Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Khoảng Sản Ở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 85)

3.3.1. Kết quả cụ thể đạt được

Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền, phổ biến luật về tài nguyên khoáng sản. Thông qua hoạt động này, ý thức về pháp luật, nhận tức và hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản đã từng bước đi vào đời sống người dân, đơn vị quản lý nhà nước các cấp và doanh nghiệp khai thác.

Thứ hai, hệ thống văn bản triển khai và chỉ đạo. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo (các văn bản dưới luật và văn bản hướng dẫn) trong công tác quản lý. Đồng thời, đôn đốc các ngành chức năng, cơ quan quản lý cấp dưới trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đặc biệt là trong công tác kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khai thác, tàng trữ, mua bán vận chuyển khoáng sản trái phép. Với việc ban hành hệ thống văn bản điều hành của tỉnh đã giúp hoạt động khai thác khoáng sản dần đi vào trật tự, nền nếp, các hoạt động khai thác trái phép, mua bán, vận chuyển, tàng trữ được kiểm soát và bước đầu đem lại hiệu quả trong quản lý.

Thứ ba, hoạt động xây dựng quy hoạch, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giai đoạn 2008 – 2015 và có định hướng 2020. Đây là cơ sở quan trọng cho phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2020.

Thứ tư, công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chấp hành tốt quy định về Luật khoáng sản, thực hiện

đúng quy trình, quy phạm an toàn thiết kế mỏ và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến, chế biến sâu làm tăng giá trị của các loại khoáng sản, hoạt động khai thác ổn định phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm hạn chế vi phạm trong công tác khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Thông qua hoạt động kiểm tra đã giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về tài nguyên và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành triển khai hướng dẫn các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn nhằm đánh giá tác động về môi trường, cam kết bảo vệ môi trường...Từ đó làm căn cứ để xây dựng đề án, dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường thường xuyên được tỉnh chỉ đạo trên quy mô rộng với nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng. Từ các hoạt động tuyên truyền, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng đang từng bước được nâng cao, nhằm từng bước thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3.3.2. Những tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản

Thứ nhất, khoáng sản là tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu toàn dân nhưng thực tế một số nơi vẫn có tình trạng doanh nghiệp thì giàu lên, thu ngân sách nhà nước thấp, người dân vẫn nghèo. Đây là tồn tại cố hữu trong hoạt động khai thác khoáng sản cần phải tích cực giám sát kiểm tra, thanh tra, đồng thời ban hành quy định đối với các doanh nghiệp, đơn vị khai thác nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản tại các vùng dân cư có khoáng sản.

Thứ hai, hệ thống chính sách pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa rõ ràng cụ thể gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Nhiều nội dung được quy định trong pháp luật về khoáng sản chưa có hướng dẫn cụ thể gấy khó khăn trong hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện tại các địa phương.

Thứ ba, hoạt động quản lý khoáng sản của một số địa phương cấp xã còn kém hiệu quả, chưa tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật. Chưa ngăn chặn kịp thời, xử lý theo thẩm quyền các các nhân, đơn vị có hoạt động khoáng sản trên địa bàn, chưa báo cáo kịp thời cấp trên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chung.

Thứ tư, vấn đề môi trường ở nhiều điểm mỏ rất gay gắt ở cả 3 khâu (khai thác, vận chuyển và chế biến) ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, sụt lún... Công nghệ khai thác còn lạc hâu, một số đơn vị khai thác còn thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tạo các sản phẩm chế biến sâu, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khoáng sản còn hạn chế.

Thứ năm, hoạt động quy hoạch, phê duyệt quy hoạch các khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn chậm dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nguy cơ tạo điểm nóng về khai thác khoáng sản còn tiềm ẩn.

Thứ sáu, tỉnh Thái Nguyên chưa thành lập được Quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo quy định của Nhà nước. Kết quả xử lý các nguồn gây ô nhiễm khí, bụi quanh khu vực mỏ, các nhà máy chưa được thu hồi và xử lý vẫn được xả thải ra môi trường.

Thứ bảy, các đơn vị hoạt động khai thác chế biến khoáng sản còn chậm lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và kỹ quỹ cải tạo môi trường, phục hồi môi trường theo quy định của Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản đến nay còn sử dụng trang thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, phương pháp sản xuất mang nặng tính truyền thống nên hiệu quả khai thác, chế biến chưa cao, tác động xấu đến môi trường.

Thứ tám, nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp còn chưa được nâng cao dẫn đến tình trạng tổ chức, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa tốt, tình trạng vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là hoạt động khai thác trái phép còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Thứ chín, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các ngành, các đơn vị khai thác khoáng sản được tăng cường nhưng chưa tập trung vào các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các đơn vị khai thác khoáng sản.

Chưa phát huy hết sức mạnh của hoạt động thanh tra, kiểm tra nên công tác quản lý còn gặp nhiều hạn chế.

3.3.3. Nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản Thứ nhất, luật pháp, chính sách tuy đã được bổ sung sửa đổi nhưng vẫn còn những vấn đề tồn tại như khai thác tận thu, phân cấp trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, thuế và phí tài nguyên môi trường.

Thứ hai, nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ của các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp và công đồng dân cư là nguyên nhân quan trọng của những tồn tại nêu ở phần trên.

Thứ ba, công tác quy hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp khoáng sản còn chậm, quy hoạch phát triển mới chỉ chú trọng đến công tác thăm dò và khai thác, đầu tư phát triển sản xuất chưa chú ý đúng mức nên hiệu quả trong hoạt động khai thác và chế biến chưa cao.

Thứ tư, yếu tố vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt... Do vậy, xảy ra tình trạng cấp phép tùy tiện, khai thác trái phép không tuân thủ quy trình, quy phạm và pháp luật. Tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, suy thoái môi trường ở nhiều khu vực có tài nguyên khoáng sản.

Thứ năm, phân chia lợi ích của khai thác tài nguyên không hợp lý và thiếu công khai minh bạch dẫn đến việc tranh chấp trong cấp phép của cơ quan quản lý trung ương và địa phương, của các cá nhân, tổ chức tham gia quản lý và hoạt động khai thác khoáng sản.

Thứ sáu, công tác đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường chưa hợp lý và đúng mức, đặc biệt cho quá trình chế biến sâu và sản xuất các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa chủng lợi, nâng cấp chất lượng và giá trị sản phẩm.

Thứ bảy, công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản còn chưa hiệu quả, việc xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác còn chưa kịp thời và đúng mức.

Chương 4

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Khoảng Sản Ở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)