Phân bổ giá và giá trị gia tăng trong chuỗi gia trị RAT Đông xuân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN SÓC SƠN TP HÀ NỘI (Trang 105 - 110)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thưc trạng chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân

4.1.4 Phân bổ giá và giá trị gia tăng trong chuỗi gia trị RAT Đông xuân

Nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị rau an toàn đông xuân có sự phân bố giá

trị gia tăng qua các tác nhân tham gia chuỗi thông qua bảng sau:

Bảng 4.27Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá tri RAT Đông xuân STT Loại rau Ngườisản

xuất Người

thu gom HTX Người bán buôn

Người bán lẻ

1 Khoai tây 8.207,5 700 700 1.340 843,33

2 Su hào 9.295 1.200 1.200 1.346,67 810

3 Bắp cải 4.035 1.200 2.200 1.846,67 1.443,33

4 Cà chua 12.257,1 700 700 1.176,67 943,33

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 Nghiên cứu cho thấy rằng người sản xuất có giá trị gia tăng cao nhất trong các tác nhân tham gia vào tiêu thụ 1000kg rau an toàn. Nhưng người sản xuất lại là

đối tượng có thời gian thu hồi vốn chậm nhất bởi khi bỏ vốn ra để phục vụ sản xuất thì phải sau từ 60 – 90 ngày sau mới thu lại được do chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Với các tác nhân còn lại khi thu mua cũng như tham gia vào tiêu thụ

1000kg rau thì chỉ mất 1 – 2 ngày là có thể thu hồi vốn bỏ ra.

4.1.4.2 Giá trị gia tăng và thu nhập thuần của các tác nhân theo kênh tiêu thụ

Điều kiện kinh doanh và mối quan hệ của các tác nhân là cơ chế để hình thành giá. Qua nghiên cứu chuỗi giá trị rau tôi lựa chọn kênh cung ứng chính trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm

Kênh 1:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Kênh 2:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Kênh 3:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ

Giá bán rau của tác nhân người sản xuất giống nhau tại tất cả các kênh do người sản xuất chỉ tập trung tại xã Đông xuâ cho nên hình thành gái cả thị trường cục bộ địa phương. Kênh 1 có đầy đủ 4 tác nhân tham gia vào kênh trong đó thì

người sản xuất đạt giá trị gia tăng cao nhất trong khi đó người bán lẻ bỏ ra phần chi phí trung gian cao nhất trong các tác nhân của kênh. Kênh 2 chỉ có 3 tác nhân tham gia vào kênh và không có tác nhân người bán buôn do người bán lẻ trực tiếp mua của người thu gom trong kênh này thì người sản xuất vẫn có giá trị gia tăng cao nhất nhưng có một đặc điểm là khi so sánh 2 kênh giữa kênh 1 và kênh 2 thì thấy rằng khi mua trực tiếp của người thu gom mà không phải qua người bán buôn thì

người bán lẻ có giá trị gia tăng cao hơn khi mua thông qua người bán buôn. Kênh 3 là kênh dài nhất do có tới 5 tác nhân tham gia vào kênh và người sản xuất vẫn có

giá tri gia tăng cao nhất trong khi đó thì người bán buôn tại sóc sơn có giá trị gia tăng thấp nhất.

4.2Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chuỗi giá trị sản phẩm RAT ở xã Đông xuân

Qua nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn xã Đông xuân thì

trong chuỗi giá trị có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn. Để hiểu rõ hơn về những tác động cũng như những tồn tại và thực trang của chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn xã Đông xuân thông qua bảng phân tích SWOT sau:

Bảng 4.28 Phân tích SWOT chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân Điểm mạnh

- S1: Là địa bàn sản xuất RAT Giàu kinh nghiệm sản xuất

- S2: Điều kiện đất đai, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất RAT

- S3: Gần trung tâm Hà Nội- thị trường rộng lớn

- S4: Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị

RAT trên địa bàn có thời gian hoạt động trong nghề khá cao

Điểm yếu

- W1: Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho RAT

- W2: Người sản xuất sau khi thu hoạch RAT chưa có phương tiện bảo quản

- W3: Liên kết trong các kênhphân phối còn lỏng lẻo

Cơ hội

- O1: Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn - O2: Nhu cầu tiêu thụ RAT ngày càng cao - O3: Thành phố có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng rau an toàn

Thách thức

- T1: Cạnh tranh cao khi các sản phẩm RAT có chất lượng nhưng giá lại rẻ

hơn từ các địa phương khác

- T2: Các nguồn tài nguyên nước, đất đang dần bị đe dọa

Thông qua những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ta có những phân tích cụ thể sau:

Phân tích sự kết hợp SO:

Thông qua những điểm mạnh của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các tác nhân cần phải phát huy tích cực những điểm mạnh như: (S1): Là địa bàn sản xuất RATGiàu kinh nghiệm sản xuất; (S2): Điều kiện đất đai, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất RAT. (S3): Gần trung tâm Hà Nội- thị trường rộng lớn, (S4): Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị RAT trên địa bàn có thời gian hoạt động trong nghề khá

cao. Từ việc phát huy những điểm mạnh ở trên thì các tác nhân này cần phải nắm bắt những cơ hội để giúp cho chuỗi giá trị rau an toàn được bền vững cũng như đem

lại giá trị gia tăng cao cho các tác nhân trong chuỗi. Các cơ hội đến từ bên ngoài chuỗi sẽ là động lực giúp cho chuỗi ngày càng hoàn thiện và phát triển: (O1): Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn, (O2): Nhu cầu tiêu thụ RAT ngày càng cao, (O3): Thành phố có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng rau an toàn

Phân tích sự kết hợp WO:

Thông qua những điểm yếu đang tồn tại của các tác nhân trong chuỗi giá

trị thì các tác nhân cần phải khắc phục những điểm yếu như: (W1): Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho RAT. (W2): Người sản xuất sau khi thu hoạch RAT chưa có phương tiện bảo quản. (W3): Liên kết trong các kênhphân phối còn lỏng lẻo. Từ việc khắc phục được những điểm yếu ở trên thì các tác nhân này cần phải nắm bắt những cơ hội để giúp cho chuỗi giá trị rau an toàn được bền vững cũng như đem lại giá trị gia tăng cao cho các tác nhân trong chuỗi ngoài ra còn giúp cho các tác nhân trong chuỗi có thể hạn chế cũng như khắc phục được những điểm yếu đang tồn tại, Các cơ hội đến từ bên ngoài chuỗi sẽ là động lực giúp cho chuỗi ngày càng hoàn thiện, phát triển và hạn chế những điểm yếu của chuỗi: (O1): Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn.

(O2): Nhu cầu tiêu thụ RAT ngày càng cao. (O3): Thành phố có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng rau an toàn

Phân tích sự kết hợp ST:

Thông qua những điểm mạnh của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các tác nhân cần phải phát huy tích cực những điểm mạnh như: (S1): Là địa bàn sản xuất RATGiàu kinh nghiệm sản xuất; (S2): Điều kiện đất đai, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất RAT, (S3): Gần trung tâm Hà Nội- thị trường rộng lớn, (S4): Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị RAT trên địa bàn có thời gian hoạt động trong nghề khá

cao. Từ việc phát huy tốt những điểm mạnh của mình mà các tác nhân trong chuỗi có thể khắc phục cũng như hạn chế những tác động xấu mang tính thách thức từ môi trường ngoài chuỗi: (T1): Cạnh tranh cao khi các sản phẩm RAT có chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn từ các địa phương khác. (T2): Các nguồn tài nguyên nước, đất đang dần bị đe dọa.

Phân tích sự kết hợp WT:

Thông qua những điểm yếu đang tồn tại của các tác nhân trong chuỗi giá trị

thì các tác nhân cần phải khắc phục những điểm yếu như: (W1): Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho RAT. (W2): Người sản xuất sau khi thu hoạch RAT chưa có phương tiện bảo quản. (W3): Liên kết trong các kênhphân phối còn lỏng lẻo, Khắc phục được những điểm yếu của mình thì từ đó có thể hạn chế những tác động mang tính thách thức như: (T1): Cạnh tranh cao khi các sản phẩm RAT có

chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn từ các địa phương khác. (T2): Các nguồn tài nguyên nước, đất đang dần bị đe dọa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN SÓC SƠN TP HÀ NỘI (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)