CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện Lực Đống Đa (Trang 53 - 62)

3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ TIÊU KINH DOANH 3.1.1. Giảm tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty Điện Lực Đống Đa. Giảm tổn thất vừa góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm do Đảng và Nhà nước đề ra, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng doanh thu cho công ty.

Năm 2016, công ty tiếp tục các dự án hạ cáp ngầm dây dẫn và trạm biến áp trên toàn quận để đảm bảo mỹ quan hai bên đường, đảm bảo ổn định lưới điện phù hợp với quy hoạch xây dựng và các nhu cầu phụ tải lâu dài. Nhiều trạm biến áp mới được xây dựng trên địa bàn quận Đống Đa. Thay thế công tơ cơ khí thành công tơ điện tử để giảm thiểu công việc và tránh các nhầm lẫn sai sót khi đo đếm chỉ số công tơ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng :

Hệ thống dây điện trên cao bị xuống cấp nặng nề, gây ra tổn thất điện năng khi chập cháy dễ bị dứt gãy rơi xuống đường, gây mất mỹ quan thành phố nói chung và quận Đống Đa nói riêng.

Các trạm biến áp và máy biến áp trên địa bàn quận hỏng hóc và quá tải nhiều do nhu cầu sử dụng điện tăng, các thiết bị cũ không đảm bảo an toàn cần được thay mới.

- Giải pháp kỹ thuật:

Tiến hành tách lưới điện phục vụ sinh hoạt ra khỏi lưới điện kinh doanh giúp người dân được sử dụng điện sinh hoạt với điện áp ổn định hơn, chất lượng cao hơn.

Hoàn thành công tác lắp đặt tụ bù trung thế, hạ thế tại trạm và trên đường dây. nâng cao công suất của các trạm quá tải, tăng tiết diện dây của các đường dây cũ không đáp ứng được phụ tải, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác vận hành kinh doanh điện năng, tránh tình trạng cắt điện kéo dài do các nguyên nhân chủ quan, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục.

Tiến hành thi công các công trình xây dựng cơ bản, đại tu, cân pha, san tải nhằm giảm tải các TBA đang đầy tải và quá tải. Giảm bán kính cấp điện của các TBA có bán kính cấp điện lớn. Nâng công suất MBA cho các trạm biến áp quá tải đảm bảo công suất cung cấp cho nhu cầu sử dụng phụ tải.

- Giải pháp quản lý:

Nâng cao công tác theo dõi, quản lý tổn thất điện năng theo từng đường dây trung áp, theo từng trạm biến áp phân phối. Kết hợp với kết quả tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật để đề xuất và thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thiết bị khi thực hiện các dự án cải tạo, thay thế thiết bị, thực hiện tốt việc phối hợp giữa các đơn vị trong việc điều hành, đấu nối, sửa chữa lưới điện…

Khai thác có hiệu quả các thiết bị trên lưới điện, thay thế kịp thời các bộ tụ bị hỏng, có phương án điều chuyển các bộ tụ khi kết dây thay đổi. Làm việc với khách hàng để huy động tụ bù công suất phản kháng tại các trạm của khách hàng.

Kiểm soát chặt chẽ các khách hàng lớn, các khách hàng có sản lượng giảm bất thường để phát hiện và thay thế kịp thời các hư hỏng về đo đếm.

- Giải pháp về đầu tư:

Xây dựng mới các TBA trên địa bàn quận Đống Đa chia làm 4 giai đoạn để san tải trên các khu vực có TBA đầy tải để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo máy biến áp hoạt động hiệu qủa tránh tổn thất.

Tăng cường đường trục hạ thế các TBA năm 2015 trên địa bàn các phường Ô Chợ Dừa, Nam Đồng, Khâm Thiên, Văn Chương, Hàng Bột, Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Trung Liệt, Quang Trung.

Nâng công suất thay tủ hạ thế các TBA giai đoạn 1,2, lắp đặt bổ sung chống sét van trên lưới điện Đống Đa

Lắp đặt bổ sung ngăn tủ máy cắt và xây dựng tuyến cáp ngầm 23KV mới khai thác tải MBA T2,T3 E1.1 Thành Công

Dưới đây là phần tính toán một dự án Xây dựng mới các TBA Công ty điện lực Đống Đa năm 2017 giai đoạn 1”

Phương án: Xây dựng cáp ngầm trung thế 24kV cấp nguồn cho các TBA Phương Liên 4, TBA Trung Phụng 7, TBA Trung Phụng 5, TBA Phương Liên 7, TBA Thổ Quan 8, TBA Trung Phụng 4. Xây dựng mới 3 trạm biến áp công suất 630kVA – 22/0,4kV: TBA Phương Liên 4, TBA Trung Phụng 5, Trung Phụng 4 và 3 trạm biến áp công suất 400kVA-22/0.4kV: TBA Trung Phụng 7, TBA Phương Liên 7, TBA Thổ Quan 8. Xây dựng mới đường dây, tuyến cáp hạ thế cho các trạm biến áp xây mới

Nhằm mục đích: Xây dựng mới các tuyến cáp hạ thế mới cấp điện cho các phụ tải phát triển thêm và san tải cho các trạm biến áp hiện có trong khu vực.

Qui mô: 06 TBA xây dựng mới và phần hạ thế của các trạm biến áp xây mới:

- TBA Phương Liên 4 có công suất 630kVA-22/0.4kV - TBA Trung Phụng 7 có công suất 400kVA-22/0.4kV - TBA Trung Phụng 5 có công suất 630kVA-22/0.4kV - TBA Phương Liên 7 có công suất 400kVA-22/0.4kV - TBA Thổ Quan 8 có công suất 400kVA-22/0.4kV - TBA Trung Phụng 4 có công suất 630kVA-22/0.4kV.

Cụ thể là:

- Tổng mức đầu tư xây dựng công trình: 11,510,000,000 đ - Lãi suất vay vốn là 10%

- Điện năng tổn thất là 1%( gồm cả tổn thất do sự cố mất điện) - Hệ số chiết khấu 10%

- Giá mua : 1,385 đồng/kWh - Giá bán điện 1,732 đồng/kWh - Các chi phí của dự án:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dự toán dự án (Đơn vị: VNĐ)

STT Nội dung chi phí Giá trị

1 Chi phí xây dựng 5,538,901,273

2 Chi phí thiết bị 3,520,887,597

3 Chi phí đền bù 474,754,412

4 Chi phí quản lý dự án 240,718,590

5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 511,110,610

6 Chi phí khác 320,420,314

7 Chi phí dự phòng 903,476,100

8 Tổng mức đầu tư 11,510,268,896

(Nguồn: Phòng Quản lý đầu tư) Dự án đầu tư “Xây dựng mới các TBA công ty điện lực đống đa năm 2017 giai đoạn 1” là dự án có cơ cấu nguồn vốn như sau:

- 30% là vốn tự có: vốn khấu hao cơ bản hoặc tín dụng thương mại của Công ty Điện lực 1.

- 70% là vốn vay ưu đãi trong nước

- Tổng vốn đầu tư của dự án là 11,510 triệu đồng, trong đó có 3,453 triệu đồng là vốn chủ sở hữu và 8,057 triệu đồng là vốn vay với lãi suất 10%/năm.

- Thời gian ân hạn là 3 năm nên 3 năm 2017, 2018, 2019 chỉ cần trả lãi với số tiền là 10% vốn vay tức là 805.7 triệu đồng.

- Từ năm 2020 trả đều gốc hàng năm với số tiền là 1,151 triệu đồng nên số tiền gốc sẽ trả hết trong 7 năm từ năm 2020 đến 2026 và số tiền lãi sẽ được tính bằng 10% số tiền gốc còn lại tại các năm.

Bảng 3.2 Bảng phân tích phương thức trả vốn vay và lãi vay.

Năm Trả vốn gốc Trả lãi Vốn gốc còn lại

Tổng nghĩa vụ trả nợ

2017 0 0 8057 0

2018 0 805.7 8057 805.7

2019 0 805.7 8057 805.7

2020 1151.00 805.7 6906.00 1956.7

2021 1151.00 690.60 5755.00 1841.6

2022 1151.00 575.50 4604.00 1726.5

2023 1151.00 460.40 3453.00 1611.4

2024 1151.00 345.30 2302.00 1496.3

2025 1151.00 230.20 1151.00 1381.2

2026 1151.00 115.10 0.00 1266.1

2027 0 0 0 0

Hệ số hoàn vốn tài chính và giá trị lợi nhuận ròng hiện tại của toàn bộ dự án tính như sau:

Bảng 3.3 : Hệ số hoàn vốn tài chính và giá trị lợi nhuận ròng hiện tại của dự án Phương án

vay vốn Suất sinh lợi nội tại (IRR-%)

Giá trị lợi nhuận ròng hiện tại (NPV-tr đồng)

Thời gian hoàn vốn

(năm)

Tỷ số lợi ích – chi phí

(B/C) Phương án

phân tích 16,98 4151,04 8 1,05

Bảng cân bằng tài chính - dự toán lỗ - lãi và bảng tính chỉ tiêu hiệu quả tài chính - báo cáo dòng tiền (theo quan điểm tipv) của dự án ở phụ lục 2.

Qua các tính toán phân tích trên ta thấy:

- Giá trị hiện tại thuần của dự án: NPV = 4151,04 (tr đồng) > 0 dự án đáng giá bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án. Vì vậy nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà dự án vẫn sinh lời thì dự án có lợi tức kinh tế.

- Thời gian hoàn vốn của dự án: Thv = 8 năm < tuổi thọ của dự án là 15 năm:

thời gian thu hồi vốn càng ngắn càng tốt để tránh được những biến động, rủi ro bất định..

- Suất thu lợi nội tại: IRR = 15,88% >10% , IRR càng lớn (lớn hơn lãi suất vay vốn) càng chứng tỏ dự án có tiềm năng tài chính lớn.

- Tỷ số lợi ích – chi phí: B/C = 1,06 > 1, tổng doanh thu quy về hiện tại của dự án lớn hơn tổng chi phí quy về hiện tại của dự án...

- Việc đầu tư vào công trình này là hoàn toàn có lợi về mặt tài chính.

3.1.2. Tăng sản lượng điện năng thương phẩm

Yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng chính là điện năng thương phẩm. Sản lượng điện năng thương phẩm của công ty

Điện lực Đống Đa nhìn chung tăng dần qua các năm. Để duy trì và hoàn thành tốt hơn nữa, ta có một số giải pháp khắc phục các hạn chế như sau:

- Giải pháp kĩ thuật:

Đầu tư, cải tạo và phát triển lưới điện, trạm biến áp để nâng cao chất lượng điện năng và khả năng cung cấp điện.

Đầu tư lưới điện hợp lý để nâng cao chất lượng điện và mở rộng phạm vi cấp điện là một giải pháp hiệu quả để tăng điện thương phẩm.

Cải tạo lưới điện hạ thế, quy hoạch lại bán kính cấp điện của các trạm biến áp công cộng một cách đồng bộ, cải tạo cho các nơi có tổn thất điện cao. Cải tạo những thiết bị cũ kỹ lạc hậu, đặc biệt chú trọng cải tạo chống quá tải cho các khu vực.

Đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các khách hàng lớn, các trung tâm thương mại quan trọng, rút ngắn thời gian cấp điện mới. Đảm bảo cấp điện đầy đủ, có chất lượng và kịp thời cho khách hàng. Giảm thiểu thời gian cắt điện, rút ngắn thời gian xử lý sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện để tăng thương phẩm và doanh thu.

- Giải pháp quản lý:

Kiểm tra các khách hàng có nhiều công tơ tại một địa điểm sử dụng điện, xác minh lý do lắp nhiều công tơ để thực hiện thanh lý hoặc thu hồi các công tơ không sử dụng hoặc sử dụng trùng mục đích.

Kiểm tra sử dụng điện để phát hiện sai sót trong hệ thống đo đếm điện và truy thu lượng điện năng thương phẩm bị mất cắp.

Tăng cường công tác quản lý hệ thống đo đếm và chống lấy cắp điện cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng điện năng thương phẩm. Để thực hiện công tác này hiệu quả, cần phải giám sát chặt chẽ tỷ lệ tổn thất điện năng và sản lượng của từng xuất tuyến, từng trạm biến áp, trên cơ sở đó, thường xuyên phân tích, đối chiếu, so sánh với các số liệu cùng kỳ và các tháng lân cận để khoanh vùng các khu vực có khả năng xảy ra mất cắp điện hoặc hư hỏng hệ thống đo đếm, từ đó lập kế hoạch kiểm tra có trọng điểm để đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Tăng giá bán điện bình quân

Như đã nêu ở trên giá bán điện bình quân của Công ty tăng dần qua từng năm, cụ thể năm 2013 giá bình quân là 1850,45 đồng/kWh (đạt 99,85% so với kế hoạch đề ra), sang năm 2014 giá bình quân là 1892,52 đồng/kWh, vượt 6,52 đồng/kWh so với kế hoạch và tăng 100,34% so với kế hoạch, 2,27% so với năm 2013. Năm 2015, giá bình quân là 1995,01 đ/kWh, tăng 13.01đồng/kWh so với kế hoạch đầu năm và tăng 5,41%

so với năm 2014.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện bình quân:

- Thiếu sót trong việc kiểm tra rà soát các khách hàng mua điện dẫn đến việc áp giá không chính xác.

- Các hộ kinh doanh có thể thường kinh doanh ngay tại gia đình nhưng hiện nay việc áp giá cho mục đích kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.

- Tổng số hộ dùng điện trong các hoạt động sử dụng điện sinh hoạt hiện nay cao hơn số hộ thực tế là do các hộ sử dụng điện tìm cách khai tăng số hộ để tránh giá lũy tiến.

Một số biện pháp nâng cao giá bán điện bình quân:

- Tăng cường kiểm tra áp giá bán điện, đảm bảo áp giá bán điện theo đúng đối tượng, mục đích sử dụng điện, đặc biệt là việc đào tạo khai thác có hiệu quả Hệ thống Thông tin Quản lý Khách hàng (CMIS) trọng công tác quản lý giá bán điện.

- Lắp công tơ 3 giá cho đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh.

- Nhân viên được giao nhiệm vụ kiểm tra áp giá bán điện phải có chuyên môn, tình thần trách nhiệm và đạo đức tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhằm phát huy hiệu quả của công tác áp giá bán điện.

- Tăng cường việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài địa phương để nâng cao ý thức sử dụng điện và nhận thức về giá điện cho khách hàng.

- Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra mục đích sử dụng điện của khách hàng để kịp thời áp giá bán điện theo đúng thông tư hướng dẫn của bộ năng lượng, đẩy mạnh việc tiếp nhận bán lẻ. Thực hiện việc thay định kỳ công tơ theo đúng số lượng và tiến độ EVN giao, rà soát và tiến hành lắp đặt đầy đủ công tơ.

3.1.4. Giải pháp tăng doanh thu

Doanh thu bán điện năm 2014 tăng 9,31% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 1,764 tỷ đồng tăng 13.88% so với năm 2014. Năm 2016 doanh thu đạt 1,9704 tỷ đồng tăng 11,7% so với năm 2015. Doanh thu tăng qua các năm nhưng lượng doanh thu chưa cao nên em đưa ra một số giải pháp sau:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng :

Công tác thu nộp tiền điện vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng. ECPAY hay các tổ chức thu hộ.

Chính sách áp giá chưa thực sự hiệu quả ngay cả trong hợp đồng mua bán điện và khi khách hàng thay đổi loại hình kinh doanh, chính sách ưu đãi khách hàng sử dụng điện lớn.

Tình trạng ăn cắp điện diễn ra thường xuyên và liên tục gây thất thoát điện năng.

- Giải pháp:

Đẩy mạnh ứng dụng “Đa dạng hóa hình thức thu, địa điểm thu tiền điện tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội''. Vận hành ổn định hiệu quả kho nợ online.

Thúc đẩy kế hoạch phát triển khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng và tài chính trung gian, tăng nhanh hệ thống ECPAY.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về các dịch vụ điện trên trang web của đơn vị.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin liên quan, tích hợp với hệ thống

chăm sóc khách hàng trên trang web để khách hàng chủ động truy cập thông tin và thực hiện các giao dịch. Mở rộng và phát triển các dịch vụ giao dịch qua hình thức điện tử.

Công tác giá điện cũng rất quan trọng bởi vì công tác áp giá điện này mang lại lợi ích cho Điện lực nói chung và mang lại công bằng cho mọi người. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình áp giá điện cho các đối tượng nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các sai sót, áp giá đúng đối tượng khách hàng sử dụng điện.

Các ban ngành đoàn thể địa phương cùng phối hợp kiểm tra, xử lý, đặc biệt là thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý trộm cắp điện nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Bộ phận chuyên trách kiểm tra sử dụng điện của Điện lực được đào tạo về nghiệp vụ phát hiện trộm cắp điện và trình tự xử lý theo quy định, có kỹ năng tuyên truyền sử dụng điện đúng quy định và tiết kiệm.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng kẹp chì, niêm chì, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trình tự thay thế công tơ định kỳ, cháy kẹt nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện và ngăn ngừa hành vi tiêu cực xảy ra.

Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và uy tín của ngành trong kinh doanh bán điện.

Tăng cường giám sát nhất là nhóm đối tượng khách hàng có khả năng trộm cắp điện cao như khách hàng sản xuất tư nhân (sắt, thép, xi măng...)khách hàng mà chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, đồng thời cần đặc biệt lưu ý đến những khu vực có tổn thất điện năng cao, tổn thất biến động bất thường...

3.1.5. Giải pháp về việc đào tạo cán bộ công nhân viên

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh điện và đào tạo kỹ thuật lành nghề cho lao động.

Chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ ngành điện cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn điện lực. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân, đảm bảo cho họ có đủ trình độ chuyên môn trong công tác kiểm tra, chống lấy cắp điện.

Thực hiện việc phân quyền ở các cấp quản lý khác nhau đưa ra được người (bộ phận) chịu trách nhiệm quản lý điện từng khu vực, tạo nên tâm lý cho họ quan tâm đến công việc của mình.

Trong lực lượng cán bộ công nhân làm công tác quản lý vận hành lưới điện gồm có công nhân kỹ thuật điện, kỹ sư điện. Ngoài kiến thức chuyên môn kỹ thuật trong trường học thì các công nhân, kỹ sư này còn phải được đào tạo các kiến thức về quản lý vận hành lưới điện, quản trị kinh doanh như:

- Đối với công nhân điện: Cần đào tạo thêm về vận hành các thiết bị lưới điện hiện đại, các chương trình ứng dụng công nghệ tin học, thường xuyên phổ biến các kinh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện Lực Đống Đa (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w