CHƯƠNG 4: CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
3.2 Phân loại cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán rất cơ bản và có nhiều loại khác nhau, sau đây là một số cách phân loại thông dụng:
3.2.1 Phân loại theo việc lưu hành trên thị trường
Cổ phiếu hiện hành (Outstanding): Là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông nắm giữ. Cổ phiếu hiện hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức của công ty
Cổ phiếu ngân quỹ (Treasury): Cổ phiếu ngân quỹ hay cổ phiếu quỹ là các cổ phiếu mà chính công ty phát hành mua lại và nắm giữ như các nhà đầu tư bình thường khác. Các cổ phiếu này không được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành.
Các công ty cổ phần mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Vì cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của công ty và được loại trừ không chia cổ tức cho nên công ty có thể mua cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các cổ đông hiện hữu, hay nói cách khác khi lãnh đạo công ty đang chịu sức ép phải có tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu từ các cổ đông.
Thứ hai: Khi công ty có một lượng tiền nhàn rỗi chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt động kinh doanh của chính mình đang có chiều hướng tốt, lợi nhuận bình quân cao hơn các ngành khác mà mình dự định đầu tư.
Thứ ba: Khi công ty thấy cổ phiếu của mình trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng mua cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng cầu về cổ phiếu để đẩy giá lên hoặc đặt mua làm nhiều lần để làm giảm sự giảm giá trên thị trường. Đây cũng là biện pháp các công ty thường làm trên thế giới, các công ty thường dùng biện pháp này để tạo “sóng” chứng khoán cho chính mình. Do vậy một số các nước trong đó có cả Việt Nam sẽ đặùt ra một số quy chế về khối lượng mua, nguồn vốn mua, tỷ lệ mua, không được mua của ai . . . để hạn chế mặt không tích cực của việc mua cổ phiếu quỹ trên thị trường.
Thứ tư: Công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Đây là biện pháp thường được áp dụng để tạo sự gắn bó, khích lệ nhân viên. Thông thường việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng phải có nguồn thanh toán từ quỹ khen thưởng phúc lợi.
Thứ năm: Mua lại cổ phiếu quỹ để thời gian sau điều chỉnh giảm vốn điều lệ công ty.
Trường hợp này rất ít xảy ra trên thực tế.
3.2.2 Phân loại theo mục đích huy động vốn
Cổ phiếu sơ cấp (Primary):Là cổ phiếu được phát hành lúc thành lập công ty hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cổ phiếu sơ cấp thường là cổ phiếu ghi danh cổ đông, do đó việc mua bán phải gắn liền với việc đăng ký lại tên cổ đông tại công ty phát hành và tuân theo luật lệ
mua bán, trao đổi và chuyển nhượng chứng khoán. Cổ đông của cổ phiếu được hưởng nhiều quyền do điều lệ công ty quy định, trong đó có quyền cơ bản là tham gia quản lý công ty thông qua quyền bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội cổ đông.
Cổ phiếu thứ cấp( Secondary): Là cổ phiếu được công ty phát hành nhằm bổ sung vốn điều lệ của công ty. Chính vì thế, cổ phiếu này còn được gọi là cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ. Đặc điểm của cổ phiếu thứ cấp là mệnh giá rất nhỏ, vô danh, cổ đông không tham gia quản lý công ty ( gọi là cổ đông im lặng – Silent Shareholder). Việc mua bán, chuyển nhượng được thực hiện dễ dàng, không cần thủ tục chuyển nhượng sang tên tại công ty phát hành.
3.2.3 Phân loại theo quyền của cổ đông ( Đây là cách phân loại phổ biến nhất)
Cổ phiếu phổ thông (Common): Là loại cổ phiếu thông dụng nhất và thể hiện rõ các đặc điểm của cổ phiếu. Cổ phiếu phổ thông là một loại chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty, lợi tức cổ phiếu ( cổ tức) được trả vào cuối năm để quyết toán
Đặc điểm:
- Lợi tức của cổ phiếu không cố định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời của công ty.
- Chỉ được chia lãi sau khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi.
- Thời hạn của cổ phiếu là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời gian hoạt động của công ty.
- Cổ đông được hưởng nhiều quyền lợi như:
+ Quyền lựa chọn Hội đồng quản trị công ty (thông qua các Đại hội cổ đông): cổ đông có quyền bỏ phiếu biểu quyết để bầu cử Hội đồng quản trị hay để biểu quyết thông qua những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
+ Quyền nhận cổ tức: Nếu Hội đồng quản trị công bố có lãi và chia lãi, cổ tức cổ phiếu thường có thể được trả bằng tiền, bằng cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của doanh nghiệp.
+ Quyền đối với tài sản còn lại: Tài sản còn lại của doanh nghiệp là tài sản phát sinh khi tiến hành giải thể doanh nghiệp. Khi thanh lý doanh nghiệp giải thể, phần còn lại là của các cổ đông được hưởng và họ có quyền phân chia chúng.
+ Quyền ưu tiên mua trước: Khi có đợt phát hành cổ phiếu mới, các cổ đông cũ được quyền ưu tiên mua trước toàn bộ hay từng phần cổ phiếu sắp phát hành.
Trong phương án phát hành cổ phiếu mới, doanh nghiệp cần ghi rõ số lượng cổ phiếu dành cho cổ đông cũ và điều kiện phát hành theo chứng quyền. Trong chứng quyền ghi rõ số lượng cổ phiếu, mức giá và thời hạn chứng quyền. Các cổ đông mua cổ phiếu mới theo các điều kiện đó, nếu không muốn thực hiện chứng quyền thì có thể bán chứng quyền cho người khác hoặc huy bỏ.
+ Quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp, quyền bán, trao đổi, chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường
Cổ phiếu ưu đãi: Là một loại chứng khoán vốn mà người nắm giữ nó so với người nắm giữ cổ phiếu thường thì được ưu tiên về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về mặt quyền hạn đối với công ty.
Cổ đông của cổ phiếu được hưởng những ưu tiên hơn so với cổ đông của cổ phiếu thường:
- Được hưởng một mức lãi cổ phần riêng biệt có tính chất cố định hàng năm. Thông thường cổ tức này được in trên bề mặt cổ phiếu ở dạng chứng chỉ.
- Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước loại cổ phiếu thường.
- Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi phá sản trước loại cổ phiếu thường
Tuy nhiên không giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty. Họ cũng được hưởng cổ tức giới hạn theo mức độ góp vốn. Chính vì thế, cổ đông ưu đãi chỉ có quyền sở hữu hữu hạn trong công ty.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nên giá cổ phiếu ưu đãi trên thị trường chứng khoán không dao động lớn như giá cổ phiếu thường. Loại cổ phiếu này phù hợp với những nhà đầu tư muốn có thu nhập ổn định, đều đặn, không thích mạo hiểm, rủi ro nhưng lại không phù hợp với những nhà đầu tư muốn tham gia quản lý, kiểm soát công ty.
Một số loại cổ phiếu ƣu đãi:
- Cổ phiếu ƣu đãi tích lũy ( Cumulative Preferred Stocks): là loại cổ phiếu mà phần nợ cổ tức năm trước được công ty cộng dồn ( tích lũy) và hoàn trả vào năm sau hoặc đến một năm nào đó trong tương lai.
- Cổ phiếu ƣu đãi không tích lũy ( Non-cumulative Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu mà nếu công ty không đảm bảo khả năng trả lãi ở một năm nào đó thì khoản lãi còn lại mặc nhiên bị mất đi
- Cổ phiếu ƣu đãi dự phần (Participating Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu mà công ty cảm kết ngoài cổ tức được trả hàng năm, nếu công ty còn lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này
- Cổ phiếu ƣu đãi hoàn vốn (Redeemable Preferred Stocks): Là loại cổ mà công ty dành cho các cổ đông ưu đãi quyền được hoàn vốn trước cổ đông thường khi công ty có chủ trương hoàn vốn
- Cổ phiếu ƣu đãi thu hồi (Callable Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu mà công ty có quyền thu hồi (call back) cổ phiếu bằng cách hoặc là trả lại vốn cho cổ đông hoặc là đổi loại cổ phiếu ưu đãi khác có mức tỉ suất cổ tức phù hợp với lãi suất chiết khấu trên thị trường.
- Cổ phiếu ƣu đãi đảm bảo (Guaranteed Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu được một người khác đứng ra cam kết bảo lãnh thanh toán nếu như công ty phát hành không thanh toán được.
Người bảo lãnh này thường là ngân hàng, công ty chứng khoán hoặc công ty bảo hiểm tín dụng.
- Cổ phiếu hưởng thụ (Redeemable Stocks): Là cổ phiếu không vốn do doanh nghiệp phát hành cho các cổ đông được hoàn vốn của cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu hưởng thụ thường là cổ phiếu ghi danh. Cổ đông cũng được quyền phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp vẫn còn lợi nhuận giữ lại chưa chia. Mặc dù đã được doanh nghiệp hoàn vốn, nhưng cổ đông cổ phiếu hưởng thụ vẫn được hưởng các quyền nhất định, đặc biệt là quyền bỏ phiếu biểu quyết.