Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI
3.2. Thực trạng của công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước.
Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong
các trung tâm luyện kim lớn của cả nước. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên gồm:
Than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.
Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên, gồm:
Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn; Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít, Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.
Thiếc: Có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại từ: Các mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn.
Vonfram ở Núi Pháo, Đại Từ: trữ lượng: 110.260.000 tấn.
Chì kẽm: Tập trung ở Lang Hít (huyện Đồng Hỷ), Thần Sa, Cúc Đường (huyện Võ Nhai) qui mô không lớn.
Vàng: vàng sa khoáng ở khu vực Thần Xa, dãy núi Bồ Cu (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ), khu vực phía tây của huyện Phổ Yên. Trữ lượng về Vàng mới được thăm dò, khảo sát và chưa đánh giá đầy đủ trữ lượng hiện có. Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân...trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra sơ bộ.
Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi (trữ lượng khoảng 109,3 triệu tấn). Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát [12], [19].
3.2.2. Quy hoạch và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. Công tác quy hoạch
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản là cơ sở để tổ chức đánh giá lại trữ lượng tài nguyên khoáng sản, hoạch định khẩu khai thác, chế biến phát triển phù hợp với các ngành sản xuất, đảm bảo lợi ích chủa Nhà nước, của doanh nghiệp và của nhân dân vùng có khoáng sản. Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản với công nghệ hiện đại để tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản, đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu khoáng sản cho các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Xác định cụ thể các vùng thăm dò, khai thác, chế biến; các vùng cấm, hạn chế và
đấu thầu đối với hoạt động khoáng sản đảm bảo cho hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định pháp luật [15], [16].
a. Đối với nhóm khoáng sản công nghiệp
- Quy hoạch thăm dò khoáng sản: (1) Barit: Đầm Giáo, Lục Ba (Đại Từ); Hồng Lê, Pháng I, Phỏng III (Phú Lương); Mỹ Lập, Hợp Tiến I, Hợp Tiến II, Tân Đô, Ba Đình (Đồng Hỷ); (2) Photphorit: La Hiên (Võ Nhai); Phú Đô (Phú Lương); (3) Caolanh: Lục Ba, Văn Khúc (Đại Từ); Bá Sơn (Phú Lương); Phúc Thuận (Phổ Yên); (4) Sét gốm chịu lửa Tân Hương (Phổ Yên);
Sét gốm Làng Bầu (Phú Lương); (5) Dolomit La Giang (Võ Nhai); (6) Quarzit Cây Châm (Phú Lương). Mỏ thăm dò: Caolanh - Phương Nam 1, Na Thức 1, Na Thức 2, xã Phú Lạc (Đại Từ); Barit Lục Ba, Barit Hợp Tiến I, II, Photphorit La Hiên.
- Quy hoạch khai thác giai đoạn 2009 – 2015: (1) Barit: Đầm Giáo, Lưu Quang (Đại Từ); Pháng I, Pháng III (Phú Lương); Khe Mong, Tân Đô, Ba Đình (Đồng Hỷ); (2) Photphorit: Làng Mới (Đồng Hỷ); La Hiên (Võ Nhai);
Phú Đô (Phú Lương); (3) Caolanh: Phương Nam 1, Phương Nam 2, Lục Ba, Văn Khúc (Đại Từ); Bá Sơn (Phú Lương); Phúc Thuận (Phổ Yên); Khe Mo (Đồng Hỷ); Gia Sàng (TP Thái Nguyên); (4) Sét gốm chịu lửa Tân Hương (Phổ Yên); sét gốm Làng Bầu (Phú Lương); (5) Dolomit: La Giang, Làng Lai (Võ Nhai); Núi Voi (Đồng Hỷ); (6) Quarzit Cây Châm (Phú Lương); Làng Lai (Võ Nhai).
Khai thác giai đoạn 2016 - 2020: Các mỏ khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp kể trên tiếp tục được khai thác theo kế hoạch (đối với các mỏ trữ lượng lớn như: Caolanh Phú Lạc, Dolomit Làng Lai, Quarzit Làng Lai); Các mỏ giai đoạn trước đó khai thác hết nên tập trung khai thác tận thu và tổ chức khai thác các mỏ có kết quả thăm dò khả quan trong giai đoạn này. Các khu vực khai thác tận thu: “Khai thác tận thu được thực hiện
đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến các mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ”, có thể xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu đối với các mỏ đó đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Quy hoạch chế biến và sử dụng: Đầu tư mới, chiều sâu hoàn chỉnh các dây chuyền tuyển, phân loại khoáng sản Dolomit, Barit, photphorit, Quarzit để đảm bảo chất lượng khoáng sản cung cấp cho các cơ sở sản xuất khoảng 8 dây chuyền với vốn đầu tư 8 tỷ đồng; Năm 2009 đầu tư mới từ 1 đến 2 dây chuyền chế biến sâu Caolanh tại Cụm công nghiệp Phú Lạc, huyện Đại Từ, để tới đầu năm 2010 sản xuất ổn định với công suất: 30.000 đến 300.000 tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng/dây chuyền;
Khuyến khích đầu tư mới dây chuyền gốm sứ vệ sinh, gia dụng, mỹ nghệ hoặc gốm sứ kỹ thuật, với công suất khoảng 20.000 đến 25.000 tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư khoảng 550 tỷ đồng; Vốn đầu tư cho việc chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp của Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015 là: 758 tỷ đồng; Sau năm 2015 tiếp tục đầu tư chiều sâu nâng công suất các nhà máy chế biến trên lên 1,5 lần, hoặc đầu tư mới một nhà máy sản xuất gốm sứ cao cấp khác cũng trong cụm công nghiệp Phú Lạc, huyện Đại Từ; vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 600 tỷ đồng; Tổng kinh phí đầu tư cho việc chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020 là 1.358 tỷ đồng.
b. Quy hoạch đối với quặng sắt, quặng ti tan
- Quy hoạch thăm dò: (1) Đối với quặng sắt: Các mỏ đưa vào điều tra, thăm dò giai đoạn này là: Bờ Đậu, Sơn Cẩm, Cổ Ngoạ, Cây Hồng, Đồng Vung, Bộc Nhiêu, Núi Ti Anh, Đồng Hỷ, Cuội Nắc, Đồng Luông, Đầm Bàng, Bình Thành, Đồng Bông, Thanh Chữ, Toàn Thắng, Làng Nét, Thanh Bần, Xóm Đồi, Lâm Giang, Phú Thịnh, Làng Mè, Đồng Dong, La Hiên, Phú Tiến,
Gần Đường, Ba Đình, Núi Hột (điểm mỏ mới phát hiện, quy mô nhỏ, không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt trên phạm vi cả nước). (2) Đối với quặng titan: Các mỏ đưa vào điều tra, thăm dò giai đoạn này là: Mỏ vùng Núi Chúa, Nà Hoe, Hữu Sào (GĐI, GĐ II), Làng Bầu, Cẩm Ước, Làng Cả, Sơn Đầu, Làng Cam, Làng Lân, Hái Hoa, Tôn Dênh, Xóm Him, Làng Hoen, Làng Gày, Bản Thoi.
- Quy hoạch khai thác: (1) Đối với quặng sắt: Các mỏ đưa vào khai thác giai đoạn này là: Đại Khai, Cù Vân, Mỏ Hoan, Ký Phú, Đá Liền, Phố Giá, Tương Lai, Ngòi Me, Hoá Trung, Linh Nham, Tiến Bộ, Trại Cau, Bờ Đậu, Đuổm, Sơn Cẩm, Cổ Ngoạ, Văn Hảo, Đèo Nhâu, Cây Hồng, Đồng Vung, Đồng Hỷ, Tiến Bộ, Bộc Nhiêu, Bình Thành, Núi Ti Anh, Đồng Bông, Thanh Chữ, Toàn Thắng, Cuội Nắc, Làng Nét, Thành Bần, Xóm Đồi, Lâm Giang, Phú Thịnh, Làng Mè, Đồng Dong, La Hiên, Đông Luông, Phú Tiến, Đầm Bàng, Núi Hột. (2) Đối với quặng titan: Các mỏ đưa vào khai thác giai đoạn này là: Cây Châm, Nà Hoe, Hữu Sào, Làng Bầu, Cẩm Ước, Làng Cả, Sơn Đầu, Làng Cam, Làng Lân, Hái Hoa, Tôn Dênh, Xóm Him, Làng Hin, Làng Gày, Bản Thoi. (3) Các khu vực khai thác tận thu: “Khai thác tận thu được thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ”, có thể xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Quy hoạch chế biến và sử dụng: (1) Đối với các mỏ có trữ lượng nhỏ, ở phân tán thì khâu chế biến (tuyển rửa và phân loại) được bố trí ngay sau khâu khai thác của mỏ. Dự kiến vốn đầu tư cho một chuyền chế biến quặng sắt loại nhỏ khoảng 500 triệu đồng. (2) Đối với các mỏ nằm tập trung, trữ lượng trên 1 triệu tấn, tính chất quặng giống nhau có thể xây dựng khâu chế biến chung. Dự kiến vốn đầu tư cho một chuyền chế biến quặng sắt loại vừa
khoảng 3 tỷ đồng. Đầu tư các lò cao luyện gang cỡ nhỏ dung tích 22-75m3 trong tỉnh để sử dụng quặng sắt giai đoạn 2007-2010: 3-4 lò; giai đoạn 2011- 2015: 2-3 lò; giai đoạn 2016-2020: 1-2 lò. (3) Đối với quặng titan: Dự kiến sản phẩm chế biến sâu là: Bột màu dioxit Titan với sản lượng 20.000 tấn/năm, sau đó mở rộng nâng công suất lên 40.000 tấn/năm và Xỉ Titan (85% TiO2) công suất ban đầu tối thiểu là 5.000-10.000 tấn/năm, sau đó tăng lên 20.000 tấn/năm.(4) Công ty TNHH NN MTV kim loại màu Thái Nguyên tiến hành lập DAĐT nhà máy bột màu dioxit titan và một xưởng luyện Xỉ Titan (85%
TiO2) với các số liệu: Xưởng luyện Xỉ Titan (85% TiO2) công suất ban đầu tối thiểu là 10.000 tấn/năm, sau đó tăng lên 20.000 tấn/năm (giai đoạn 2011- 2020). Vốn đầu tư nhà máy bột màu dioxit titan và một xưởng luyện xỉ titan (85%TiO2) khoảng 990 tỷ Việt nam đồng. Vốn đầu tư mở rộng khoảng 594 tỷ Việt nam đồng, chiếm 93,8% tổng vốn đầu tư. (5) Các doanh nghiệp khác có điều kiện có thể tham gia đầu tư vào chế biến sâu và luyện kim như ở trên để tạo ra sản phẩm cao cấp của titan”.
c. Quy hoạch đối với quặng chì, kẽm
- Quy hoạch thăm dò: Huyện Định Hóa: Khuân Đậu, Mỏ Rịn 3, Bó Cây, Linh Thông, Thân Pây; Huyện Phú Lương: Xãm Pháng, Xãm Đẩu, Lũng Chuối, Hang Leo; Huyện Đại Từ: Thành Lập; Núi Vuốt; Lục Ba, Mỏ Vàng, Đầm Vàng;
Hữu Sào, Thanh Mỵ; Huyện Võ Nhai: Khuổi Mèo, Đán Đen, Bản Nhò, Khuân Vạc, Nghinh Tường, Nà Giam, Lũng Đinh, Lũng Sấu, Cúc Đường, Lũng Áp, Bó Toòng, Khuổi Đeng, Khuổi Chạo, Lũng Sen, Khuổi Dong.
- Quy hoạch khai thác: Khai thác 2 mỏ thuộc huyện Đồng Hỷ; 4 mỏ thuộc huyện Phú Lương; 1 mỏ thuộc huyện Đại Từ. Sản lượng khai thác đạt từ 90.000 đến 150.000 tấn quặng NK/năm.
Tiếp tục khai thác trữ lượng còn lại, các mỏi giai đoạn trước đã khai thác hết, tập trung khai thác tận thu và tổ chức khai thác mỏ mới phát hiện có kết quả thăm dò khả quan.
Các mỏ có quyết định đóng cửa để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa, có thể xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Quy hoạch chế biến và sử dụng: (1) Các cơ sở chế biến của Công ty TNHH NN MTV Kim loại mầu tiếp tục khai thác chè kẽm tại Làng Hích, Cúc Đường.
Các cơ sở chế biến khác: Sản xuất kẽm kim loại của công ty liên doanh kim loại mầu Việt Bắc; tuyển tinh quặng chì, kẽm của các công ty có mỏ và được cấp phép chế biến sản lượng khoảng 10.000 tấn tinh quặng/năm.
Các cơ sở tuyển thô khác: Đối với các mở có trữ lượng nhỏ, ở phân tán thì khâu chế biến, được bố trí ngay sau khâu khai thác của mỏ; đối với mỏ nằm tập trung xây dựng khâu chế biến tập trung.
Giai đoạn 2008 – 2020 ưu tiên đầu tư các xưởng: tuyển thô, tinh quặng chì, sản xuất chì kim loại. Đối với sản xuất kẽm kim loại đã mất cân đối so với nguồn nguyên liệu hiện có cần hạn chế đầu tư cho xây dựng nhà máy.
3.2.2.2. Công tác tổ chức quản lý và kết quả đạt được a. Đối với công tác quản lý
UBND t , Ban chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản (TNKS) tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trư
, đôn đốc các ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt trong việc kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép. Sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo quản lý TNKS tỉnh về cơ bản đã được các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghiêm
túc, các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được chấn chỉnh, từng bước đi vào nề nếp [12].
: Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quản lý TNKS tỉnh) đã tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên khoáng sản đến các ngành chức năng ở tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các huyện có các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép như Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai. Ngoài ra, thông qua chuyên mục Tài nguyên và Môi trư
qua việc định kỳ hàng quý tổ chức giao lưu trực tuyến giữa Sở với các tổ chức, doanh nghiệp và ngư , tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về tài nguyên khoáng sản đến mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh. UBND
, giáo dục pháp luật đến chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn quản lý.
Công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được đẩy mạnh: Sở Công Thương, Xây dựng đ
ư
. Ngoài ra, để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến sâu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh, bổ sung nhiều khu vực quặng titan và sét cao lanh vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước và đã được Thủ tướng chấp thuận. Đến nay, về cơ bản các loại khoáng sản trên địa
bàn tỉnh đã được lập quy hoạch, làm cơ sở cho công tác quản lý khoáng sản theo quy định của pháp luật.
động khoáng sản trên địa bàn được thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự theo quy định của pháp luật và chủ trương của tỉnh. Gắn khai thác với chế biến, ưu tiên cấp mỏ cho các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, có cơ sở chế biến sâu nhằm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng khoáng sản, đảm bảo việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, gắn với bảo vệ môi trường.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từng bước được tăng cường:
Các ngành chức năng ở tỉnh và UBND cấp huyện theo chức nă
nhiệm vụ được phân công trong Đề án đã chủ động nắm tình hình, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Trong 5 năm từ 2006-2010, riêng Sở Tài nguyên và Môi trường và Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh đã thực hiện hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Qua đ
38 trường hợp với tổng số tiền 199, 5 triệu đồng, kiến nghị xử phạt 8 trường hợp với tổng số tiền 144,25 triệu đồng, tịch thu, tạm giữ chuyển giao cơ quan chức năng xử lý trên 1.647 tấn quặng các loại. Đồng thời, qua kiểm tra đã đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thực đúng các chế độ chính sách và quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản.
Ban Chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản, tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo và Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh và 04 huyện có nhiều khoáng sản (Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ và Phú Lương) đã được thành lập, kiện toàn và hoạt động theo quy chế. Tại các địa phương có ít khoáng sản (huyện Phú Bình, Phổ Yên, Định Hóa, Thành phố Thái Nguyên và Thị Xã Sông Công) đã thành lập tổ công tác liên ngành để tham mưu và giúp UBND trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.