Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
1.2. Thực tiễn hoạt động Khuyến công của Việt Nam
1.2.6. Kinh nghiệm trong hoạt động Khuyến công một số địa phương
1.2.6.5. Bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động Khuyến công cho tỉnh Phú Thọ
+ Một số kinh nghiệm rút ra trong chương trình Khuyến công của tỉnh Quảng Ninh:
- Khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương.
- Khuyến công đi đôi với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn.
1.2.6.5.Bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động Khuyến công cho tỉnh Phú Thọ
Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động Khuyến công có thể rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng cho giải quyết nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến công, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
Một là, Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về của hoạt động Khuyến
công nhằm giải quyết để phát triển công nghiệp nông thôn. Đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi, hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằng được phát triển kinh tế đi đôi với phát triển công nghiệp nông thôn, khuyến công gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hai là, phát triển kinh tế công nghiệp, nông thôn toàn diện. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, phân công lại lao động, tạo việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn.
Ba là, có hình thức giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tạo việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cả hệ thống chính trị vào phát triển kinh tế.
Bốn là, đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong các ngành kinh tế, đặc biệt quan tâm tới ngành kinh tế mũi nhọn với yêu cầu chất lượng chuyên môn và kỹ thuật cao.
Năm là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách Khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp, chính sách của Nhà nước về hoạt động Khuyến công.
Nâng cao nhận thức về hoạt động khuyến công-phát triển CNNT găn với phát triển bền vững (Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với những vấn đề xã hội và môi trường).
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
+ Tại sao phải phát triển hoạt động Khuyến công nông thôn?
+ Nội dung hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ?
+ Giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến công nông thôn tỉnh Phú Thọ?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tỉnh Phú Thọ có cả ba vùng sinh thái, kinh tế là đồng bằng, trung du và miền núi rất đặc trưng. Các khu vực thuộc miền núi có diện tích đất chủ yếu là đất đồi, núi cao, người dân sản xuất lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc là chủ yếu. Các khu vực thuộc trung du, người dân sản xuất chủ yếu là sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và canh tác nương đồi. Các khu vực thuộc vùng đồng bằng người dân sản xuất chủ yếu là chuyên canh cây lúa và hoa mầu, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, với vị trí, địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên về du lịch, truyền thống văn hóa, ngành nghề đặc trưng và nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. Với đặc trưng đó, tỉnh Phú Thọ đã có những biện pháp phát triển hoạt động Khuyến công trong nông thôn. Vì vậy, tôi chọn nông thôn tỉnh Phú Thọ làm địa bàn nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn: Các văn bản pháp quy của Nhà nước, các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan, tạp chí, sách báo, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố. Số liệu của Sở, Ban ngành của tỉnh Phú Thọ.
Tác giả cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và để đánh giá thực trạng của hoạt động Khuyến công cũng như đưa ra một số giải pháp chủ yếu để giải quyết cho việc nâng cao hiêu quả hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ.
Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao ở địa phương các lãnh đạo của các sở ban ngành. Đối tượng tham vấn (tranh thủ ý kiến) của luận văn gồm: Giám đốc trung tâm khuyến công, trưởng phòng quản lý công nghiệp, trưởng phòng khuyến công và các giám đốc doanh nhiệp có kinh nghiêm trong phát triển công nghiệp nông thôn, hoặc có liên quan để xem xét, nhận định bản chất một vấn đề về khoa học, thực tiễn; Trong đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ đến 2020, từ đó phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp hữu hiệu. Các ý kiến bổ sung, kiểm tra lẫn nhau. Khi có ý kiến đa số thống nhất về nhận định, đánh giá một vấn đề đó, ta có thể lấy đó làm cơ sở xác định vấn đề đó có tính khoa học.
Các thông tin về văn bản, chính sách của nhà nước, tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, giáo trình, sách có liên quan đến đề tài.
Các thông tin đã công bố cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn có độ tin cậy cao và mang tính chính thống: Cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác.
Tác giả đã khai thác và sử dụng nguồn tài liệu sau:
- Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012- Cục thống kê tỉnh Phú Thọ.
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ 2012-2020.
- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
- Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
- Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17/6/2009 giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
- Thông tư liên tịch số 16/2011/TTLT-BCT-BNV ngày 05/4/2011 giữa Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2015 định hướng đến năm 2020.
- Kết luận số 45-KL/TU ngày 04/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006- 2010"; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2012-2015;
- Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 của UBND tỉnh Phú Thọ về phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013- 2015 định hướng đến năm 2020,
- Quyết định số 27/QĐ-UBND tỉnh Phú Thọ ngày 28/12/2011 về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020.
- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
- Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Phú thọ giai đoạn 2011- 2020 -Quy hoạch phát triển nông thôn mới đến năm 2020
Ngoài ra còn các loại văn bản của một số cơ quan có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý, số liệu
Sau khi thu thập, toàn bộ những thông tin thứ cấp được kiểm tra ở ba khía cạnh: đầy đủ, chính xác kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Toàn bộ thông tin số liệu đều được kiểm tra, và tính toán, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu thông qua phần mềm Microsoft Office Excel. Sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình hoạt động Khuyến công của tỉnh.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế;
trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này để xác định mức độ biến động công tác Khuyến công của tỉnh thông qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Từ biến động này có tác động lớn đến hoạt động Khuyến công và phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế khách quan đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thông qua các tỷ số, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian, không gian để có nhận xét đúng đắn về nâng cao hiệu quả
hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, từ đó rút ra kết luận bổ ích cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tương lai, cho nghiên cứu khoa học. Thường nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm đi vào nghiên cứu các diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện, ở đây tác giả nghiên cứu các hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh. Nghiên cứu các giải pháp mà trước đó đã áp dụng trong giải quyết việc nâng cao hiệu quả của hoạt động Khuyến công nông thôn của tỉnh để từ đó tìm ra giải pháp có tính khả thi, tương đối hoàn hảo đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ đến 2020.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô, chất lƣợng 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động Khuyến công
+ Số lượng, kết quả của các chương trình đào tạo nghề: Số lượng các lớp đào tạo; số người dự học; số người tốt nghiệp; số người sử dụng tốt kiến thức được đào tạo và thực tiễn.
+ Số lượng, chất lượng mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ: Số lượng mô hình diễn kỹ thuật; số cơ sở áp dụng máy thiết bị mới hiện đại, số lương cơ sở đầu tư mở rộng sản xuất.
+ Chương trình sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Tổ chức hội chợ; số lần triển lãm trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu;
số sản phẩm đạt sản phẩm tiêu biểu.
+ Chỉ tiếu đánh giá năng lực quản lý và tổ chức thực hiên Khuyến công: số lượng lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý; số lượng các bộ phụ trách công CN, TTCN ở cơ sở.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về hiệu quả hoạt động Khuyến công
+ Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề: số lớp đào tạo, truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất.
+ Nâng cao năng lực quản lý. Nâng cao kiến thức kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững.
+ Phát triển công nghiệp nông thôn. Phát triển số lượng danh nghiệp vừa nhỏ; áp dụng khoa học công nghệ mới, sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Liên kết, hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ, phát triển cum công nghiệp.áp dụng công nghệ mới, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất sản phẩm.
Chương 3