PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn
a. Thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh doanh rau an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Từ đó có ảnh hưởng rất nhiều tới sự hoạt động cũng như phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng.Về nhu cầu thị trường đổi với rau an toàn: cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu về rau an toàn cũng tăng lên, do rau an toàn là sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư, cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã qua chế biến khác. Hiện nay, thu nhập của dân cư ngày càng gia tăng, người dân ngày càng chăm lo đến vấn đề sức khỏe, chình vì vậy nhu cầu về rau an toàn ngày càng tăng lên, thị
trường rau an toàn ngày càng được rộng mở.về cung cấp rau an toàn, là một yếu tố
quan trọng trong cơ chế thị trường. Cung cấp rau an toàn hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các mô hình, quy mô còn nhỏ. Để tổ chức sản xuất kinh doanh rau an toàn được hiệu quả cần có sự quản lý chặt chẽ trong sản xuất rau an toàn, cung cấp đầy đủ số lượng cũng như chất lượng rau an toàn theo yêu cầu, đúngthời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng.Vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá rau an toàn thường cao hơn rau thường do chi phí sản xuất rau an toàn thường cao hon. Giá quá cao thì
người tiêu dung sẽ tiêu dùng ít hơn, và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sản xuất. Chính vì vậy sản xuất kinh doanh rau an toàn cần phải có mức giá hợp lý để
đảm bảo cả hai vấn đề này b. Chính sách và cơ chế quản lý
Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất rau an toan cũng như ổn định, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm của ngành.
Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và
phát triển sản xuất rau an toàn nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị
trường; Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các tăng lóp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân; Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ.
Nhũng chính sách của nhà nước chủ yếu tập trung vào hỗ trợ tác nhân sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng mà chưa có những chính sách hỗ trợ các tác nhân khác trong chuỗi như: tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ.
Chính vì vậy mà cần phải có những cơ chế quản lý của nhà nước để hỗ trợ những phần nào khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị để cho chuỗi giá trị ngành hàng được ổn định và phát triển.
2.1.5.1 Nhóm các nhân tố chủ quan
a. Nguồn vốn của các tác nhân tham gia chuỗi
Bên canh nguồn lực về lao động thì nguồn lực về vốn là môt trong những vấn đề mà không thể thiếu trong phát triển sản xuất rau an toàn cũng như duy trì và
phát triển chuỗi giá trị của ngành hàng. Nhà nước cũng đã có những chính sách hỗ
trợ cho người dân vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thể hiện tập trung tại Nghị quyết Trung ương lần thứ năm khóa VII gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: ngân hàng Nhànước và ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tự nguyện do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn vốn tối đa đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp
- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích họp như: tiết kiệm (có và không có kỳ hạn), tín phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng...
- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế.
- Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối với vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp phần xóa đói hiảm nghèo trong nông thôn.
Vốn trong sản xuất rau an toàn thường là vốn tự có của người dân, hay vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước cũng có các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau
b. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
- Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc... Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn.
- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung vàsản xuất rau quả nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Năng suất rau quả trong nhà kính, nhà che nilông, rau trồng trong dung dịch không đất rất cao (bình quân từ 25 - 30 kg/m2 đối với cà chua, dưa chuột là 250 - 300 tấn/ha, gấp 20 lần so với trồng ngoài đồng và phương thức canh tác truyền thống), do khống chế được các yếu tố ngoại cảnh. Rau quả trồng trong nhà kính, nhà lưới không chứa độc tố, hợp vệ sinh, mẫu mã đẹp, dễ xuất khẩu
c. Trình độ sản xuất và quản lý của các tác nhân
Trình độ sản xuất của người sản xuất là yếu tố quan trọng trong phát triển và duy trì
chuỗi giá trị bởi vì tác nhân sản xuất là phần gốc của chuỗi cũng như các sản phẩm được cung ứng trong chuỗi đều do tác nhân sản xuất cung cấp. với trình độ sản xuất được cải thiện sẽ giúp cho chuỗi giá trị ổn định được phần gốc từ đó có thể phát triển cũng như duy trì các tác nhân khác tham gia vào chuỗi. Trình độ sản xuất được cải thiện cũng như nâng cao thông qua các buổi tập huấn cũng như các buổi phổ biến kỹ thuật, tham quan mô hình.
Trình độ quản lý của các thành viên tham gia vào chuỗi được thể hiện thông qua những quyết định của các tác nhân trong chuỗi như: quyết định mua, quyết định loại sản phẩm, quyết định bán… Khi những tác nhân có trình độ quản lý tham gia trong chuỗi thì chuỗi sẽ đảm bảo được những điều kiện phát huy tiềm năng của chuỗi.
d. Mối liên kết của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị
Hiện nay với xu thế hội nhập cũng như nên sản xuất hàng hóa đòi hỏi các tác nhân trong chuỗi cần có mối liên kết chặt chẽ đảm bảo cho hạn chế những rủi ro cũng như những mặt tiêu cực của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của ngành.
Thông tin mua bán, hợp đồng mua bán, sự tương tác thường xuyên giữa các tác nhân là những yếu tố cơ bản tác động lên các tác nhân làm cho mối liên kết giữa các tác nhân ngày càng gần hơn giúp cho thông tin về giá, sản lượng, chất lượng của sản phẩm được cập nhật thường xuyên. Khi các tác nhân trong chuỗi có mối liên kết chặt chẽ cả theo chiều dọc và chiều ngang của chuỗi thì chuỗi giá trị sẽ đảm bảo, bền vững và phát triển.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp ở trên thế giới Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của Nông nghiệp Nhật Bản vào những năm 1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về
mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá trịcho sản phẩm đó.Fearne và Hughes cũng đã phân tích được ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh. Về
ưu điểm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định, giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn
nhau. Bên cạnh đó phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và
người bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi. (Fearne, A. and D. Hughes, 1998).Năm 2009, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã
có báo cáo tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu về lí thuyết phân tích chuỗi giá trị
nhằm thực hiện nghiên cứu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp (UNIDO 2009).
UNIDO đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng về phân tích chuỗi giá trị một số sản phẩm nông nghiệp như các sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm dầu từ thực vật, cà phê, ca cao, đường, sữa, thịt động vật, trái cây, trà, rau, mật ong… ở một số quốc gia như Ethiopia, Nicaragua, Ecuador, Ai Cập, Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam, một số
nước ở Châu Âu… (UNIDO 2009). Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc thị trường của các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là đa dạng và khác biệt giữa các quốc gia, có sự khác biệt về phân phối lợi ích và đặc biệt là các chuỗi giá trị chịu tác động khác nhau lớn bởi cơ chế và chính sách từ các Chinch phủ. UNIDO (2009) đã báo cáo rằng 98% sản phẩm nông nghiệp từ các nước phát triển chế biến công nghiệp và thu được 185 USD giá trị gia tăng trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp chế biến, trong khi tỉ lệ này tại các nước đang phát triển là 38% tương ứng với giá trị gia tăng là 40 USD trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp. Thêm vào đó, giá trị tổn thất sau thu hoạch ở những nước đang phát triển khoảng 40%, trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển là rất nhỏ. UNIDO (2009) kết luận rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các nước đang phát triển tạo ra giá trị thấp và nhìn chung đang ở vị thế cạnh tranh bất lợi so với các nước phát triển.Trung tâm nghiên cứu CGGC (Center on Globalization, Governance and Competitiveness) của Trường đại học Duck (Mỹ) là một trong những nơi thực hiện khá nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia Châu Mỹ. Năm 2011, Ferrnandez- Stark và cộng tác viên nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau và trái cây.
Sản xuất RAT mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các nước trồng RAT trên thế
giới. Diện tích trồng RAT trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên.
Đối với nền nông nghiệp Mĩ, sản xuất rau quả là ngành sản xuất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Dù sản xuất trong nước không
đáp ứng đủ nhu cầu nội địa nhưng nó chính là công cụ để cân bằng cán cân thương mại cho Mĩ trong nhập khẩu hàng nông sản. Công nghệ trồng rau chủ yếu là trồng trong nhà lưới với tỉ lệ hơn 90%. Mặc dù sản xuất dưới hình thức hộ nông dân nhưng mỗi hộ nông dân có một hệ thông nhà lưới cho trồng rau. Tuy nhiên, sản xuất rau trong nhà lưới ở Mĩ chi phí rất cao, khoảng từ 30.000 USD đến 50.000 USD cho 4.000 dặm vuong nhà lưới với những chi phí chủ yếu là các dụng cụ và
thiết bị xây dựng nhà lưới, chưa tính đến các đầu vào biến đổi.
Các nước phát triển như Mĩ thì khái niệm RAT, quy hoạch phát triển RAT không còn là vấn đề đặt ra, 100% sản phẩm thực phẩm cung ứng thị trường phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được chứng nhận chất lượng trước khi đưa ra tiêu thụ. Sản phẩm không an toàn trở thành mối rủi ro mà người sản xuất luôn phải đề phòng.
Ở Đài Loan, việc sản xuất RAT tập trung ở miền Nam và miền Trung. Tại đây, các loại rau được trồng rất phong phú, trong đó có nhóm rau ăn lá như bắp cải, cải bao, cần tay; Nhóm rau ăn thân như măng tre, tỏi, hành; Nhóm rau ăn củ như cà
rốt, cải củ, khoai tây; Nhóm rau ăn hoa và quả như đậu ăn quả, cà chua, dưa chuột và súp lơ. Giá rau ở Đài Loan cũng biến động theo mùa vụ. Chi phí vật chất như giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu và chi phí lao động chiếm tới 90% tổng chi phí
sản xuất rau của trang trại.
2.2.2Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp ở trong nước Ở Việt Nam việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức quốc tế như tổ chức GTZ, ACI, SNV, CIRAD, Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu, triển khai các dự
án hỗ trợ nhằm phát triển. Tổ chức SNV đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình nhằm năng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày ở hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Ngày 04/12/2008 tại Ninh Bình do Nico Janssen, cố vấn cao cấp - SNV. Sau khi tiến hành chương trình nghiên cứu tổ chức SNV đã giúp chuyển giao kiến thức từ nhà
nghiên cứu đến nông dân, nâng cao năng lực của nhóm kỹ thuật địa phương về
cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách liên quan