Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 112 - 123)

Chương 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho SV Thành phố và những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền KTTT, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

KTTT, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những thời cơ thuận lợi trong giao lưu, trao đổi văn hoá, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và giữa các quốc gia. Tuy nhiên, KTTT và hội nhập quốc tế cũng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là về đạo đức, văn hoá. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một dần, những giá trị đạo đức mới hình thành cũng đang bị tấn công. Về mặt nhận thức, KTTT là thành tựu phát triển chung của nhân loại, là trình độ cao của kinh tế hàng hoá, KTTT lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hoá cao. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan của nền KTTT, các quy luật của thời kỳ quá độ, đồng thời có sự quản lý của Nhà nước, nhằm đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nền KTTT lấy lợi ích làm động lực của sự phát triển, nhân tố này tự bộc lộ tính hai mặt. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ, nó thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của xã hội, tạo ra những bước tăng trưởng kinh tế nhanh, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần giải phóng sức sản xuất, làm tăng năng xuất lao động, tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nó đem lại những yếu tố kích thích tích cực đối với cá nhân trong việc vươn lên tự khẳng định mình, giúp cho các cá nhân hoạt động mang tính độc lập, tự chủ, không bị phụ thuộc vào những kế hoạch, mệnh lệnh hành chính quan liêu. Tính độc lập, tự chủ này góp phần hình thành nên tính cách năng động, sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội, nhất là SV. Bên cạnh những mặt tích cực, bản thân KTTT cũng có những mặt trái của nó,

gây tác động tiêu cực và mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, đề cao lợi ích cá nhân. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và của thanh niên như: yêu nước nồng nàn, nhân ái, đoàn kết ý thức cộng đồng sâu sắc, xung kích, tự lập… bị một bộ phận SV coi thường, họ chạy theo lối sống cá nhân thực dụng, chạy theo tiền tài danh vọng, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị, coi trọng giá trị vật chất, lợi ích trước mắt hơn giá trị tinh thần và lợi ích lâu dài, hoặc một số SV trong điều kiện gia đình khá giả họ có thái độ sống dựa dẫm, ích kỷ, ngại khó, ngại khổ, không biết chia sẻ.

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang tạo ra những thời cơ và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao, truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đƣa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, đến từng hộ gia đình, từng con người và dọn đường cho CNH, HĐH. Mặt khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, đối tác mới cho từng nước như các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm bắt đƣợc mọi tình hình, cập nhật ở mọi nơi và góp phần tác động nhanh chóng đến các sự kiện. Toàn cầu hóa cũng góp phần vào việc nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của các dân tộc và của từng con người. Bên cạnh những biểu hiện tích cực, toàn cầu hoá cũng có mặt tiêu cực: làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các khu vực. Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn:

nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng dây chuyền trong các lĩnh vục kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ quản lý tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Một nền kinh tế mở đang ngày càng đặt dần những bước chân mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội

nhập quốc tế. Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ ngày nay, trong đó có SV, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới. Họ trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, nhưng bên cạnh đó, SV còn mang những đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng. Với những đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại; vì vậy, toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ tới đối tƣợng này.

Tác động tiêu cực rõ nét nhất ở một bộ phận không nhỏ SV ngày nay là biểu hiện thực dụng trong quan niệm về đạo đức và hành vi ứng xử. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân đƣợc tăng lên, họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân.

Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Một bộ phận SV biểu hiện thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây đƣợc phát động khá rầm rộ trong SV nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Hy sinh và quan tâm đến người khác, không gì ngoài vấn đề là việc làm đó sẽ đƣa lại lợi ích gì cho chính mình. Một thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều SV có hành vi sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Hiện tƣợng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy, họ bộc lộ thái độ, coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức.

Nhƣ vậy, có thể nói, toàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc, không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV TP.HCM nói riêng, cũng nhƣ SV Việt Nam nói chung là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cầu hóa. Họ là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, trẻ và có tri thức, có khả

năng tiếp cận nhanh chóng với cái mới và thay đổi linh hoạt - những tố chất rất cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới. Vì vậy, việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức của SV có tác dụng vô cùng to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực quý này. Khẳng định điều này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030: “Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho SV với khả năng hạn chế của các chủ thể giáo dục ở nước ta hiện nay.

Đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân đƣợc hình thành chủ yếu qua hai con đường: tự phát và tự giác. Đánh giá tầm quan trọng của những chủ nhân trong tương lai của đất nước và xuất phát từ thực trạng đạo đức và lối sống của SV hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, giáo dục để hình thành ở họ những giá trị, chuẩn mực và phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Trong Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá VIII), Đảng ta xác định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát triển tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tƣ duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng

vừa “chuyên”. Đến Hội nghị Trung ƣơng 7 (khoá X), Đảng tiếp tục ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xác định mục tiêu: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dƣỡng ƣớc mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''”. Tư tưởng chỉ đạo trên tiếp tục được Đảng ta quán triệt trong Chỉ thị số 42- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030: “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lƣợc, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tƣ thích đáng. Đầu tƣ cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, là lực lƣợng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”.

Trước sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho SV Thành phố trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Đã giáo dục và đào tạo thế hệ SV giàu lòng yêu nước, có đạo đức và nhân cách trong sáng, tư duy năng động, nhạy bén, có ý thức phấn đấu, tự vươn lên trong học tập. Sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ, xung kích tình nguyện hướng tới cộng đồng.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc nêu trên, công tác GDĐĐ cho SV ở Thành phố hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, từ nội dung chương trình đến

cả việc giảng dạy và học tập. Hiện nay, việc giảng dạy và học tập môn Đạo đức học chỉ áp dụng ở một số trường đại học, cao đẳng thuộc ngành sư phạm và khoa học xã hội nhân văn. Nội dung, chương trình giảng dạy môn Đạo đức học còn nhiều khái niệm và các giá trị đạo đức đƣợc trình khá trừu tƣợng, khái quát, chƣa đổi mới và phát triển theo yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Các môn khoa học Mác – Lênin, tƣ tưởng Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng của SV. Bởi lẽ, chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, nó cung cấp cho con người một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó, giúp họ có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có phương hướng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn xã hội trên tinh thần thế giới quan Mác - Lênin. Tuy nhiên, thời lƣợng dành cho việc giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin trong các trường đại học, cao đẳng còn quá ít so với mục đích và yêu cầu đặt ra. Việc giảng dạy và học tập của các môn học này còn chậm đổi mới, đa phần giảng viên đứng lớp vẫn sử dụng phương pháp thuyết giảng là chính, vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực, năng động và sáng tạo của người học như Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nhận định: “Phương pháp giáo dục nặng về áp đặt, thường khuyến khích tiếp thu kiến thức một cách máy móc, chưa khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người học, chưa coi trọng bồi dƣỡng cho học sinh, sinh viên năng lực độc lập tƣ duy và năng lực thực hành”.

Bên cạnh đó, phương pháp học tập của SV còn thụ động, chưa hình thành thói quen học tập độc lập, chủ động, chƣa mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, chƣa có phương pháp học tập thích hợp với bậc đại học, cao đẳng mà vẫn theo thói quen của bậc trung học phổ thông.

Đặc biệt, hiện nay còn không ít SV cho rằng các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức học chỉ là môn học phụ, môn điều kiện chứ không phải là một môn khoa học thật sự. Vì vậy, chƣa có ý thức và sự nghiêm túc trọng việc học tập. Chính vì vậy, kết quả việc GDĐĐ cho SV thông qua các môn học Đạo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)