Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động Khuyến công

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Khuyến Công Trong Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ Đến 2020 (Trang 43 - 73)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô, chất lượng

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động Khuyến công

+ Số lượng, kết quả của các chương trình đào tạo nghề: Số lượng các lớp đào tạo; số người dự học; số người tốt nghiệp; số người sử dụng tốt kiến thức được đào tạo và thực tiễn.

+ Số lượng, chất lượng mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ: Số lượng mô hình diễn kỹ thuật; số cơ sở áp dụng máy thiết bị mới hiện đại, số lương cơ sở đầu tư mở rộng sản xuất.

+ Chương trình sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Tổ chức hội chợ; số lần triển lãm trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu;

số sản phẩm đạt sản phẩm tiêu biểu.

+ Chỉ tiếu đánh giá năng lực quản lý và tổ chức thực hiên Khuyến công: số lượng lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý; số lượng các bộ phụ trách công CN, TTCN ở cơ sở.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về hiệu quả hoạt động Khuyến công

+ Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề: số lớp đào tạo, truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất.

+ Nâng cao năng lực quản lý. Nâng cao kiến thức kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững.

+ Phát triển công nghiệp nông thôn. Phát triển số lượng danh nghiệp vừa nhỏ; áp dụng khoa học công nghệ mới, sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Liên kết, hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ, phát triển cum công nghiệp.áp dụng công nghệ mới, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất sản phẩm.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu tỉnh Phú Thọ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội cách Hà Nội 80km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50km, là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Phú Thọ với vị trí là trung điểm đến cửa khẩu Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn và cảng biển Hải Phòng, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng - Sông Đà - Sông Lô nên có điều kiện rất thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Trong tương lai gần, tỉnh Phú Thọ sẽ là tỉnh kết nối hành lang kinh tế quốc tế Nội Bài - Hải Phòng - Côn Minh với nhiều điểm giao kết, trung chuyển cả về giao thông đường sắt và đường bộ trong hành trình xuyên Á. Đây là lợi thế so sánh rất lớn để tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình và khí hậu

- Địa hình được chia làm ba vùng chủ yếu:

+ Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của tỉnh, chủ yếu thuộc huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Hạ Hòa. Ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

+ Tiểu vùng gò đồi thấp xen kẽ đồng ruộng chủ yếu các thuộc huyện Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Tam Nông, là các vùng thuận lợi cho trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như cây chè, cây ăn

quả, chăn nuôi gia súc gia cầm.

+ Tiểu vùng đồng bằng là dải ven các triền sông Hồng, sông Lô và sông Đà các huyện Lâm Thao, Thị xã Phú Thọ, Thành phố Việt Trì, là các vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển lương thực, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến…

- Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.760,6mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc.

3.1.1.3. Địa giới hành chính

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị xã, bao gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.

Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh.

Nhìn chung Phú Thọ có khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển nên nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

Mặc dù vậy, một số vùng có địa hình cao, độ dốc lớn, các tháng mùa hạ mưa lớn, mưa tập trung dễ gây lũ cuốn, lũ quét làm xói mòn, trượt lở đất dọc theo các sông và các sườn núi gây ngập úng.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên về du lịch: Tỉnh Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa như vườn Quốc gia Xuân Sơn chứa đựng trong đó thảm thực vật, động vật phong phú, nhiều chi loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam. Hệ thống các hang động nước ngọt ở Xuân Sơn được ví như "Hạ Long trên cạn", đầm hồ Ao Châu. Tỉnh Phú Thọ còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội xếp hạng quốc gia như Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hóa.

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh tương đối đa dạng, tài nguyên có một

số loại khoáng sản như vàng sa khoáng, sắt, chì kẽm, đá graphit...trữ lượng khá lớn. Điều kiện khai thác khác thuận lợi, đây là nguồn tài nguyên giúp huyện phát triển công nghiệp khai khoáng. Cơ chế quản lý hiện nay quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng rất lớn này.

3.1.1.5. Tình hình đất đai, sử dụng đất

Tỉnh Phú Thọ có diện tích đất tự nhiên 3.528km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 98.284,72 ha, Đất rừng là 140.186 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.Tỉnh Phú Thọ còn là tỉnh có tiềm năng lớn về nguyên liệu giấy, nguyên liệu nông lâm sản và một số loại tài nguyên khoáng sản quan trọng như: cao lanh, đá vôi, nước khoáng là lợi thế để phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Dân số và lao động.

Hiện trạng dân số của tỉnh Phú Thọ được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.1. Tình hình dân số từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT

2010 2011 2012

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%) I. Tổng nhân khẩu Người 1.322.652 100 1.329.342 100 1.340.813 100 1. Khu vực nông thôn „‟ 1.082.256 81,8 1.087.371 81,8 1.096.491 81,8 2.Khu vực thành thị „‟ 240.396 18,2 241.971 18,2 244.322 18,2 II. Giới tính

1.Nam „‟ 653.364 49,4 665.583 49,3 661.116 49,3 2.Nữ „‟ 669.288 50,6 673.759 50,7 679.697 50,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh

Theo báo cáo điều tra dân số năm 2012, tỉnh Phú Thọ có 1.340.813 nhân khẩu. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 01 Thành phố Việt Trì, 01 Thị xã Phú Thọ và 11 huyện, mật độ trung bình dân số 379,5 người/km2. Từ bảng 3.1 cho thấy, tỉ lệ dân số qua các năm có sự biến động ít giữa khu vực nông thôn giao động trong khoảng 81,8% và thành thị giao động trong khoảng 18.2% có thể thấy được phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn.

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế

Bước vào thế kỷ XXI, trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực; những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; những khó khăn của nền kinh tế và kết cấu hạ tầng còn yếu kém; thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường; một số vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh…Kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát triển và đạt được mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm (2006-2012) tăng 10,7%, GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 lần. Tiềm năng, lợi thế của từng ngành, từng lĩnh vực được phát huy. Môi trường đầu tư được cải thiện, kết cấu hạ tầng năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên. Nhiều doanh nghiệp hoàn thành giai đoạn đầu tư, bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh, là điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, từng bước.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 đạt được như sau:

- Thu ngân sách 2.507,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đầu người 980 USD (Theo tỷ giá hối đoái). Cơ cấu kinh tế (GDP tính theo giá TT) Dịch vụ 31,23 % Công nghiệp xây dựng 41,00% Nông nghiệp thủy sản 27,77% Tỷ lệ dân số đô thị 18,2%. Tỷ lệ dân số nông thôn 81,8% . Tỷ lệ lao động NLTS so với tổng số lao động đang làm việc 61,17% .Tỷ lệ lao

động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc 18,7% tỷ hộ nghèo (theo chuẩn mới) là 14,12% . Chỉ số phát triển con người(HDI) 0,713 số bác sĩ trên một vạn dân 6,8 bác sĩ. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh 50,2% Tỷ lệ xây dựng nông thôn mới, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới 6 xã.

Cơ sở sản xuất công nghiệp 20.826 cơ sở nhà nước 19, địa phương 4.

Cơ sở tập thể 93 Tư nhân hỗn hợp 433, cá thể 20.209, đầu tư nước ngoài 72.

Từ số liệu năm 2012 thì các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể chiến đa số.

3.2. Thực trạng hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2012

3.2.1. Bức tranh tổng quát về CN, TTCN của tỉnh Phú Thọ

Những năm qua trong bối cảnh kinh tế kinh tế cả nước phục hồi chậm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các cơ sở công nghiệp nông thôn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn việc triển khai các chương trình, đề án Khuyến công nhằm hỗ trợ, động viên các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trong nước đang gặp những trở ngại nhất định.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải giải thể hoặc sản xuất cầm chừng. Trước yêu cầu cầp bách đó được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và các Sở, Ban, Ngành Trung tâm Khuyến công tư vấn & tiết kiệm năng lượng Phú Thọ đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên địa bàn tỉnh, xây dựng chương trình Khuyến công theo đúng chủ trương, đảm bảo tiến độ và phù hợp với mô hình đề án Khuyến công. Theo đặc thù kinh tế của vùng, Trung tâm đã thúc đẩy công nghiệp nông thôn từng bước phát triển theo hướng thu hút được một lượng vốn khá lớn từ trong dân cư vào đầu tư sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, hạn chế việc di dân ra đô thị.

Khuyên công đã góp phần giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế, về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, góp phần tích cực thúc đẩy công nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, bền vững.

Đến hết năm 2012 trong lĩnh vực sản xuất CN,TTCN toàn tỉnh có 524 doanh nghiệp, 93 Hợp tác xã sản xuất CN,TTCN, 20.072 hộ sản xuất CN,TTCN, với 111.222 lao động. Trong giai đoạn 2008-2012 giá trị SXCN nông thôn tăng trưởng bình quân 15,42%/năm Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn năm 2012 tính theo giá cố định năm 1994 thực hiện là 3.363 tỷ đồng (Tính theo giá gốc năm 2010 là 6.726 tỷ đồng) tăng 45,88% so với năm 2010, tăng gấp 4 lần so với năm 2005; chiếm 25,86% giá trị công nghiệp trên địa bàn. Công nghiệp nông thôn chủ yếu gồm các ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng xuất khẩu, cơ khí nhỏ đã phát triển cả về giá trị sản xuất, sản lượng, chất lượng, mẫu mã, đáp ứng thị trường nội địa và đã có một số sản phẩm xuất khẩu có khối lượng lớn như: Chè, gỗ, may mặc, thủ công mỹ nghệ.

Tuy nhiên, giá trị sản xuất CNNT chiếm tỷ trọng chưa cao (25,86%) trong giá trị SXCN toàn tỉnh, công nghiệp nông thôn chưa phát triển đúng so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, số lao động CNNT chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong lao động toàn tỉnh (13,5%) trình độ, tay nghề lao động thấp. Sản phẩm tiêu thụ nội địa là chính, quy mô của các cơ sở CNNT nhìn chung còn nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa hình thành được sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu để xuất khẩu.

Khó khăn lớn nhất của của các cơ sở sản xuất CN,TTCN là nguồn vốn thiếu, việc tiếp cận tín dụng của Nhà nước khó khăn, năng lực quản lý, trình độ và khả năng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm thấp. Việc nhận thức, hiểu biết về lợi ích, đầu tư áp dụng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất sản phẩm chưa cao.

Bảng 3.2. Kết quả của hoạt động Khuyến công trong nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tt Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất CN-TTCN ngoài Nhà nước So sánh Tốc độ tăng trưởng BQ

giai đoạn 2008-2012 Năm 2008 Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2010 2008

2012 2010

I CN,TTCN phân theo địa bàn (Theo giá CĐ 1994) 3.289.331 4.127.362 4.892.203 5.643.887 5.775.028 148,73% 118.00% 11,92%

1 Thành phố Việt Trì 1.647.549 2.318.331 2.586.799 2.473.293 2.412.000 157,01% 93,24% 7,92%

2 Thị xã Phú Thọ 221.448 348.741 352.791 325.635 285.000 159,31% 80,78% 5,18%

3 Huyện Đoan Hùng 198.537 187.373 262.150 351.405 365.541 132,04% 139,44% 12,98%

4 Huyện Hạ Hòa 128.672 106.445 149.320 141.135 143.000 116,05% 95,77% 2,13%

5 Huyện Thanh Ba 401.433 464.022 399.587 377.924 390.000 99,54% 97,60% -0,58%

6 Huyện Phù Ninh 161.829 175.826 277.490 451.661 491.000 171,47% 176,94% 24,85%

7 Huyện Lâm Thao 214.062 182.022 224.033 270.032 281.500 104,65% 125,65% 5,63%

8 Huyện Cẩm Khê 79.413 93.544 122.917 110.299 115.000 154,78% 93,56% 7,69%

9 Huyện Yên Lập 50.213 75.972 103.032 119.120 126.000 205,19% 122,29% 20,20%

10 Huyện Tam Nông 28.168 40.139 150.172 718.473 843.000 533,13% 561,36% 97,34%

11 Huyện Thanh Thủy 49.833 61.240 75.096 82.647 89.422 150,13% 119,08% 12,40%

12 Huyện Thanh Sơn 93.002 143.323 149.742 185.313 194.065 161,01% 129,60% 15,85%

13 Huyện Tân Sơn 15.172 20.348 38.624 36.950 39.500 254,57% 102,27% 21,09%

II Sản xuất CNNT của tỉnh (Trừ đi thành phố Việt Trì) 1.641.782 1.809.031 2.305.404 3.170.594 3.363.028 140.00% 145.88% 15.42%

III Sản xuất CNNT của tỉnh (Quy đổi về giá gốc năm 2010) 6.726.056

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)

42

3.2.2. Hoạt động Khuyến công đối với sự phát triển của làng nghề

Trong những năm qua, sự phát triển ngành nghề và làng nghề nông thôn trong tỉnh đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Những năm qua để giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tỉnh hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn . Bước đầu nhiều lao động đã đi học nghề và dần chuyển đổi công việc, đa số những lao động trong độ tuổi, được đào tạo nghề đều đã tìm được việc làm ở các cum công nghiệp nông thôn những lao động có tay nghề cao còn ít chưa đáp úng đủ nhu cầu thực tế của sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa công nghiệp nông thôn.

Toàn tỉnh có 52 làng nghề, với hơn 27.000 hộ, thu hút 46.571 lao động;

nhiều làng nghề tỷ lệ lao động ngành nghề chiếm tới 80-90% lực lượng lao động. Các ngành nghề chủ lực có khả năng phát triển mạnh gồm: chế biến nông- lâm- sản, đan lát, gây trồng sinh vật cảnh. Ở những làng nghề có ngành nghề phát triển đã tạo điều kiện cho nhiều loại hình dịch vụ cùng phát triển, góp phần tăng mức sống sinh hoạt và sản xuất ở các làng nghề. Thu nhập lao động từ các hoạt động ngành nghề ở các địa phương luôn cao hơn thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp.

Tuy vậy, làng nghề ở tỉnh Phú Thọ phát triển chậm, số làng nghề có tăng nhưng quy mô nhỏ; sản phẩm của các làng nghề ít được cải tiến mẫu mã và cũng khó trong việc thay đổi mẫu mã; trình độ tay nghề thấp, sản xuất thủ công là chính, thu nhập của người lao động vẫn thấp; sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trường. Các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, xúc tiến thương mại, cho các làng nghề từ các nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh, huyện còn rất hạn chế.

3.2.3. Khuyến công đối với đào tạo và truyền nghề ở nông thôn tỉnh Phú Thọ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập lao động nông thôn;

góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Song song với việc đào tạo nghề, truyền nghề có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm phục vụ sự nghiệp hiện đại công nghiệp nông thôn với sự phát triển khá mạnh của sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhiều lao động trên địa bàn huyện đang có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm phù hợp, cho thu nhập ổn định.

Nhu cầu học nghề và được đào tạo nghề của người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ hợp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề gắn với giải quyết việc làm cho 10.075 lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, lao động của các làng nghề và lao động sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất do quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Tập trung hỗ trợ phát triển các nghề sử dụng nhiều lao động như: Nghề may công nghiệp xuất khẩu tại huyện Thanh Ba, Tam Nông, thị xã Phú Thọ, Thanh Thủy, Hạ Hòa và thành phố Việt Trì; nghề chế biến chè tại huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hòa, Yên Lập; nghề chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại huyện Hạ Hòa, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Sơn và thị xã Phú Thọ; nghề chế biến nông sản thực phẩm tại huyện Thanh Thủy, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì; nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đan lát truyền thống tại huyện Thanh Thủy, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Phù Ninh; nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại huyện Tân Sơn ,nghề thêu ren xuất khẩu tại huyện Thanh

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Khuyến Công Trong Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ Đến 2020 (Trang 43 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)