Kinh nghiệm hoạt động Khuyến công của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Khuyến Công Trong Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ Đến 2020 (Trang 27 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG

1.2. Thực tiễn hoạt động Khuyến công của Việt Nam

1.2.6. Kinh nghiệm trong hoạt động Khuyến công một số địa phương

1.2.6.1. Kinh nghiệm hoạt động Khuyến công của tỉnh Vĩnh Phúc

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch Khuyến công năm 2012 của tỉnh Vĩnh Phúc, với nguồn kinh phí là 2.565.000.000 đã được triển khai thuận lợi. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp với phòng Công thương, phòng Kinh tế các huyện, thành, thị, các tổ chức chính quyền, đoàn thể các địa phương, cùng với các doanh nghiệp, HTX đóng trên địa bàn triển khai chương trình Khuyến công trong năm 2012 đã đạt được những kết quả.

Trong công tác đào tạo nghề, truyền nghề Trung tâm đã Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị, tổ chức Khai giảng đào tạo nghề, truyền nghề tập trung vào các nghề như nghề mộc, thêu ren, đính cườm xuất khẩu, lớp mây tre đan, thêu móc, may công nghiệp. Tổng số 27 lớp với 1.055 học viên đạt 100% kế hoạch, tăng 92% so với cùng kỳ năm trước. Các Doanh nghiệp gắn đào tạo với giải quyết việc làm ổn định cho các học viên sau đào tạo và số học viên có việc làm sau đào tạo tăng 71% so cùng kỳ năm trước.

Đây là một mô hình đã được triển khai trong nhiều năm và đã phát huy tốt tại các địa phương, doanh nghiệp, tạo được việc làm ổn định, phù hợp với người lao động xuất phát từ làm nông nghiệp. Năm 2012, là năm nền kinh tế rất khó khăn, song công tác phối kết hợp giữa công tác Khuyến công với các

chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã làm tốt việc định hướng, đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động.

Trong công tác nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho các chủ DN và cơ sở sản xuất CNNT:

Phối hợp với Trung tâm Tư vấn Tài chính Hà Nội tổ chức đào tạo khoá Quản trị, kinh doanh với 144 học viên là các chủ Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Sau khi đào tạo các học viên đã nắm được những kiến thức cơ bản, những phương pháp quản lý tốt để áp dụng cho cơ sở, doanh nghiệp.

Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Khuyến công cho cán bộ Khuyến công cấp xã và cán bộ phòng Công Thương phòng Kinh tế các huyện, thị, thành, với 130 học viên được tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Từ chương trình tập huấn đã chuyển tải đến cán bộ Khuyến công những kiến thức về chuyên môn, công tác khuyến công, những thông tin về chế độ chính sách của Trung ương, địa phương để thực hiện tốt và phát huy được công tác Khuyến công ở mỗi cơ sở.

Đặc biệt về hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới từ nguồn kinh phí địa phương: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị đã được triển khai 19 đề án, với tổng kinh phí đầu tư của cơ sở, doanh nghiệp đã triển khai và thực hiện trong năm 2012 là 3.018 triệu đồng, trong đó kinh phí Khuyến công hỗ trợ là 870 triệu đồng. Đã tạo việc làm ổn định, người lao động có thu nhập bình quân từ 3 – 4 triệu đồng/người/ tháng cho 506 lao động. Về hỗ trợ trực tiếp vào đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đã đem lại kết quả thiết thực kích thích các đơn vị mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại hơn, làm tăng năng xuất sản phẩm, cải thiện sức lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn hơn cho người công nhân vận hành máy móc thiết bị.

Đây là một trong công tác Khuyến công có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi ích cho đơn vị sản xuất, cho người lao động và cho xã hội. Với những hiệu quả thiết thực như vậy, năm 2012 số lượng cơ sở, doanh nghiệp đã triển khai tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Hỗ trợ chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Công tác Tư vấn đăng ký thương hiệu sản phẩm được Trung tâm xác định là một trong những việc làm quan trọng, mang tính tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Với chức năng, nhiệm vụ và nguồn kinh phí cho phép năm 2012, Trung tâm đã Tư vấn hỗ trợ kinh phí đăng ký thương hiệu sản phẩm cho 06 đơn vị đạt 100% so với kế hoạch năm; hỗ trợ 14 đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tham gia Hội trợ triển lãm năm 2012, để giới thiệu sản phẩm. Triển khai làm 1.700 quyển Catalog quảng cáo tăng 240% so cùng kỳ năm trước; 9.000 tờ gấp, giới thiệu sản phẩm cho 06 Công ty, Doanh nghiệp.

Trong công tác tổ chức thực hiện Trung tâm đã chủ động triển khai tổ chức các Hội nghị phối hợp với các phòng Công thương, Kinh tế các huyện, thành, thị, cán bộ Khuyến công xã, phường, cùng với các doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện Chương trình Khuyến công để đạt được chỉ tiêu đề ra xây dựng kế hoạch năm sau, duy trì phát huy kết quả đạt được góp phần làm ổn định kinh tế- xã hội của Tỉnh.

+ Bài hoc kinh nghiệm về thưc hiện chương trình khuyến công của tỉnh Vĩnh Phúc đó là:

-Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp với phòng Công thương, phòng Kinh tế các huyện, thành, thị, các tổ chức chính quyền, đoàn thể các địa phương, cùng với các doanh nghiệp.

- Xây dưng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ làm công tác khuyến cộng.

-Biểu dương hỗ trợ chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Khuyến Công Trong Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ Đến 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)