Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.5 Kết quả điều tra
Trong quá trình điều tra, tôi đã phát phiếu điều tra cho 20 giáo viên mầm non đang dạy tại trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung phiếu điều tra (xem phần phụ lục). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Thứ nhất: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc hình thành biểu tượng chữ số đối với sự phát triển nhận thức của trẻ.
Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
4 20 15 75 1 5 0 0
Nhận xét:
Từ số liệu của bảng trên, chúng ta thấy 3/4 giáo viên đƣợc điều tra đều nhận thức đƣợc sự cần thiết của việc hình thành biểu tƣợng chữ số đối với hoạt động nhận thức của trẻ. Một số khác (chiếm 4%) cho là rất cần thiết. Chỉ duy nhất một giáo viên cho là chƣa cần thiết. Không có giáo viên nào phủ nhận vai trò quan trọng của việc hình thành biểu tƣợng này.
Thứ hai: Phương pháp, hình thức sử dụng để dạy học chữ số cho trẻ Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
13 65 0 0 2 10 5 25
26 Nhận xét:
Bảng số liệu trên cho ta thấy: sử dụng phương pháp trực quan vẫn là lựa chọn hàng đầu của giáo viên (13/20 phiếu, chiếm tỉ lệ 65%). Bên cạnh đó, có một số giáo viên sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập và trò chơi học tập.
Kết hợp với quá trình trò chuyện, trao đổi với giáo viên, các cô đều cho rằng: mỗi một phương pháp có một cái hay. Giáo viên tùy vào tính chất bài học, đối tượng trẻ mà lựa chọn cách thức, phương pháp phù hợp.
Thứ ba: Nhận thức về vai trò của trò chơi học tập trong quá trình dạy trẻ biểu tượng về các chữ số
Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
7 35 11 55 2 10 0 0
Nhận xét:
Đa phần giáo viên (chiếm tỉ lệ 55%) đều thừa nhận vai trò quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dạy đếm cho trẻ. Có 35% số giáo viên đƣợc hỏi thấy rằng chúng rất quan trọng. Chỉ có 10% cho là bình thường. Điều này cho thấy, giáo viên cũng nhận thấy vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trò chơi học tập.
Thứ tư: Mức độ sử dụng trò chơi học tập trong dạy trẻ biểu tượng chữ số
Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
8 40 10 50 2 10 0 0
27 Nhận xét:
Qua số liệu, ta thấy: chỉ có ít giáo viên (10%) là hiếm khi sử dụng. Một nửa số giáo viên đƣợc hỏi chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức trò chơi. Có 40% giáo viên thường xuyên tổ chức. Trao đổi riêng với những giáo viên này, họ cho rằng: nên tổ chức các trò chơi thường xuyên vì rất có hiệu quả trong dạy học.
Thứ năm: Những nguyên tắc cần đảm bảo khi tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ.
Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
4 20 9 45 5 25 2 10
Nhận xét:
Bảng số liệu cho ta thấy, khi tổ chức các trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng chữ số cho trẻ, đa phần giáo viên quan tâm tới việc trò chơi có vừa sức hay không (45%), tính mục đích và tính thi đua được xem xét tương đương như nhau (20% và 25%), chỉ có 10% giáo viên được hỏi quan tâm tới cấu trúc của trò chơi.
Thứ sáu: Một số trò chơi học tập thường sử dụng để hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non
Qua nội dung viết của giáo viên, tôi thấy chủ yếu giáo viên sử dụng hai trò chơi “Về đúng nhà” và “Chữ số nào biến mất”. Trao đổi thêm, tôi đƣợc biết: “Về đúng nhà” là trò chơi yêu cầu trẻ về đúng nhà có chữ số nhƣ cầm ở trên tay hoặc nối nhóm đối tƣợng có số lƣợng là bao nhiêu đó với nhà có chữ số tương ứng. “Chữ số nào biến mất” là trò chơi cho trẻ quan sát một số chữ số rồi cất bất kì một chữ số nào đó và cho trẻ nhận biết chữ số biến mất đó là chữ số nào.
28
Thứ bảy: Những thuận lợi trong quá trình tổ chức các trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ.
Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
6 30 2 10 8 40 4 20
Nhận xét:
Nhƣ vậy, phần đa giáo viên cho rằng việc tổ chức các trò chơi đều thuận lợi, mang lại hiệu quả cao vì các em có hứng thú, thích chơi (40%) và phù hợp với tâm lí (30%). Số ít giáo viên cho lí do là sự phong phú của trò chơi (20%) và phù hợp với nhận thức (10%).
Thứ tám: Những khó khăn thường gặp trong quá trình tổ chức các trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ.
Thống kê thông tin thu đƣợc từ các phiếu điều tra, ta có bảng sau:
Ý kiến A Ý kiến B Ý kiến C Ý kiến D
SL % SL % SL % SL %
2 10 10 50 6 30 2 10
Nhận xét:
Bảng số liệu cho ta thấy: một nửa giáo viên cho rằng việc tổ chức trò chơi khó vì số lƣợng trẻ quá đông. Các cô cho biết: với số lƣợng trẻ ở mỗi lớp nhƣ hiện nay thì việc tổ chức và quản lí lớp rất khó. 30% giáo viên cho rằng không có nhiều thời gian. Các cô có rất nhiều công việc phải làm nên chỉ việc dành thời gian tổ chức trò chơi là khó sắp xếp. Số còn lại, giáo viên cho lí do là cơ sở vật chất và trẻ một số cháu chƣa tích cực tham gia.
29 Nhận xét chung:
Qua điều tra, tìm hiểu thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập để dạy trẻ các chữ số, tôi nhận thấy: đa phần giáo viên đều nhận thức đƣợc vai trò, ý nghĩa, tác dụng của những trò chơi này. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, cả khách quan và chủ quan mà mức độ sử dụng còn chƣa cao.
30