Phân tích các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện Lực Đống Đa (Trang 33 - 49)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA

2.2.1. Phân tích các yếu tố đầu vào

Khối lượng đường dây và TBA

Thống kê đến năm 2016, công ty Điện lực Đống Đa quản lý 39 lộ đường dây 22 kV, 15 lộ đường dây 10kV. Đường dây trung thế là loại cáp ngầm gồm 217.81 km. Đường dây hạ áp có tổng số km đường dây là 1.061,64 km trong đó có 756,16 km đường dây nổi và 305,48 km cáp ngầm. Có tổng 785 trạm biến áp tương ứng có 852 máy biến áp (1 trạm có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3 máy biến áp) với tổng công suất 576,360 kVA. Trong đó 561 trạm biến áp do điện lực đầu tư, 224 trạm biến áp do khách hàng F9 đầu tư.

Do đặc thù địa lý của quận Đống Đa là nội thành quỹ đất chuyển đổi từ nông nghiệp hoặc từ mục đích khác sang sinh hoạt và ngoài sinh hoạt là không có. Công ty Điện lực Đống Đa bán điện cho 21 phường được quản lý bởi 8 đội:

- Đội 1: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Cát Linh.

- Đội 2: Thổ Quan, Phương Liên, Trung Phụng.

- Đội 3: Thịnh Quang, Khương Thượng, Ngã Tư Sở.

- Đội 4: Láng Thượng, Láng Hạ.

- Đội 5: Ô Chợ Dừa, Nam Đồng.

- Đội 6: Khâm Thiên, Văn Chương, Hàng Bột.

- Đội 7: Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự.

- Đội 8: Trung Liệt, Quang Trung.

Bảng 2.2. Bảng số liệu trạm biến áp phân phối EVN HANOI

(1)

Khách hàng (2)

Tổng cộng (1) + (2) Tổng số

trạm

Tổng công suất (kVA)

Tổng số trạm

Tổng công suất (kVA)

Tổng số trạm

Tổng công suất (kVA)

561 352400 224 223960 785 576360

( Nguồn : Phòng kỹ thuật – Điện lực Đống Đa) Bảng 2.3. Khối lượng đường dây hạ áp

Phân loại Đường trục

(1)

Nhánh rẽ (2)

Tổng cộng (1) + (2)

Đường dây nổi (km) 532.913 223.244 756.16

Cáp ngầm (km) 214.268 91.214 305.48

Tổng cộng 747.18 314.46 1 061.64

( Nguồn : Phòng kỹ thuật – Điện lực Đống Đa) Bảng 2.4. Khối lượng đường dây trung áp

Phân loại EVN HANOI (1)

Khách hàng (2)

Tổng cộng (1) + (2)

Đường dây nổi (km) 0.000 0.000 0.00

Cáp ngầm (km) 173.997 43.810 217.81

Tổng cộng 173.997 43.810 217.81

( Nguồn : Phòng kỹ thuật – Điện lực Đống Đa)

Lao động và cơ cấu lao động

Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh, quản lý … của Điện lực chính là nguồn nhân lực. Hiện nay, công ty Điện lực Đống Đa chú trọng đến nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động cũng như bổ sung cán bộ có trình độ cao cho các phòng ban.

Tính đến 30/5/2015, số lao động của công ty Điện lực Đống Đa là 312 người.

Trong đó , số lao động nam là 196 người chiếm khoảng 62,8% số lao động của Điện lực và 116 lao động nữ. Do đặc trưng sản xuất kinh doanh điện năng là hoạt động mang tính vất vả, nguy hiểm nên lao động nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn nữ. Đây là điều dễ hiểu vì yêu câu công việc cần tính cơ động cao trong các hoạt động như sửa chữa, xây lắp thiết bị, khắc phục sự cố, trực ca ... thì lao động nam đa phần đảm bảo công việc hiểu quả hơn. Cơ cấu lao động trong 3 năm qua của Điện lực Đống Đa không có sự thay đổi chỉ có sự thay đổi nhân sự giữa các bộ phận.

Dưới đây là cơ cấu lao động của công ty Điện lực Đống Đa giai đoạn 2013-2015.

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của công ty Điện lực Đống Đa giai đoạn 2013 - 2015

Trình độ 2013 2014 2015

So sánh 2014/201

3

2015/201 4

Thạc sĩ 8 6 5 -2 -1

Đại học 109 112 115 3 3

Cao đẳng 25 20 18 -5 -2

Trung cấp 65 67 57 2 -10

Công nhân kỹ thuật 90 85 83 -5 -2

Công nhân đào tạo nghề

ngắn hạn 40 36 34 -4 -2

Tổng 337 326 312 -11 -14

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Điện lực Đống Đa) Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy trong cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên tại Điện lực Đống Đa qua các năm thì trình độ đại học vẫn chiếm số lượng cao nhất

trên 100 người và công nhân kỹ thuật chiếm thứ hai trên 80 người, số lượng nhân viên có trình độ trên đại học và đại học chiếm tỷ lệ cao đây là con số khá lớn chứng tỏ Điện lực Đống Đa có được đội ngũ thợ giỏi lành nghề đáp ứng được nhu cầu về việc sửa chữa khắc phục an toàn nhanh chóng kịp thời, năm 2015 là 120 người năm 2014 là 118 người, năm 2013 là 117 người. Bên cạnh đó trình độ công nhân đào tạo nghề ngắn hạn cũng chiếm số lượng lớn với năm 2015 là 83 người, năm 2014 là 85 người và 2013 là 90 người, tuy số lượng nhân công thay đổi qua các năm và có xu hướng giảm đi nhưng vẫn đáp ứng được công việc của công ty đề ra. Nhân viên có trình độ cao đẳng trung cấp cũng có số lượng khá cao và có sự thay đổi ít qua các năm. Đối với một ngành đòi hỏi sự chuẩn xác về kỹ thuật như ngành điện thì nguồn lao động với chuyên môn và kỹ thuật cao là hết sức cần thiết, nên toàn thể CBCNV Điện lực Đống Đa không ngừng học hỏi và phấn đấu, một số người tiếp tục học lên Đại học và cao học để nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc.

Điện nhận đầu nguồn

Với nhu cầu của người dân ngày càng tăng thì sản lượng điện đầu nguồn của công ty Điện lực Đống Đa cũng ngày càng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ dân cho sản xuất, sinh hoạt và một số mục đích khác. Lượng điện đầu nguồn của công ty trong giai đoạn 2013-2015 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6 : Sản lượng điện đầu nguồn giai đoạn 2013 – 2016 (đơn vị: 106kWh) Chỉ tiêu

Năm So sánh (%)

2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Điện đầu nguồn

(106kWh) 806,14 856,96 923,5

5 989,56 6,30 7,77 7,15

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Điện Lực Đống Đa)

Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện sản lượng điện đầu nguồn giai đoạn 2013-2016(đơn vị : 106kWh) Nhận xét: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy sản lượng điện đầu nguồn của công ty năm 2013 là 806,14.106kWh lên 856,96.106kWh năm 2014 tăng 50,82.106kWh tăng 6,30%.

Từ năm 2014 đến năm 2015 tăng 66,59.106kWh tăng 7,77%, năm 2016 đạt 989,56.106kWh cao hơn năm 2015 tăng 7,15%.

Sản lượng điện tăng do nhu cầu điện năng của con người ngày càng tăng. Nhiều thành phần tiêu thụ điện năng tham gia lưới điện hơn.

Điện lực Đống Đa đã chú trọng tới công tác cung cấp điện năng phù hợp, đảm bảo chất lượng điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả trong việc đáp ứng nguồn cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân. Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn quận.

Năm 2015 với chỉ tiêu kế hoạch đề ra điện đầu nguồn là 916.106kWh và năm 2016 cũng đạt được sản lượng cao, đã cho chúng ta thấy tình hình hoạt động của các phụ tải trên địa bàn quận phát triển theo chiều hướng tốt. Nhu cầu phụ tải sẽ ngày càng tăng.

Vì vậy Điện lực cần làm tốt trong công tác cung ứng điện để phục vụ cho sản xuất của người dân.

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh doanh điện năng của công ty Điện Lực Đống Đa 2.2.2.1 Năng suất lao động

Năng suất lao động và khả năng quản lý hệ thống lưới điện là các đánh giá quan trọng để phản ánh năng lực làm việc của người lao động trong công ty Điện lực.

• Năng suất lao động (kWh/người)= Điện thương phẩm / số lao động

• Trạm biến áp bình quân đầu người lao động = Số trạm biến áp /số lao động

• Km đường dây bình quân đầu người lao động = Số km / số lao động

Dưới đây là bảng về tình hình sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn 2013- 2015.

Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động của công ty Điện lực Đống Đa

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng lao động 337 326 312

Điện thương phẩm (triệu. kWh) 766 818 884

Năng suất lao động (triệu.kWh/người) 2,27 2,51 2,83

Số TBA 562 721 785

Trạm biến áp/người 1,67 2,21 2,51

Số km đường dây 1213,6 1240,9 1279,45

Số km đường dây/người 3,60 3,80 4,10

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Điện Lực Đống Đa)

Trên thực tế, lượng điện thương phẩm ảnh hưởng đến doanh thu, nếu các yếu tố khác (tổn thất, chi phí…) như nhau thì lượng điện thương phẩm/ đầu người càng cao thì năng suất lao động càng cao (lợi nhuận tăng).

Huyện Đống Đa đang phát triển nhanh trong những năm gần đây. Nhiều trung tâm thương mại- dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đang phát triển mạnh kéo theo nhu cầu điện năng của thành phố gia tăng. Chính vì thế sản lượng điện thương phẩm của Điện lực có chiều hướng gia tăng qua các năm . Sản lượng điện thương phẩm tăng từ 766 triệu kWh năm 2013 đến 884 triệu kWh năm 2015, số trạm biến áp tăng từ 562 năm 2013 lên 785 năm 2015 , số km đường dây tăng từ 1213,6 năm 2013 lên 1279,45 năm 2015. Năng suất lao động cũng thay đổi qua các năm, năm 2015 là 2,83 triệu kWh/người cao hơn năm 2014 là 2,51 triệu kWh.106kWh/người, năm 2013 là 2,27triệu kWh.106kWh/người. Năng suất lao động đang tăng lên cho thấy trình độ lao động của nhân viên đã và đang đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu của công ty đề ra.

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích năng suất lao động

• Năng suất lao động

- Chọn kỳ gốc là năm 2013

- Kỳ phân tích là các năm 2014, 2015

- Chỉ tiêu cần phân tích là năng suất lao động - Nhân tố ảnh hưởng là sản lượng và số lao động

Xác định công thức:

Gọi: A0, A1 là sản lượng điện thương phẩm kỳ thực tế năm 2013 và 2014 G0, G1 là số lao động năm 2013 và năm 2014

T0, T1 là năng suất lao động năm 2013 và năm 2014 ΔT là đối tượng cần phân tích

Vậy ta có:

=2,51-2,27=0,24 ( triệu kWh/người)

Tính các mức ảnh hưởng của các nhân tố:

Thay thế bước 1 (cho nhân tố A) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố A:

Tức là sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm sau tăng so với năm trước làm tăng năng suất lao động 0,16 (triệu kWh/người).

Thay thế bước 2 (cho nhân tố G):

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố G:

Tức là số nhân viên năm sau thay đổi so với năm trước làm năng suất lao động tăng lên 0,08 (triệu kWh/người).

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:

0,16 (triệu kWh/người) + 0,08 (triệu kWh/người) = 0,24 (triệu kWh/người)

Như vậy sản lượng điện thương phẩm và số lượng nhân viên ảnh hưởng tới năng suất lao động.

Làm tương tự với năm 2013 và năm 2015.

Kết quả tính toán được thống kê như sau:

Bảng 2.8. Bảng tính toán sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đánh giá năng suất lao động của Công ty Điện Lực Đống Đa.

Thời kỳ Chỉ tiêu

Kỳ gốc Kỳ phân tích

2013 2014

Biến đổi năng suất lao động

2014

2015

Biến đổi năng suất

lao động 2015 Năng suất lao động (triệu

kWh/người) 2,27 2,51 0,24 2,83 0,56

Mực độ ảnh hưởng sản lượng

(kWh) 2,43 0,16 2,83 0,35

Mức độ ảnh hưởng của số lao

động (người) 0,08 0,21

Sản lượng (triệu kWh) 766 818 884

Số lao động (người) 337 326 312

Nhận xét: Số lượng lao động của Điện lực Đống Đa đang giảm xuống trong các năm vừa qua. Năng suất lao động của Điện lực tăng dần qua các năm từ 2013 -2015.

Cho thấy công việc của mỗi nhân viên lao động sẽ nhiều hơn trước. Cụ thể, năng suất lao động của Điện lực năm 2015 tăng 0,56 triệukWh/người so với 2014 và tăng 0,24 triệukWh/người so với năm 2013.

Qua phân tích cho thấy năng suất lao động của nhân viện Điện lực Đống Đa ảnh hưởng nhiều do việc tăng sản lượng. Cả số lượng lao động và sản lượng điện đều tăng nên năng suất cũng tăng lên cho thấy lực lượng lao động có trình độ, kinh nghiệp cao đáp ứng tiêu chí của công ty đề ra và đạt được hiệu quả cao trong công tác vận hành và sửa chữa các công trình kỹ thuật.

2.2.2.2 Điện năng thương phẩm

Điện năng thương phẩm là số lượng điện năng bán cho khách hàng được tính trong 1 kỳ phân tích (tháng, quý, năm).

Chỉ tiêu điện năng thương phẩm là yếu tố trực tiếp tạo ra doanh thu và là yếu tố quan trọng để đem lại lợi nhuận cho công ty. Trong giai đoạn 2013-2016 điện lực Đống Đa đã có những chuyển biến tích cực trong vấn đề cung cấp điện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Bảng 2.9 : Sản lượng điện năng thương phẩm giai đoạn 2013-2016 Đơn vị

Năm Tăng trưởng (%)

2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/201 4

2016/2015 Thực hiện Triệu.kW

h

766 818 884 958,16 6,79 8,07 8,39

Kế hoạch Triệu.kW h

771 814 877 942,05

Hiệu quả thực hiện so với kế

hoạch

%

99,3 100,53 100,8 101,71

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Điện Lực Đống Đa)

Hình 2.4 : Biểu đồ sản lượng điện năng thương phẩm giai đoạn 2013-2016

Nhận xét: Sản lượng điện thương phẩm bán ra hằng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tăng trưởng kinh tế, khả năng cung ứng điện, giá điện, tác động của chính sách tiết kiệm điện, tình hình thời tiết...

Từ năm 2013 đến năm 2016, sản lượng điện thương phẩm của công ty có sự tăng đều qua các năm, tăng từ 766 triệu.kWh lên 884 triệu.kWh tăng 118 triệu.kWh tương đương 15,4%, năm 2016 vừa qua sản lượng điện đạt 958,16 triệu.kWh. Trong đó, năm 2014 tăng 6,79% so với 2013, năm 2015 tăng 8,07% so với năm 2014, năm 2016 tăng 8,39% so với năm 2015, sản lượng điện thương phẩm qua các năm tăng đều cho thấy công ty hoạt động rất hiệu quả và được sự ủng hộ tin tưởng của khách hàng. Xét về kế hoạch thực hiện, trong các năm sản lượng điện thương phẩm bán ra đều vượt so với kế hoạch được giao, năm 2014 đạt 100,53% vượt 4. triệu.kWh, năm 2015 đạt 100,8%

vượt 7. triệu.kWh, năm 2016 vượt chỉ tiêu đề ra đạt 101,71% so với kế hoạch. Mặc dù

sự tăng trưởng đều qua các năm nhưng chưa thực sự vững chắc, nhưng điều này cho thấy tình hình kinh doanh điện năng của công ty đang có sự phát triển một cách khả quan, là một tín hiệu tốt trong thời gian tới.

Chỉ tiêu tiêu thụ điện năng theo tháng:

Bảng 2.10 : Mức tiêu thụ điện năng thương phẩm theo tháng giai đoạn 2013 – 2015 (đơn vị: kWh)

Tháng Năm thực hiện So sánh(%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

1 57,736,122 58,274,589 61,842,873 0,924 7,113

2 53,294,943 53,913,156 57,885,529 1,147 8,613

3 50,218,652 52,737,461 53,428,887 5,016 1,311

4 57,280,845 60,232,515 65,166,757 5,153 8,192

5 66,864,782 67,590,956 73,491,914 1,074 9,911

6 86,877,055 95,121,421 100,519,226 9,489 5,674

7 76,199,034 84,404,247 91,449,464 10,768 8,347

8 73,120,917 81,207,713 84,636,326 11,059 4,222

9 68,095,911 75,183,500 89,554,084 10,41 19,11

10 65,105,456 74,633,966 74,915,096 14,64 0,377

11 56,051,438 63,556,785 71,193,975 13,39 12,02

12 53,267,601 53,592,259 60,393,349 0,609 12,69

Tổng 765,995,560 818,565,714 884,477,480 6,863 8,052 (Nguồn: Phòng Kinh doanh - Điện Lực Đống Đa)

Hình 2.5 : Biểu đồ điện thương phẩm từng tháng qua giai đoạn 2013-2015

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy sản lượng điện năng tiêu thụ có sự tăng giảm không đều trong cùng tháng ở các năm khác nhau. Nhìn chung sản lượng điện ngày càng tăng cao do nhu cầu sử dụng của người dân tăng lên. Cụ thể là:

+ Giữa 2 năm 2013 và 2014, sản lượng điện năm 2014 có sự tăng trưởng không đều so với năm 2013, chênh lệch cao nhất là các tháng cuối năm đặc biệt vào tháng 10 với 14,636%.

+ Giữa 2 năm 2014 và 2015 sự tăng trưởng vẫn không đều giữa các tháng, chênh lệch cao nhất vào tháng 9 với 19,114%.

- Dựa vào biểu đồ ta thấy sản lượng điện năng tiêu thụ giữa các tháng trong năm có sự chênh lệch rõ ràng.

+ Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 sản lượng điện tiêu thụ thấp hơn do thời tiết vẫn mát mẻ, lượng điện dùng cho sinh hoạt không cao.

+ Khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 lượng điện năng tiêu thụ cao nhất, chủ yếu do lượng điện sinh hoạt tăng nhanh, do đây là khoảng thời gian nắng nóng nhất trong năm, nên nhu cầu sử dụng quạt, điều hòa...rất lớn, việc sử dụng điện tăng cao nhất trong những giờ cao điểm nên trong khoảng thời gian này lượng điện luôn đạt mức cao nhất.

+ Khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 lượng điện năng tiêu thụ giảm xuống ít do đây là mùa đông, điện chủ yếu dùng cho thắp sáng và sưởi ấm, điện cho sản xuất ở những tháng giáp Tết này có sự tăng nhẹ nhưng do mức sản xuất khá đồng đều nên không làm sản lượng điện tăng quá cao.

Hệ thống lưới điện trên địa bàn quận đã và đang được sữa chữa, nâng cấp, cải tạo, lắp mới trong những năm qua nâng cao chất lượng điện năng thương phẩm, giảm đáng kể tổn thất cho công ty Điện lực Đống Đa.

2.2.2.3 Giá điện bình quân

Giá bán điện bình quân là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh điện năng. Giá bán điện được thiết lập trên cơ sở của giá thành sản xuất bình quân toàn ngành, tức là cộng toàn bộ chi phí sản xuất, truyền tải phân phối và khoản khác.

Giá bán điện bình quân trong kỳ là giá bán trung bình của lượng điện năng thương phẩm trong kỳ đó. Giá bán điện bình quân được xác định theo công thức sau:

Trong đó: Ai: điện năng thương phẩm bán với mức giá gi (kWh) gi:mức giá bán điện thứ i (đồng/kWh)

Bảng 2.11 : Giá bán điện bình quân giai đoạn 2013 – 2016

Giá bán điện bình quân (đồng/kWh) Tăng trưởng (%) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2014/2013 2015/201

4

2016/2015

Thực hiện 1850,45 1892,52 1995,01 2056,47 2.27 5,41 3,08

Kế hoạch 1853,3 1886 1982 1957,63

So sánh (TH/KH)

(%)

99,85 100,34 100,66 105,05

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Điện Lực Đống Đa)

Hình 2.6 : Biểu đồ giá bán điện bình quân theo kế hoạch và thực hiện giai đoạn 2013-2016 (đơn vị: đồng/kWh)

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy giá điện từ năm 2014 đang tăng lên so với kế hoạch đặt ra cũng như so với năm trước. Cho thấy nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cao như năm 2013 giá điện bình quân thấp hơn kế hoạch thì năm 2014 tăng dần lên đến năm 2015 tăng lên so với kế hoạch đạt 100,66%. Năm 2014 tăng 2,27% so với năm 2013, năm 2015 tăng 5,41% so với năm 2014, năm 2016 giá bán điện 2056,47 đồng/kWh tăng 3,08% so với năm 2015 vượt kế hoạch 105,05%.

Nhìn chung giá bán điện bình quân của công ty tăng qua các năm, từ 2013 đến 2016 tăng từ 1850,45 lên 2056,47 ( đồng/kWh) tăng 206,02 (đồng/kWh). Tuy nhiên, do vấn đề trong công tác tính toán kế hoạch không sát với tình hình thực tế nên năm 2013 giá bán điện kế hoạch thấp hơn giá bán điện thực hiện, từ đó rút ra kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch phù hợp nên năm 2015 và 2016 giá bán điện cao hơn kế hoạch dự kiến.

Nguyên nhân của sự tăng giảm giá bán điện bình quân bất thường là:

- Tình trạng nợ xấu tiền điện vẫn còn, công tác thu nộp tiền điện chưa thật sự hiệu quả.

- Việc tổn thất điện năng qua đường dây và trạm biến áp.

- Chưa áp giá đúng với đối tượng sử dụng điện tại khu vực.

- Biểu giá bán điện do Chính phủ quy định của các lĩnh vực bán điện và tỷ trọng điện năng bán cho các lĩnh vực. Giá bán điện được áp dụng riêng cho từng lĩnh vực khác nhau với các cấp điện áp và khung giờ theo quy định biểu giá hằng năm (gần nhất là biểu giá điện 16/03/2015 ở phụ lục 1)..

Mức giá bán điện của từng thành phần kinh tế của công ty được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.12. Giá bán điện bình quân theo ngành giai đoạn 2013-2015 (đơn vị: đồng/kWh) Thành phần Công Thương Sinh hoạt Hoạt động Bình quân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện Lực Đống Đa (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w