Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Khoảng Sản Ở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 43)

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên

Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km², dân số Thái Nguyên khoảng 1,12 triệu người, có khoảng trên 40 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao.

Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với một hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.

Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Cùng với vị trí trung tâm của vùng Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc - nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo

thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m so với mặt nước biển, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Các cơ sở hạ tầng, đường giao thông đang được nâng cấp và hoàn thiện dần, hiện nay tuyến đường cao tốc tránh thành phố Thái Nguyên đã được hoàn thành và đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông phát triển và giao lưu kinh tế giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh lân cận.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 40 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối tỉnh Thái Nguyên đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên - Lạng Sơn [2], [11].

3.1.2. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. khoáng sản đa dạng với 34 loại, phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Võ Nhai…[12], [19].

Nhóm nguyên liệu cháy gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở vùng Đại Từ, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên…

Than mỡ chất lượng tương đối tốt dùng để luyện than cốc phục vụ cho ngành luyện kim, có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn (lớn nhất Việt Nam) chủ yếu tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ (2,1 triệu tấn), Làng Cẩm (2,8 triệu tấn), Âm Hồn (3,6 triệu tấn).

Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than đá lớn thứ 2 cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh) với trữ lượng thăm dò khoảng 90 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Bá Sơn, Khánh Hòa (73,1 triệu tấn), Núi Hồng (15 triệu tấn), Cao Ngạn (1,9 triệu tấn).

Nhóm khoáng sản kim loại gồm kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim loại màu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, wolfram, antimoan, thủy ngân, vàng… khoáng sản kim loại của Thái Nguyên là một trong nhiều ưu thế so với các tỉnh khác trong vùng, đồng thời có ý nghĩa đối với cả nước.

Kim loại đen: Sắt với 41 mỏ và điểm quặng (18 mỏ nhỏ và vừa, 23 điểm quặng), có trữ lượng và tiềm năng lớn, phân bố chủ yếu dọc tuyến Đại Từ - Phú Lương - Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn với hàm lượng Fe 58,8 - 61,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường 259, gồm các mỏ có quy mô nhỏ từ 1-3 triệu tấn, tổng trữ lượng quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn.

Titan đã phát hiện có 21 mỏ và điểm quặng (1 mỏ vừa, 2 mỏ nhỏ, 18 điểm quặng), phân bố chủ yếu ở bắc Đại Từ. Khoáng hóa titan với thành phần chính của quặng là limonite có hàm lượng 30 - 80%. tổng trữ lượng titan đã thăm dò đạt xấp xỉ 18 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều mỏ và điểm quặng mangan - sắt có hàm lượng khoảng 40 - 60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn, phân bố rải rác ở khắp nơi.

Kim loại màu: Thiếc, vonfram là khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên. thiếc có ở Phục Linh, Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ. Tổng trữ lượng của các mỏ này là khoảng 100 triệu tấn. Ngoài ra, còn có nhiều mỏ nhỏ và điểm quặng với quy mô nhỏ, phân bố rải rác ở nhiều nơi. vonfram ở khu vực đá liền được đánh giá là có quy mô lớn với trữ lượng khoảng 28.000 tấn. Chì, kẽm được tìm thấy ở vùng Hang Lít, Thần Xa, Đại Từ. Quy mô các điểm quặng nhỏ, phân bố không tập trung. Vàng có ở khu vực Thần Xa chủ yếu là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp chỉ vài chục milligram/tấn. Đồng, niken, thủy ngân… trữ lượng không lớn, khi khai thác công nghiệp đòi hỏi phải tính toán kỹ mới có hiệu quả kinh tế.

Nhóm khoáng sản phi kim loại có pyrite, barit, photphorit… trong đó đáng chú ý nhất là phôtphorit với 2 mỏ nhỏ và một điểm quặng ở Núi Vân, Làng Mới, La Hiên, tổng trữ lượng đạt khoảng 60.000 tấn. Khoáng sản vật liệu xây dựng có sét xi măng trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. sét ở đây có hàm lượng Sio2 từ 51,9 đến 65,9% Al2O3 khoảng 7 -8%, Fe2O3 khoảng 7- 8%. ngoài ra Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát dùng cho việc sản xuất thủy tinh thông thường, cát sỏi dùng cho xây dựng. Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của Thái Nguyên là đá cacbonat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ: Núi Voi, La Giăng, La Hiên có trữ lượng 222 triệu tấn.

Khoáng sản của Thái Nguyên phong phú, nhiều lại có ý nghĩa với cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ), tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… góp phần đưa tỉnh trở thành một trong các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn

3.1.3. Dân số và lao động

Theo thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.139.444 người, mật độ dân số trung bình 323 người/km2. Mật độ dân số trung bình cao nhất là thành phố Thái Nguyên với 1.521 người/km2 và thấp nhất là huyện Võ Nhai với 77 người/km2. Dân số tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 70%) [1].

Bảng 3.1. Thống kê dân số phân theo khu vực tỉnh Thái Nguyên

Năm

Tổng số dân (người)

Phân theo khu vực

Cơ cấu phân theo khu vực (%) Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 2007 1.113.024 276.119 836.905 24,81 75,19 2008 1.120.311 282.943 837.368 25,26 74,74 2009 1.125.368 287.841 837.527 25,58 74,42 2010 1.131.278 293.557 837.721 25,95 74,05 2011 1.139.444 322.207 817.237 28,28 71,72

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ hội tận dụng lực lượng dân số này cho quá trình phát triển của tỉnh đặc biệt trong giai đoạn CNH – HĐH như hiện nay. Lực lượng lao động là nguồn lực quan trọng đối với các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh hay bất cứ hoạt động nào. Theo thống kê của tỉnh Thái Nguyên, năm 2011 toàn tỉnh có 685.630 người đang làm việc trong các thành phần kinh tế (chiếm 60,17% dân số toàn tỉnh). Thống kê cho thấy giai đoạn 2007 – 2011, cơ cấu lực lượng lao động đã có sự dịch chuyển từ nông, lâm nghiệp, thủy sản sang lĩnh vực phi nông lâm, thủy sản mà chủ yếu là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đây là tín hiệu tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn CNH – HĐH.

Năm 2007, cơ cấu lực lượng lao động tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp

Sau 5 năm, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng. Tỉ lệ dịch chuyển cơ cấu sang ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ sau 5 năm (chiếm 18,36% năm 2011). Tuy mức độ chuyển dịch có tích cực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là tiềm năng du lịch và dịch vụ. Trong thời gian tiếp theo tỉnh Thái Nguyên cần có sự đầu tư thích đáng nhằm chuyển dịch lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Bảng 3.2: Lao động của tỉnh Thái Nguyên Năm Tổng số

(người)

Phân theo thành phần kinh tế Nông, lâm nghiệp

thủy sản

Công nghiệ

xây dựng Dịch vụ

2007 631.217 445.449 78.170 107.598

2008 648.499 450.145 87.405 110.949

2009 665.652 454.840 96.637 114.175

2010 677.070 451.750 105.660 119.660

2011 685.630 449.047 110.731 125.852

Năm Cơ cấu (%)

Nông, lâm nghiệp thủy sản

Công nghiệ

xây dựng Dịch vụ

2007 100 70,57 12,38 17,05

2008 100 69,41 13,48 17,11

2009 100 68,33 14,52 17,15

2010 100 66,72 15,61 17,67

2011 100 65,49 16,15 18,36

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên – 2011 3.1.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thiện nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội [11].

Giao thông vận tải

Về đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh là 2.753 km, trong đó:

quốc lộ 138 km; tỉnh lộ 105,5 km; huyện lộ 659 km; đường liên xã 1.764 km.

Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa đảm bảo cho hoạt động giao

thương giữa các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều kết nối với trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện, thị xã, các khu kinh tế, các vùng mỏ, khu du lịch và liên thông với các tỉnh lân cận.

Về đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo phục vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách với các tỉnh trong cả nước. Hệ thống đường sắt gồm: tuyến Hà Nội – Quán Triều; tuyến Lưu Xá – Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều, đây là tuyến đường sắt nội tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ninh;

tuyến Quán Triều – Núi Hồng phục vụ cho hoạt động vận chuyển khoáng sản.

Về đường thủy: tỉnh Thái Nguyên có hai đường sông chính là Đa Phúc – Hải phòng và Đa Phúc – Hòn Gai (Quảng Ninh). Đây là hai tuyến đường thủy huyết mạch trong hoạt động giao thương giữa Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, tỉnh đã có kế hoạch nâng cấp cảng Đa Phúc đảm bảo công suất bốc xếp đượng 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm.

Hệ thống điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có hệ thống lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên đầu tư phát triển hệ thống nhà máy nhiệt điện tận dụng nguồn khoáng sản về than tại các mỏ trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống bưu chính viễn thông: Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 05 đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, 06 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và đã phủ sóng di động trên toàn địa bàn tỉnh; có 44 bưu cục, 139 điểm bưu điện văn hoá xã; Mật độ điện thoại đạt 105 máy/100 dân (trong đó

mật độ điện thoại cố định là 18,3 máy/100 dân, di động trả sau là 7,2 thuê bao/ 100 dân); mật độ thuê bao Internet băng rộng đạt 3,2 thuê bao/100 dân;

tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% dân số. Phổ cập dịch vụ điện thoại cố định và Internet đến tất cả các xã, 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng, 70% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng, 100% số huyện được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.

Hệ thống cung cấp nước và nước sạch: Nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất của các đơn vị trong tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy nước tại thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công với công suất 30.000 m3/ngày đêm đảm bảo nhu cầu về sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch tại các thị xã, huyện, thị trấn và thị tứ trên toàn tỉnh. Thống kê năm 2011, tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn (theo tiêu chí mới) là 75% vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra của tỉnh.

3.1.5. Hệ thống giáo dục và y tế

Thái Nguyên được biết đến là một trong 3 trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất cả nước (sau Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh). Hệ thống giáo dục của tỉnh Thái Nguyên đa dạng về hình thức, phong phú về loại hình đào tạo từ bậc mầm non cho đến đại học và sau đại học. Tính đến năm 2011, Thái Nguyên có 8 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 6 trường dạy nghề và hàng trăm trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc [1], [11].

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có 541 cơ sở y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Với 21 bệnh viện, 26 phòng khám đa khoa khu vực, 181 trạm y tế xã phường và 311 cơ sở y tế khác. Số

giường bệnh đạt 4.371 với lực lượng cán bộ ngành y đạt 4.162 người. Với hệ thống y tế của tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe, sức khỏe ban đầu của người dân trên địa bàn tỉnh.

3.1.6. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao.

Năm 2011, tổng sản phẩm trong tỉnh - GDP theo giá so sánh đạt 6.958 tỷ đồng (theo giá thực tế là 25.418 tỷ đồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,28%;

khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; khu vực dịch vụ chiếm 36,95% (năm 2010 có cơ cấu tương ứng: 21,76% - 41,32% - 36,92%) [13], [19].

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 9,36%.

2. GDP bình quân đầu người ước đạt 22,3 triệu đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,8 triệu đồng/người so với năm 2010.

3. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 90,2% kế hoạch và tăng 13,7% so với năm 2010.

4. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, bằng 122%

kế hoạch, tăng 35,7% so với cùng kỳ; trong đó: xuất khẩu địa phương là 107,6 triệu USD, bằng 125,1% kế hoạch, tăng 37,3% so với năm 2010.

5. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.265 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách ước đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 12,6% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ước đạt 350 tỷ đồng.

6. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh) ước đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm 2010.

7. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 68 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng/1ha so với mục tiêu kế hoạch và tăng 13 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tăng 23,6% (trong đó tăng từ yếu tố giá là 18% và tăng 5% về giá trị sản lượng).

8. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 449,5 nghìn tấn, bằng 111,3%

kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 2010.

9. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm ước đạt 680 tỷ đồng, giảm 1,89% so với năm 2010.

10. Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn vốn) ước đạt 5.759 ha, bằng 96% kế hoạch và giảm 20% so với năm trước; trong đó, đơn vị địa phương quản lý trồng được 5.564 ha, bằng 101,2% kế hoạch.

11. Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 1.122 ha, bằng 112,2% kế hoạch, tăng 54,3% so với trồng mới năm 2010.

12. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 51%, đạt muc tiêu kế hoạch.

13. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn (theo tiêu chí mới) là 75%, đạt mục tiêu kế hoạch.

14. Giảm tỷ suất sinh thô trên địa bàn ước đạt 0,1%o so với năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch.

15. Số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 22.000 lao động, vượt 37,5% kế hoạch năm; trong đó xuất khẩu đạt 1.000 lao động, bằng 50% kế hoạch.

16. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đạt 2,1% so với năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch.

17. Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 16%, đạt mục tiêu kế hoạch.

18. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự địa phương, hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Khoảng Sản Ở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)