Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 130 - 162)

Chương 4. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

4.2.1. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức chính trị - xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Để góp phần khắc phục những hạn chế và bất cập trong quá trình GDĐĐ cho sinh viên Thành phố hiện nay, theo chúng tôi, trước hết phải bắt đầu từ việc làm tốt công tác giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, là phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc GDĐĐ cho SV.

Ngay từ những năm 1844, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nhấn mạnh đến việc “cần phải tổ chức thế giới xung quanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh

hội được ở đó cái gì thực sự hợp với tính người, sao cho người ta nhận thức được mình là con người”, rằng “Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lƣợng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lƣợng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lƣợng của toàn xã hội” [104, tr.200].

Điều đó chứng tỏ, sự phát triển về đạo đức, nhân cách của mỗi con người luôn chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường sống, môi trường xã hội, trong đó có gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội xung quanh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác GDĐĐ cho thế hệ thanh niên, SV. Người khẳng định GDĐĐ cho thanh niên nói chung và SV nói riêng là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Việc huy động gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể cùng có trách nhiệm tham gia vào công tác giáo dục thanh niên chính là nhằm xây dựng nên môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đoàn thể tự giác, tích cực tham gia vào sự nghiệp “trồng người”. Do đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục thanh niên, SV là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bởi vì, mỗi một môi trường đều có thế mạnh và thuận lợi riêng và những ưu thế đó chỉ phát huy triệt để khi chúng đƣợc kết hợp và bổ sung cho nhau.

Từ xƣa tới nay, gia đình luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì, bảo tồn giống nòi, là môi trường đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng, GDĐĐ và hình thành nhân cách của mỗi con người. Giáo dục gia đình có thế mạnh là đánh sâu vào tâm lý tình cảm của mỗi cá nhân bằng sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, sự thương yêu, lo lắng giữa những người thân với nhau. Điều này tạo nên phương pháp hữu hiệu để cảm hoá, tác động đến đối tượng cần giáo dục mà nhà trường và xã hội không thể thực hiện được. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy vai trò của giáo dục gia đình trước hết cần phải quan tâm xây dựng gia đình văn hoá. Để làm đƣợc điều này các bậc ông bà, cha mẹ cần quan tâm giáo dục con cháu từ nhỏ phải có ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời bản thân họ phải là những tấm gương sáng trong việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, thực hiện nếp sống văn

minh, hiện đại. Bên cạnh đó, trong gia đình các thành viên cần ý thức rõ trách nhiệm và bổn phận của mình, luôn động viên, an ủi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống, chứ không phải là sự ganh đua, phân bì, không đặt tư lợi, cá nhân, tiền bạc trong mối quan hệ ứng xử trong gia đình. Thực tiễn cuộc sống đã chỉ ra rằng, gia đình hạnh phúc, hoà thuận và ấm no là môi trường tốt nhất cho quá trình hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân. Trong giáo dục gia đình, ông bà, cha mẹ cần được trang bị những kiến thức và phương pháp giáo dục phù hợp cho từng lứa tuổi trong giai đoạn phát triển, tránh hiện tƣợng dùng đòn roi, hình phạt hoặc nuông chiều quá mức đối với con cái. Cần có thái độ nghiêm khắc nhƣng cũng cần tôn trọng nhân cách của con cái trong quá trình giáo dục.

Khác với lứa tuổi học sinh, một bộ phận SV Thành phố hiện nay là những người sống xa gia đình, thiếu sự quản lý, giáo dục một cách trực tiếp từ gia đình. Vì vậy, phụ huynh càng phải quan tâm, theo dõi sát sao, không nên có tư tưởng ỷ lại hoặc phó thác hoàn toàn việc giáo dục cho phía nhà trường. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc thì các bậc cha mẹ có thể thường xuyên liên lạc với nhà trường để theo dõi, nắm bắt tình hình học tập, sinh hoạt của SV, từ đó có sự phối hợp “nhịp nhàng” trong công tác GDĐĐ, lối sống cho SV. Đánh giá tầm quan trọng của gia đình trong công tác GDĐĐ, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:

Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [44, tr.103-104].

Nhà trường là một thiết chế xã hội – văn hoá rất quan trọng trong GDĐĐ, nhân cách, có chức năng dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Ba chức năng trên đều hướng tới mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người vừa có đức và vừa có tài, phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách.

Với tƣ cách là một tổ chức chuyên nghiệp đƣợc giao trọng trách đào tạo và giáo dục SV theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học

và thực tiễn nhất định. Tri thức trong nhà trường là những kinh nghiệm của nhân loại đã được chọn lọc và tích luỹ. Giáo dục nhà trường có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, đƣợc thực hiện bởi đội ngũ các nhà giáo dục đƣợc đào tạo và bồi dưỡng chuyên nghiệp, tiến hành giáo dục theo một chương trình, nội dung, phương pháp sư phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của nhân cách, hướng tới sự thành đạt của con người.

So với gia đình, nhà trường là một môi trường giáo dục rộng lớn hơn, phong phú, hấp dẫn hơn đối với SV. Trong nhà trường, SV được giao lưu với bạn bè, cộng đồng, đƣợc tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trình xã hội hoá cá nhân phong phú, toàn diện hơn.

Để phát huy vai trò của nhà trường trong công tác GDĐĐ cho SV Thành phố trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nhà trường cần phải thiết lập nề nếp, kỷ cương trong học đường, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh. Khắc phục và chấn chỉnh tình trạng đến trễ về sớm, bỏ học, bỏ tiết của SV. Phổ biến sâu rộng nội quy của nhà trường và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, buộc SV phải thực hiện nghiêm túc, kiên quyết xử lý các hiện tƣợng vi phạm nội quy, quy chế học và thi.

Thứ hai, đối với các SV sống trong ký túc xá nhà trường cần có sự quan tâm đặc biệt. Phòng Công tác Chính trị sinh viên cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý ký túc xá tăng cường kiểm tra, giám sát để nhắc nhở hoặc xử lý các vi phạm của SV nội trú nhƣ: không giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự, cờ bạc, rƣợu chè, về khuya…

Đối với SV ngoại trú, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an và chủ hộ nơi SV thuê trọ để quản lý tình hình sinh hoạt, học tập của các em.

Thứ ba, quan tâm chú trọng cả việc dạy “văn” và “lễ”, “đức” và “tài”. Giáo dục trong nhà trường không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên ngành, những tri thức khoa học mà còn phải là nơi rèn luyện về đạo đức, lối sống, hướng người học đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, qua đó góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu đất nước, biết yêu thương, chia sẻ và quan tâm đến mọi người, trở thành những công dân tài – đức vẹn toàn.

Thứ tư, GDĐĐ trong nhà trường để đạt hiệu quả cao thì tấm gương của các thầy – cô giáo đóng vai trò hết sức quan trọng. Đánh giá tầm quan trọng trong việc nêu gương của thầy – cô giáo, ngày 01-11-2007 Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao tác dụng của sự nêu gương trong sự nghiệp trồng người, trong rèn luyện, Bác đã từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [112, tr.263]. Do đó, trong nhà trường việc xây dựng đội ngũ các nhà giáo vừa có năng lực vừa có phẩm chất trong sáng, mẫu mực, yêu thương học trò và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục là điều vô cùng quan trọng. Trong thời gian vừa qua, một bộ phận giáo viên mặc dù trong điều kiện kinh tế còn khó khăn nhƣng họ vẫn giữ đƣợc phẩm chất tận tụy, yêu nghề, chăm lo đến việc trồng người. Tư cách của người thầy không chỉ được thể hiện trên giảng đường, mà còn thể hiện trong những sinh hoạt hàng ngày, quan hệ thầy – trò vẫn giữ gìn theo đạo lý “tôn sư trọng đạo” một nét đẹp của văn hoá truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít giáo viên vướng vào các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ: mua bán điểm số, đổi tình lấy điểm. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần phải kiên quyết xử lý buộc thôi việc hoặc xử lý kỷ luật, đình chỉ giảng dạy đối với những trường hợp trên nhằm làm trong sạch, lành mạnh môi trường sư phạm.

Thứ năm, nhà trường cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, trước hết là môn Đạo đức học và các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là các môn học nhằm trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đạo đức học. Trên cơ sở đó, giúp SV hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin cách mạng, hướng SV đến cái đúng, cái thiện, cái tốt, biết hành động theo lẽ phải và sự công bằng, sống có mục đích, lý tưởng, biết sống không chỉ vì mình, mà còn cho người khác, cho xã hội.

Thứ sáu, nhà trường cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin về đào tạo, về kết quả học tập, các hoạt động của nhà trường và điểm rèn luyện của SV lên

website của trường để cha mẹ của SV có thể nắm bắt tình hình học tập, sinh hoạt của SV. Đẩy mạnh việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, trên cơ sở đó giúp nhà trường có cơ sở nhận xét, đánh giá và bồi dƣỡng giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cao, có phương pháp giảng dạy tiên tiến. Đặc biệt, góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy, phát hiện và nhân rộng những gương điển hình trong hoạt động giảng dạy.

Thứ bảy, nhà trường cần phải thường xuyên liên lạc và phối hợp cùng với gia đình trong quá trình giáo dục và đạo tào nói chung, cũng nhƣ GDĐĐ nói riêng. Khi nói đến sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở:

Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [119, tr.394].

Trong việc GDĐĐ, nhân cách cho SV không chỉ có sự chi phối của gia đình, nhà trường mà còn ảnh hưởng, chịu sự tác động của môi trường xung quanh, đó chính là sự tác động của các tổ chức chính trị - xã hội, mà nồng cốt là Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên. Đây là hai tổ chức góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của SV Thành phố hiện nay.

Là những tổ chức đại biểu cho quyền lợi của SV, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên có nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp SV, GDĐĐ, lối sống cho SV. Là một tổ chức đóng vai trò hạt nhân trong tất cả các hoạt động giáo dục SV dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên là giáo dục lý tưởng của Đảng, niềm tin cách mạng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

Giáo dục cho SV ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, sẵn sàng xung kích, tình nguyện, chia sẻ lợi ích của cộng đồng, của dân tộc.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của công tác GDĐĐ cho SV Thành phố, ngoài việc tiếp tục củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc thì Đoàn và Hội cần chú ý thực hiện những giải pháp có tính định hướng sau:

Một là, trong tổ chức, thực hiện hoạt động GDĐĐ, lối sống cho SV, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên cần chú ý nắm bắt tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của SV nhƣ: giới thiệu việc làm, chỗ trọ, thực tập tốt nghiệp, tạo những sân chơi lành mạnh… có nhƣ vậy mới tạo sự hấp dẫn và thu hút đƣợc đông đảo SV tham gia. Đoàn, Hội cần xây dựng chương trình hành động phù hợp với từng đối tƣợng SV để dễ dàng quản lý, giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho SV phát triển tài năng, trí tuệ của mình, cũng nhƣ giải quyết nhu cầu lao động, học tập của đoàn viên, SV.

Hai là, đối với lứa SV, không thể chỉ nói suông mà “nói phải đi đôi với làm”

thì mới gây đƣợc niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó, Đoàn và Hội cần cần tăng cường tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động hướng tới giáo dục các giá trị đạo đức tốt đẹp cho SV nhƣ: tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động xã hội nhƣ: thăm hỏi, tặng quà cho các đối tƣợng chính sách hay các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Trong quá trình tham gia các phong trào đó SV đƣợc hành động, đƣợc bộc lộ mình và phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, qua đó hình thành ý thức, tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, thể hiện được trách nhiệm của SV đối với thế hệ đi trước, với cộng đồng và xã hội. Sau khi tổ chức các hoạt động, các phong trào, Đoàn và Hội cần tổng kết, đánh giá, khen thưởng và biểu dương kịp thời những đoàn viên, SV có ý thức đạo đức, có tinh thần trách nhiệm để động viên về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, giúp cho các SV khác có thể phấn đấu học tập và noi theo.

Ba là, nâng cao chất lƣợng cán bộ Đoàn, Hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [116, tr.269, 273]. Và Người đã đưa ra khái niệm cán bộ là gì? theo Người, “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 130 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)