Các trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số cho trẻ 4-5 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non (Trang 37 - 41)

Chương 2. TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG CHỮ SỐ CHO TRẺ MẦM NON

2.3. Hệ thống trò chơi học tập

2.3.2 Các trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số cho trẻ 4-5 tuổi

a. Mục đích

- Luyện tập khả năng nhận biết các chữ số và vị trí của các số trong phạm vi đã học.

- Củng cố một số hiểu biết của trẻ về các hiện tƣợng tự nhiên: mây, mƣa, nắng.

b. Chuẩn bị

- Cô chuẩn bị một mô hình một số đám mây ghi các chữ số trong phạm vi từ 1 đến 5.

- Mỗi trẻ một bộ chữ số trong phạm vi 1 đến 5.

c. Cách chơi

- Cô xếp đám mây lên bảng theo thứ tự trong phạm vi số đã học

Phát cho mỗi trẻ một bộ thẻ số từ 1 đến 5 và cho trẻ xếp các chữ số theo số thứ tự trong phạm vi số đã học ở phía trước mặt.

Trẻ chơi theo luật: Khi nghe cô nói tên hoặc vị trí số thì trẻ sẽ chọn số đó giơ lên. Ví dụ:

Mức 1: Ông mặt trời đang ở đám mây số 4. Trẻ chọn số 4 giơ lên, cô để ông mặt trời ló ra ở đám mây số 4 cho trẻ kiểm tra lẫn nhau. Khi trẻ chọn và

36

giơ thẻ số sai, cô sẽ nói lại đặc điểm của của chữ số cô vừa yêu cầu, sau đó cô gợi ý cho trẻ chọn lại thẻ số.

Mức độ 2: Cô yêu cầu ông mặt trời đang ở đám mây đứng trước đám mây số 5, ai đoán ông mặt trời đang ở đám mây nào thì chọn số đó?

Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả giơ thẻ số lên trẻ giơ thẻ số và cô hỏi trẻ.

Cháu đã chọn số mấy? Tại sao lại chọn số đó? Số đó có đúng hay không?

Có ai có số khác không?

Cô kết luận: Tất cả các số 1, 2, 3, 4 đều là các số đứng trước số 5. Mọi người chọn đều đúng.

Tiến hành cho trẻ chơi

2.3.2.2 Trò chơi 1: LÀM CÁC VẬN ĐỘNG a. Mục đích

- Củng cố khả năng nhận biết số lƣợng và chữ số trong phạm vi số đã học.

- Phát triển các giác quan và cơ quan vận động của trẻ.

- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh b. Chuẩn bị

Một số thẻ số to trong phạm vi đã học để cả lớp quan sát đƣợc.

c. Cách chơi

Cô chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội xếp thành một hàng. Cô ngồi trên đầu hàng và ở giữa. Cô cho từng đội chơi một và luân phiên nhau, khi cô giơ thẻ số bất kì lên cô gọi nhóm nào chơi trước, thì các trẻ trong nhóm sẽ cùng nhau quan sát thẻ số cô đang giơ là thẻ số mấy và cử một bạn đại diện trong nhóm lên làm vận động tương ứng với thẻ số cô đang giơ, các bạn đội còn lại sẽ quan sát xem đội bạn làm có đúng hay không. Nếu đội nào làm các

37

vận động không đúng với thẻ số thì cô sẽ mời đội còn lại lên làm. Cứ mỗi lần trẻ làm đúng cô sẽ phát một bông hoa cho đội. Kết thúc trò chơi nhóm nào làm đƣợc nhiều bông hoa hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

Luật chơi: Trẻ phải làm các vận động đúng với thẻ số cô đang giơ. Ví dụ: cô giơ thẻ số 2 thì trẻ sẽ phải làm hai vận động nhƣ: bật nhảy 2 cái hay lắc đầu 2 cái, vẫy tay 2 cái…

Tiến hành cho trẻ chơi.

2.3.2.3 Trò chơi 3: THI XEM AI NHANH a. Mục đích

Dạy trẻ biết dùng kí hiệu số để biểu thị số lƣợng các đối tƣợng của 1 nhóm

Củng cố khả năng nhận biết các chữ số và các dạng khác nhau của chữ số b. Chuẩn bị

Mỗi trẻ 1 bộ thẻ số từ 1 đến 5

Trong lớp chuẩn bị các nhóm đồ dùng, đồ vật có số lượng tương ứng với các số của trẻ.

c. Cách chơi - Tìm chữ số.

Cô cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 bạn để chơi.

Cô phát cho mỗi trẻ trong nhóm chơi một bộ đồ vật có số lƣợng bất kì.

Sau đó cô để các thẻ số từ 1 đến 5 ở xung quanh lớp, cho trẻ đi tìm và nhặt thẻ số tương ứng với số đồ vật của mình rồi đặt thẻ số vào nhóm đồ vật. Nhóm nào tìm đươc thẻ số nhanh và đặt đúng vào nhóm đồ vật của mình thì nhóm đấy sẽ giành chiến thắng.

Khi trẻ đã lấy đƣợc thẻ số đặt vào nhóm đồ vật cô và các bạn cùng đến kiểm tra, cho trẻ nêu kết quả:

Cháu đã có mấy đồ vật?” (4 đồ vật)

38

“Cháu phải lấy thẻ số mấy?” (số 4)

“Vậy thẻ số 4 đã đúng hay chưa?”

Sau khi trẻ nhận xét xong, cô phải chính xác hóa lại kết quả của trẻ và đƣa ra các câu trả lời đúng cho những trường hợp trẻ nêu kết quả chưa chính xác.

Luật chơi: Nếu nhóm nào lấy và đặt sai thẻ số nhiều hơn thì nhóm đấy sẽ thua và bị phạt nhảy lò cò. Nếu trẻ lấy thẻ số và đặt sai thì cô cho trẻ trong nhóm tìm và đặt lại cho đúng.

2.3.2.4 Trò chơi 4: GHẾ NÀO LÀ CỦA BÉ a. Mục đích

- Củng cố khả năng nhận biết chữ số cho trẻ.

- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương.

- Phát triển khả năng quan sát, so sánh để nhận biết hình dạng các chữ số.

b. Chuẩn bị

Một số các ghế con (Số ghế bằng với số trẻ chơi)

Các thẻ chữ số trong phạm vi đã học, gồm 2 loại: Một loại để nguyên, một loại đƣợc cắt làm 2 phần. (Số thẻ số bằng với số trẻ trong mỗi lần chơi)

c. Cách chơi

Cô cho trẻ quan sát các thẻ số dán trên ghế. Cô giới thiệu và nêu đặc điểm của từng chữ số

- Mức độ 1: Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ số nguyên. Cho trẻ vừa đi, vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm ghế”. Trẻ có thẻ chữ số nào sẽ về ghế có chữ số đấy. Trẻ về chỗ xong , cô cho trẻ tự kiểm tra kết quả của nhau và sửa sai cho trẻ

- Mức độ 2: Cô phát cho mỗi trẻ các chữ số bị cắt thành 2 phần, cho trẻ tập ghép các mảnh chữ số rời bên ngoài để trẻ nhớ hình dạng từng phần của mỗi số.

- Mức độ 3: Mỗi chữ số đƣợc cắt chia làm 2 phần. Một nửa cô dán vào ghế, một nửa cô phát cho trẻ. Cô cho trẻ cầm thẻ số nhận biết hình dạng nửa

39

số của mình để nhớ lại nửa số còn lại. Cho trẻ vừa đi, vừa hát, khi có hiệu lệnh tìm ghế, trẻ đi tìm ghế có nửa số còn lại ghép vào và kiểm tra, nếu đúng thì thôi, nếu không đúng thì phải đi tìm ghế khác.

Một phần của tài liệu Thiết kế trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)