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biết kết hợp giữa đào tạo với tự đào tạo. Người xem xét sự bộc lộ tính cách, đạo đức con người thông qua hành động, qua hành động, mặt tốt và mặt xấu trong mỗi con người chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, giáo dục cần được tiến hành thường xuyên và phải kết hợp với quá trình tự giáo dục.
Nhƣ vậy, GDĐĐ theo quan điểm của Hồ Chí Minh là hoạt động của các cá nhân và thiết chế xã hội nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức ổn định, những nhu cầu, niềm tin, tình cảm, thói quen trong hành vi đạo đức trên cơ sở nhận thức lý tưởng đạo đức và những nguyên tắc đạo đức xã hội. Thông qua GDĐĐ, các khái niệm, giá trị đạo đức được nhận thức sâu sắc hơn, những hành động của con người
sẽ phù hợp hơn với các chuẩn mực xã hội, làm cho con người có khả năng tự kiểm tra, đánh giá, thẩm định và điều chỉnh hành vi của mình.
Kế thừa quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh, tại Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII) Đảng ta ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, trong đó khẳng định giáo dục và đào tạo đƣợc xem là “Quốc sách hàng đầu”. Mục tiêu của phát triển giáo dục nước ta là nhằm
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh...
chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc”.
Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ƣơng tám (khoá XI) tiếp tục khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
GDĐĐ là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân, những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng nhƣ năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội.
GDĐĐ không chỉ góp phần nâng cao nhận thức các giá trị, truyền thống đạo đức của dân tộc mà còn tạo ra những giá trị đạo đức mới. Bên cạnh đó, GDĐĐ cũng góp phần xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, đạo đức lệch lạc trong xã hội.
Từ sự phân tích trên, có thể diễn đạt khái niệm giáo dục đạo đức nhƣ sau: Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển những tri thức, những chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.
2.2.2. Sinh viên và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.2.1. Sinh viên và vị trí, vai trò của sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “students” dùng để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng. Ở một số quốc gia, nội hàm của khái niệm “sinh viên” đƣợc mở rộng hơn. Chẳng hạn, ở Pháp, thuật ngữ:
“sinh viên” không chỉ dùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, mà còn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và các trường dạy nghề.
Ở Việt Nam, SV là một bộ phận của thanh niên đã đƣợc tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. SV là lớp người đang trưởng thành, đang chuẩn bị hành trang nghề nghiệp cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập. Độ tuổi chủ yếu của họ trong khoảng 18 đến 23, lứa tuổi này ở con người đã có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học và mặt xã hội. Họ là một nhóm xã hội đặc biệt bao gồm những thanh niên xuất thân từ các thành phần, tầng lớp xã hội khác nhau, đang trong quá trình học tập, trau dồi tri thức nhằm chuẩn bị hành trang nghề nghiệp cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập. Trong tương lai, họ có thể trở thành những nhà quản lý, nhà trí thức mới, những người lao động giỏi có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Về mặt sinh học, SV ở giai đoạn thanh niên của đời người, cơ thể đang dần đi đến hoàn thiện về mọi mặt: cơ bắp, chiều cao, trọng lƣợng tăng nhanh, các đặc điểm sinh lý, giới tính phát triển đến độ chín muồi, đặc biệt là sự phát triển của bộ não.
So với thiếu niên, tế bào thần kinh của SV có khả năng phân tích, dẫn truyền thông tin tốt hơn (vì nó hoàn thiện và phân đốt, phân nhánh đều hơn). Do vậy, khả năng hoạt động trí tuệ ở SV vƣợt xa học sinh phổ thông. Có thể nói, đây là độ tuổi cơ thể con người đang ở thời kỳ hài hoà, đẹp đẽ với sự phát triển sinh lực dồi dào nhất.
Về mặt tâm lý, từ 18 đến 23 tuổi là thời kỳ phát triển trí tuệ, biểu hiện rõ nhất ở khả năng tƣ duy sâu sắc và mở rộng, có khả năng giải quyết độc lập những nhiệm vụ trí tuệ ngày càng khó khăn hơn, có khả năng lập luận lôgíc, chặt chẽ. Ở độ tuổi này, SV có tính nhạy bén cao, với tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, ƣa tìm tòi,
khám phá, sáng tạo, SV là những người giàu ước mơ, hoài bảo, giàu trí tưởng tượng, luôn mong muốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác, có nhu cầu cao về học vấn, về tình bạn, tình yêu nam nữ, thích công bằng, ghét bất công, thích giao lưu và các hoạt động xã hội. Vì vậy, về mặt xã hội, SV đã biết quan tâm đến tương lai của bản thân và suy nghĩ đến sự phát triển của dân tộc. Ở họ, bước đầu đã ý thức được trách nhiệm của người công dân cũng như nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.
Về mặt xã hội, SV khi nhập học, với tƣ cách là một cộng đồng xã hội mới, hoạt động chính chi phối họ là học tập, đây chính là thời gian quá độ chuyển từ học tập là cơ bản sang hoạt động chủ đạo là lao động về sau này, đồng thời cũng là giai đoạn quá độ chuyển từ vị trí là học trò sang vị thế “nhà trí thức” SV hiện tại và là trí thức của tương lai. Dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giảng viên, hoạt động học tập của họ có tính chất nghiên cứu nhằm nắm lấy tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp của mình sau này. Tri thức họ đƣợc trang bị gồm tri thức cơ bản, tri thức chuyên ngành của một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa… cụ thể nào đó, theo hướng cơ bản, hiện đại và thiết thực, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức lao động, của sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Hoạt động học tập, rèn luyện của nhà trường làm SV lớn lên mọi mặt, đặc biệt là khả năng trí tuệ, tƣ duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển, năng lực khái quát hóa, trừu tƣợng hoá đƣợc nâng cao; khối lƣợng tri thức, thông tin trở nên phong phú theo thời gian, giúp SV ngày ngày càng trưởng thành.
Trong quá trình thực hiện vai trò giáo dục, các trường đại học, cao đẳng đã đào tạo ra nhiều thế hệ SV khác nhau, nhƣng họ đều có điểm chung giống nhau là:
đến trường thực hiện quá trình học tập, nâng cao tri thức khoa học, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước trong tương lai. Các thế hệ SV, trí thức đã có sự đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều thấy nổi bật lên một điều là giữa tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức của họ có quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ có phẩm chất đạo đức làm điểm tựa, làm bàn đạp, đã giúp cho họ tiến xa hơn trong lĩnh vực khoa học. Ngƣợc lại, những tri thức khoa học của họ đƣợc kết hợp với những phẩm chất đạo đức phù hợp với xã