PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.4 Nội dung phân tích chuỗi giá trị
2.1.4.1 Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích
Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì các nguồn lực để
tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chon một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được.
Các câu hỏi chính đặt ra để tìm được câu trả lời và thông qua đó chúng ta sẽ tìm được sản phẩm, hàng hóa nào để phân tích chuỗi giá trị là: Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí chính nào? Có những chuỗi giá trị
tiềm năng nào có thể phân tích? Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích?
Các bước tiền hành:
Bước 1: Xác định các tiêu chí
Bước 2: Định lượng mức độ quan trọng của các tiêu chí
Bước 3: Liệt kê các sản phấm/hoạt động có tiềm năng
Bước 4: Bảng xếp thứ tự các loại sản phấm/hoạt động theo các tiêu chí
2.1.4.2 Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Mục tiêu: Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính: Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị; Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị; Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị.
Không có sơ đồ chuỗi gía trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả mọi yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào, chẳng hạn như, các nguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh: dòng sản phấm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹ được v.v. Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất quan trọng.
Thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây thể hướng dẫn chọn những vấn đề nào để đưa vào sơ đồ: Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị? Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì? Có
những dòng sản phấm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị? Khối lượng của sản phấm, số lượng những người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào? Sản phấm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đầu và được chuyển đi đâu? Giá trị gia tăng thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị? Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại? Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?
Các bước tiến hành:
Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị
Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trìnhnày Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức
Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản pham, số người tham gia và số công việc Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản pham hoặc dịch vụ về mặt địa lý
Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị
Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị
Bước 8: Lập sơ đồ các Dịch vụ Kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị
2.1.4.3 Phân tích Chi phí và lợi nhuận
Tính chi phí và lợi nhuận cho phép nhà nghiên cứu xác định chuỗi giá trị vì
người nghèo đến mức độ nào. Cần cân nhắc việc nghiên cứu chi phí và lợi nhuận thực tế khi một nhà nghiên cứu muốn biết liệu chuỗi giá trị có phải là một nguồn thu nhập tốt cho người nghèo hay không, và thứ hai là liệu người nghèo có tiếp cận được một chuỗi giá trị hay không. Chi phí và lợi nhuận trước đây, mặt khác, cho
phép nhà nghiên cứu biết đã có những xu hướng tài chính nào trong chuỗi giá trị và
liệu chuỗi giá trị đó có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hay không.
Biết các chi phí và lợi nhuận của những người tham gia một chuỗi giá trị cho phép nhà nghiên cứu: xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu người nghèo có thể tham gia chuỗi được không, xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu những người tham gia, đặc biệt là người nghèo, có thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị được không. Nói cách khác, liệu có thể nâng cao vị trí của người nghèo trong chuỗi giá trị
bằng cách làm cho chuỗi hiệu quả hơn (giảm chi phí và tăng giá trị); So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác và do vậy, có thể thấy có
nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị kia hay không;
Các câu hỏi chính mà nhà nghiên cứu phải trả lời để đạt được các mục tiêu của phần này là: Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đoi, của mỗi người tham gia là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị? Thu nhập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là bao nhiêu? Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổi theo thời gian như thế nào? Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên được phân chia giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào? Chi phí và lợi nhuận củ chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn so với các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội của việc thuê mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào?
Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị là gì?
Các bước tiến hành:
Bước 1 : Xác định các chi phí và mức vốn đầu tư cần thiết Bước 2: Tính doanh thu trên từng tác nhân tham gia Bước 3: Tính tỉ suất tài chính
Bước 4. Những thay đổi qua thời gian
Bước 5. Vị thế tài chính tương đối của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị
Bước 6. Tính chi phí cơ hội Bước 7 : Điểm chuẩn
Bước 8: Đi xa hơn dữ liệu định lượng
2.1.4.4 Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp
Với công cụ này công nghệ và kiến thức có mặt và được dung trong chuỗi giá
trị sẽ được phân tích. Trên cơ sở phân tích này sẽ cho biết: Liệu người nghèo, các tác nhân tham gia trong chuỗi có thể làm được điều đó? Nói cách khác liệu họ có
trình độ kiến thức cần thiết để hiểu công nghệ và thực hiện hoặc vận hành nó? Liệu người nghèo có đủ tiền để làm điều đó? Liệu đòi hỏi đầu tư công nghệ có nằm trong tầm với của người nghèo?
Những mục tiêu của công cụ này là: Để phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ trong việc sử dụng trong chuỗi giá trị; Để đảm bảo một loại hình của công nghệ hiện tại và đòi hỏi trong chuỗi giá trị; Để phân tích tính hợp lý của công nghệ (có đủ điều kiện, hợp, có thể tiếp cận, có thể tái tạo và thay thế) phù hợp với những kỹ năng của công nghệ ở các mức khác nhau của chuỗi giá trị; Để phân tích các lựa chọn nâng cao trong chuỗi giá trị cung cấp những chất lượng đòi hỏi của sản phấm đầu ra; Phân tích tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và công nghệ.
Các bước tiến hành:
Bước 1. Vẽ sơ đồ sự biến đổi/sự khác nhau ở Kiến thức và Công nghệ trong các quy trình riêng biệt trong chuỗi giá trị.
Bước 2 Nhận biết chuỗi thị trường riêng biệt dựa trên Kiến thức và Công nghệ
Bước 3 Nhận biết và xác định số lượng lỗ hổng trong Kiến thức và Công nghệ gây cản trở việc nâng cao trong chuỗi thị trường
Bước 4 Phân tích những lựa chọn nào là trong tầm với của người nghèo (về
mức kiến thức, đầu tư, sử dụng...)
2.1.4.5 Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị
Mục tiêu của phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị là: Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của các tác nhân tham gia đơn lẻ; Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng; Miêu tả sự tác động của sự phân bo thu nhập tới người
nghèo và những nhóm người yếu thế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau.
Để đạt được các mục tiêu trên, thông thường các nhà nghiên cứu phải làm rõ
được một số vấn đề sau: Có những sự khác nhau trong và giữa những mức khác nhau của chuỗi giá trị không? Tác động của các hệ thống quản trị khác nhau tới sự
phân bổ thu nhập giữa và trong các mức khác nhau của chuỗi giá trị? Những tác động hiện thời và trong tương lai của các thu nhập phân bổ của chuỗi giá trị lên người nghèo và những nhóm người yếu thế là gì? Những thay đổi trong thu nhập bắt nguồn từ việc phát triển của các loại chuỗi giá trị khác nhau là gì? Sự đa dạng của thu nhập và rủi ro đối với sinh kế giữa và trong các mức khác nhau của chuỗi giá trị là gì?
Các bước tiến hành
Bước 1: Định nghĩa loại hình Bước 2: Tính lợi nhuận
Bước 3: Tính thu nhập ròng ở mỗi mức chuỗi giá trị
Bước 4: Tính phân bổ thu nhập theo lương Bước 5:Tính sự biến đổi thu nhập theo thời gian
Bước 6:Đánh giá vị trí thu nhập trong chiến lược sinh kế
Bước 7: So sánh thu nhập qua các chuỗi giá trị khác nhau 2.1.4.6 Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị
Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để người nghèo và
nhóm yếu thể có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và
dọc theo chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế;
Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bo việc làm; Phân tích sự tác động cảu các chiến lược nâng cao khác nhau của chuỗi giá
trị lên sự phân bo việc làm.
Các bước tiến hành
Bước 1: Định nghĩa loại hình người tham gia Bước 2: Xác định việc làm ở mỗi cấp
Bước 3: Tính toán phân bổ việc làm bởi các cấp của chuỗi giá trị
Bước 4: Phân tích sự đóng góp phân bổ việc làm Bước 5: Xác định ảnh hưởng của Quản trị lên việc làm Bước 6: Xác định tác động của công nghệ tới việc làm Bước 7: Xác định sự biến đổi việc làm theo thời gian.
2.1.4.7 Quản trị và các dịch vụ trong chuỗi giá trị rau an toàn
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt động trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những người tham gia khác nhau. Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều phối, tổ chức và
kiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi. Quản trị bao hàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trong chuỗi là không ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống cho phép đáp ứng những đòi hỏi cụ
thể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần.
Phân tích quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác định đòn bẩy can thiệp nhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị. Các quy tắc có thể không được lập ra một cách đầy đủ và duy trì yếu, làm giảm các khả năng tạo ra giá trị. Việc phân tích các dịch vụ và quản trị cũng có thể giúp đánh giá lợi thế và bất lợi của các quy tắc đối với các nhóm khác nhau, do vậy khám phá ra cáckhó khăn hệ thống ảnh hưởng tới những người tham gia yếu hơn
Mục đích chính của việc phân tích quản trị và các dịch vụ như sau: Phân tích các nhà tham gia trong chuỗi giá trị phối hợp các hoạt động của họ như thế nào thông qua các nguyên tắc chính thức và không chính thức; Phân tích những nhóm khác nhau của những người tham gia chuỗi giá trị nhận (hoặc thiếu sự tiếp cận tới) những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào để có thể giúp họ đạt được các tiêu chuấn yêu cầu; Hiểu liệu một chuỗi giá trị phần lớn dựa vào những sắp xếp chính thức hoá (ví dụ như hợp đồng) hay dựa trên sự tin tưởng và những thoả thuận không chính thức.
Các câu hỏi đặt ra cần được trả lời trong phân tích quản trị và các dịch vụ là:
Những nguyên tắc chính thức và không chính thức quy định những hành động của những người tham gia chuỗi giá trị? Ai lập ra nguyên tắc? Ai giám sát sự thi hành nguyên tắc? Cái gì làm cho các nguyên tắc có hiệu lực? Tại sao lại cần các nguyên tắc? Đâu là lợi thế và bất lợi của những nguyên tắc đang có đối với mỗi loại người tham gia trong chuỗi giá trị? Liệu có những dịch vụ hiệu quả để hỗ trợ những người tham gia để đáp ứng những nguyên tắc và đòi hỏi của chuỗi giá trị?
Các bước tiến hành
Bước 1: Sắp xếp những người tham Bước 2: Xác định nguyên tắc và quy định Bước 3: Phân tích sự thi hành
Bước 4: Phân tích dịch vụ hỗ trợ
2.1.4.8 Phân tích sự liên kết trong chuỗi giá trị
Sự phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này và những liên kết này có mang lại lợi ích hay không. Việcnhận biết lợi ích (hoặc không có lợi ích) rất lâu để xác định được những trở ngại trong việc tăng cường mối liên kết và lòng tin giữa những người tham gia chuỗi giá trị. Việc củng cố các mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong hệ thống thị trường sẽ tạo nên nền móng cho việc cải tiến thiện trong các cản trở khác; việc lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiến trong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trường.
Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để miêu tả mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với những người tham gia khác phụ thuộc vào chuỗi giá trị. Miêu tả những mối liên kết giữa những người tham gia là những người nghèo và không nghèo và
sự áp dụng đối với sự phát triển vì người nghèo.
Các bước thực hiện
Bước 1: Vẽ sơ đồ những người tham gia và tạo loại hình Bước 2: Xác định các khía cạnh