Chương 2. TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG CHỮ SỐ CHO TRẺ MẦM NON
2.3. Hệ thống trò chơi học tập
2.3.3 Các trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số cho trẻ 5-6 tuổi
a. Chuẩn bị
Mỗi trẻ có một thẻ chấm tròn từ 1-10 chấm tròn Một bộ thẻ chữ số từ 1-10
Các thẻ vẽ số lượng đồ vật tương ứng với các thẻ chấm tròn bỏ vào một cái làn.
b. Luật chơi:
Khi bạn giơ và đọc thẻ số nhà của mình lên thì người đưa thư sẽ phải chọn đúng những thẻ có số lượng đồ vật và thẻ chữ số tương ứng cho bạn đó.
c. Cách chơi
Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ một thẻ chấm tròn. Cho một trẻ làm người đưa thư cầm thẻ số, vừa đi vừa đọc:
“Này bạn ơi Tôi đưa thư
Từ nơi xa Đến nơi đây
Nào bạn hãy cho biết số nhà?”
Người đưa thư đọc đến câu cuối cùng và dừng lại ở bạn nào, bạn ấy giơ và đọc thẻ số nhà mình lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu sai sẽ không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho người khác. Nếu đúng trẻ đó lại tiếp tục đi đưa thư, mỗi người đưa thư chỉ được đưa từ 2- 3 số nhà, nếu đến số nhà mà trong làn không có thẻ số lượng tương ứng thì nói “Nhà bác không có thư” và tiếp tục đi sang nhà khác.
2.3.3.2 Trò chơi 2: GIA ĐÌNH BÉ
40 a. Mục đích
- Trẻ biết trò chuyện với các bạn về gia đình của mình có những ai. Ôn luyện kĩ năng đếm, nhận biết các biểu tƣợng chữ số cho trẻ
b. Chuẩn bị
Ảnh gia đình, các thẻ chữ số từ 1-10 c. Cách chơi
Cô cho trẻ xem ảnh về gia đình mình sau đó giới thiệu về những người có trong ảnh rồi cô cho trẻ cùng đếm số người trong bức ảnh sau đó hỏi trẻ về số lượng và cho trẻ giơ thẻ số tương ứng
Tiếp theo cô cho trẻ trong lớp lên giới thiệu về gia đình của mình với cô và các bạn. Cô cùng trẻ đếm số lƣợng thành viên của gia đình trẻ lên giới thiệu và chọn các thẻ số tương ứng
Trong mỗi lƣợt chơi cô chỉ mời một trẻ lên giới thiệu về gia đình của mình.
Tiến hành cho trẻ chơi.
2.3.3.3 Trò chơi 3: XE TÌM KHÁCH, KHÁCH TÌM XE a. Mục đích
Củng cố cho trẻ khả năng luyện đếm, nhận biết chữ số, thêm bớt Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, phân loại các phương tiện giao thông.
b. Chuẩn bị.
- Mức 1:
+ Trên các thẻ đeo có dán các phương tiện giao thông và có chữ số trên xe. Trên sàn lớp vẽ các hình tròn, hình vuông, tam giác để trẻ đứng vào trong khi chơi.
+ Các lô tô rời vẽ các phương tiện giao thông có số lượng trẻ đã học.
- Mức 2: Chuẩn bị các thẻ hình vuông, trên mỗi thẻ vẽ một loại phương tiện giao thông và có một hoặc 2 chấm tròn. Các thẻ hình tròn trên có 5; 6
41
chấm tròn. Trẻ nào là lái xe thì cầm thẻ hình vuông, trẻ nào là khách thì cầm thẻ hình tròn.
42 c. Cách chơi
Cô chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 đóng vai làm tài xế. Nhóm 2 đóng vai là khách.
- Mức 1: Cô cho các trẻ đóng vai tài xế đeo thẻ các phương tiện giao thông có ghi các chữ số vào cổ và đứng vào các hình trên sàn (Mỗi hình một trẻ). Các trẻ còn lại cô phát thẻ chữ số rời. Cô mở một bản nhạc và cho trẻ vừa đi, vừa hát. Khi có hiệu lệnh “Khách tìm xe” thì ai có thẻ chữ số nào sẽ về bến có số xe đó (cho trẻ 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi thẻ).
Khi trẻ đã về bến, cô cho trẻ trong từng bến kiểm tra xem trẻ nào về nhầm bến thì trẻ đó phải nhảy lò cò về đúng bến của mình. Sau đó cô đến bến hỏi trẻ:
“Đây là bến của xe số mấy?”, “ tại sao con về bến này?”
- Mức 2: Cô vẽ các chấm trò trên sàn nhà làm bến xe và vẽ vào đó các chữ số. Cô cắt mỗi thẻ số làm 2 phần, phát cho khách một phần và lái xe một phần. Cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Khách tìm xe - Xe tìm khách” thì hành khách tìm lái xe để ghép thành một số sau đó về bến của mình. Sau đó cô đến các bến kiểm tra kết quả.
2.3.3.4 Trò chơi 4: SỐ NÀY ĐẶT Ở ĐÂU.
a. Mục đích.
- Củng cố khả năng luyện đếm và nhận biết chữ số.
- Rèn khả năng quan sát.
b. Chuẩn bị:
Mỗi trẻ một bộ thẻ số từ 1 đến số trẻ đã học.
Một bộ tranh có các nhóm đối tương có số lượng từ 1 đến số trẻ vừa đƣợc học.
Ví dụ nếu trẻ biết đếm đến 7 và nhận biết số 7 cô cho mỗi nhóm 3 trẻ chơi thì cô chuẩn bị 3 bộ thẻ chữ số từ 1 đến 7, 3 tranh vẽ các nhóm đồ vật có
43 số lƣợng từ 1 đến 7.
c. Cách chơi.
Mỗi trẻ đặt tranh vẽ ở trước mặt, các thẻ số được sáo trộn và đặt sấp, các trẻ chơi thỏa thuận để chọn ra bạn chơi đầu tiên, sau đó là bạn kế bên phải hoặc bên trái. Người chơi sẽ rút một thẻ số bất kì và quan sát tranh vẽ và đặt thẻ số vào đúng nhóm đồ vật có số lượng tương ứng với thẻ số. Nếu người chơi đặt sai thì bạn nào nhanh tay hơn sẽ lấy đƣợc thẻ số giống thế đặt vào nhóm đồ vật trong tranh của mình, trẻ cứ tiếp tục chơi, trẻ nào đặt kín bảng sớm nhất sẽ là người thắng cuộc.
Sau mỗi lần đặt song thẻ số, cô cho trẻ nhận xét:
+ Cháu đã rút đƣợc thẻ số mấy?
+ Đặt số vào nhóm đồ vật nào?
+ Tại sao đặt vào nhóm đó?
Nếu trẻ đặt không đúng, cô hỏi và gợi ý trẻ sửa sai:
+ Cháu đã rút đƣợc thẻ số mấy
+ Cháu đặt vào nhóm nào? Có số lƣợng là mấy? Đúng hay sai?
+ Phải đặt vào nhóm co mấy đồ vật? Đó là nhóm nào.
Cô cho trẻ cất thẻ số đã đặt sai vào rổ.
Kết thúc trò chơi cô nhận xét trẻ.
2.3.3.5 Trò chơi 5: TÌM QUẢ CHO CÂY a. Mục đích
- Củng cố khả năng nhận biết số lƣợng và chữ số cho trẻ.
b. Chuẩn bị
Một số cây nhựa hoặc bằng bìa có cây gắn các quả và có cây thì không gắn quả.
Một bộ thẻ số từ 1 đến 10.
c. Cách chơi
44
Cô phát cho mỗi trẻ một bộ thẻ chữ số từ 1 đến 10. Tiếp theo cô phát cho mỗi trẻ hai cái cây, một cây có gắn quả và một cây thì không gắn quả.
- Mức 1: Cô cho trẻ đếm số quả trên cây rồi tìm thẻ chữ số tương ứng với số quả gắn vào phía dưới của cây. Nếu trẻ chọn nhầm thẻ số thì cô cho trẻ đếm lại và cô nói đặc điểm của chữ số trẻ cần tìm, sau đó cho trẻ tìm và gắn lại thẻ số.
- Mức 2: Cô cho trẻ đặt 2 cây có quả và không có quả gần nhau. Cô cho trẻ tách số quả trong cây gắn quả sẵn ra và gắn vào cây còn lại. Cho trẻ đếm và đặt thẻ số vào dưới gốc cây tương ứng với số quả trên mỗi cây.
Tiến hành cho trẻ chơi.
Kết thúc trò chơi cô nhận xét, động viên trẻ.