CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI
1.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.2. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật
1.3.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án đầu tư
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - tài chính thể hiện và cụ thể hóa các ý đồ và mục tiêu phát triển hoặc định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như lợi ích tài chính của chủ đầu tư. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư được thể hiện qua:
a) Giá trị hiện tại thuần của dự án NPV (Net Present Value)
• Khái niệm
NPV là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (ở đầu thời kỳ phân tích).
• Công thức
NPV =
∑= +
n
t t
t
i B
0( 1 ) - ∑ +
= n
t t
t
i C
0 ( 1 )
NPV = 1 0
) 1 )(
(B Ct i t C
n t
t − + − −
∑=
Trong đó:
Bt : Doanh thu bán hàng ở năm t và giá thu hồi khi thanh lý tài sản.
Ct : Tổng chi phí bỏ ra ở năm t
n : Tuổi thọ quy định của phương án i : Lãi suất chiết khấu
t : Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án Đánh giá dự án theo chỉ tiêu NPV:
- Trường hợp NPV > 0: Dự án được chấp nhận, dự án có giá trị hiện tại thuần càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp NPV = 0: Dự án không có hiệu quả về mặt tài chính, cần xem xét lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
- Trường hợp NPV < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính, cần được sửa đổi, bổ sung.
• Các yếu tố ảnh hưởng
- Lãi suất;
- Giá trị dòng tiền;
- Giá trị thời gian tính toán.
• Phạm vi áp dụng
Áp dụng với các dự án đơn lẻ hay các dự án loại trừ nhau.
• Ý nghĩa
Để xác định xem việc sử dụng các nguồn lực (vốn) theo dự án đó có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không. Với ý nghĩa này NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án. Đây là phương pháp để hiểu và được sử dụng rộng rãi vì toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi về giá trị tương đương ở hiện tại.
Hiện giá thu nhập thuần NPV biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.
b) Suất thu lợi nội tại của dự án IRR (Internal Rate of Return, %)
• Khái niệm
Suất thu lợi nội tại là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để quy đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí, nghĩa là NPV = 0.
Về thực chất chỉ số IRR là suất thu lợi tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời gian và khi sử dụng chỉ tiêu IRR như là mức sinh lời nội bộ của dự án sinh ra, người ta đã ngầm công nhận rằng hệ số thu chi dương thu được trong quá trình hoạt động của dự án đều đi đầu tư lại ngay lập tức cho dự án chính với suất thu hồi bằng chính IRR.
Đối với dự án độc lập dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất chiết khấu thì chấp nhận. IRR càng lớn càng tốt.
• Phương pháp tính
Để tìm IRR dùng phương pháp nội suy gần đúng. Đầu tiên là cần phải xác định 1 số trị số NPV1 dương (gần 0 càng tốt) tương ứng với trị số IRR1, sau đó xác định 1 trị số NPV âm (gần 0 càng tốt) tương ứng với giá trị IRR2, trị số IRR của phương án cần tìm nằm trong khoảng giữa IRR1 và IRR2 và được nội suy bằng công thức:
IRR = r1 + (r2 - r1) * 1 2
1
NPV NPV
NPV + Trong đó:
IRR: suất thu lợi nội tại (%)
r1 : Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPV1
r2 : Tỷ suất chiết khấu giả định để tính NPV2, với yêu cầu tạo ra giá trị âm cho NPV2
NPV1 > 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với r1
NPV2 < 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với r2
• Ưu, nhược điểm Ưu điểm:
- Có tính đến thời giá của tiền tệ;
- Xem xét toàn bộ ngân lưu của dự án;
- Có tác dụng lớn khi cần sử dụng để huy động vốn hoặc quảng cáo cho dự án;
- Khách quan vì IRR suy ra từ bản thân của dự án không phụ thuộc vào suất chiết khấu;
- Thường được dùng phổ biến trong kinh doanh;
- Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu dòng tiền tệ thu chi qua các năm và suất chiết khấu.
Nhược điểm:
- Không thể sử dụng là chỉ tiêu duy nhất để ra quyết định đầu tư;
- Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án;
- Chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, một điều kiện khó đảm bảo trong thực tế;
• Ý nghĩa
- Về khả năng sinh lời: Hệ số hoàn vốn nội tại IRR biểu thị tỷ lệ sinh lời (chi phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (Tỷ lệ sinh lời nội sinh của dự án); phụ thuộc vào đặc điểm phát sinh dòng lợi ích và dòng chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
- Về khả năng thanh toán: Hệ số hoàn vốn nội tại IRR biểu thị mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán.
c) Thời gian hoàn vốn (Thv)
• Khái niệm
Thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bù đắp được tổng hiện giá của chi phí đầu tư dự án.
• Phương pháp tính
Thời gian hoàn vốn = số năm trước khi thu hồi hết vốn + chi phí còn lại chưa thu hồi/thu nhập trong năm (t+1)
Cơ sở để một dự án được chấp nhận T ≤ n
• Ưu nhược điểm Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ tính toán;
- Giúp nhà đầu tư sơ bộ xem xét thời gian thu hồi đủ vốn để bước đầu ra quyết định;
- Thể hiện khả năng thanh toán và rủi ro của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư càng thấp.
Nhược điểm:
- Không tính đến thời giá của tiền tệ (đối với chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không có chiết khấu);
- Không xem xét toàn bộ dòng ngân lưu đặc biệt là sau thời gian hoàn vốn nên dễ gặp sai lầm khi xếp hạng và lựa chọn dự án theo chỉ tiêu này;
- Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan không có cơ sở xác định.
d) Tỷ số lợi ích - chi phí (C B )
• Khái niệm
Tỷ số lợi ích - chi phí (C B
) là tỷ số giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của chi phí.
Tỷ số lợi nhuận hay tỷ lệ sinh lời là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng/ tổng hiện giá chi phí đầu tư ròng của dự án theo suất chiết khấu phù hợp.
C B
cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư vì vậy độ tin cậy để xét đến tính hiệu quả của dự án rất cao, đặc biệt trong trường hợp NPV và IRR cho kết quả trái ngược nhau.
Phương pháp phân tích dựa trên tỷ số thu chi C B
được sử dụng phổ biến đối với các dự án công cộng, các dự án nhà nước không đặt ra yêu cầu hàng đầu là lợi nhuận.
• Công thức
C B
= ∑
∑
=
=
+ +
n
t t
t n
t t
t
i i
C B
1 1
) 1 (
) 1 (
Trong đó:
Bt : là lợi ích hàng năm của dự án Ct : là chi phí hàng năm của dự án Điều kiện thỏa mãn:
C B
> 1
- Trường hợp C B
> 1: Dự án có tỷ số sinh lời càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp C B
< 1: Dự án không có khả năng sinh lời, cần được sửa đổi, bổ sung.
• Ưu, nhược điểm Ưu điểm:
- Có xem xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian;
- Thể hiện khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư;
- Hỗ trợ tin cậy trong trường hợp IRR và NPV mâu thuẫn.
Nhược điểm:
- Là một tiêu chuẩn tương đối nên khi dùng để chọn các phương án loại trừ nhau dễ mắc sai lầm.
- Chịu ảnh hưởng của lãi suất tính toán: lãi suất càng cao tỷ lệ B/C càng giảm.
- Tỷ lệ B/C sẽ thay đổi khi chi phí được xác định theo các cách khác nhau.
• Ý nghĩa
Tỷ số sinh lời cho biết một đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án cho khả năng thu được mấy đồng hiện giá lợi ích.
Tỷ số sinh lời biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.
1.3.3.3 Xây dựng dòng tiền dự án
a) Định nghĩa dòng tiền
Dòng tiền là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm.
b) Phương pháp xây dựng dòng tiền của dự án
Nguyên tắc: Dòng tiền dự án phải là các khoản thu, chi bằng tiền, không phải các khoản thu nhập và chi phí theo nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Mỗi dự án thường thực hiện trong thời gian dài, các khoản thu, chi của dự án có thể phát sinh đồng thời hoặc không ở nhiều thời điểm. Tiền có giá trị thay đổi theo thời gian và lợi nhuận không phản ánh tổng lợi ích của dự án theo thời giá. Do đó trong phân tích kinh tế - tài chính dự án đầu tư, dòng tiền dự án thường được sử dụng làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của dự án.
c) Phân loại dòng tiền và xây dựng dòng tiền của dự án Phân loại dòng tiền
Dòng tiền vào: dòng tiền hình thành từ các khoản thu qua các năm của dự án.
Dòng tiền vào bắt đầu hình thành khi dự án đi vào hoạt động và chấm dứt khi kết thúc dự án.
Dòng tiền ra: dòng tiền hình thành từ các khoản chi qua các năm cho dự án.
Dòng tiền trước thuế (CFBT):dòng tiền hình thành từ chênh lệch hay nó chính là phần còn lại sau khi chúng ta lấy dòng tiền vào trừ dòng tiền ra.
Thu nhập chịu thuế (IT):Là phần còn lại sau khi ta lấy dòng tiền trước thuế trừ khấu hao
Dòng tiền sau thuế (CFBT):Chính là sự chênh lệch giữa dòng tiền trước thuế và thuế.
Doanh thu (TR) :Toàn bộ số tiền thu được từ dự án.
Chi phí (TC) :Lá số tiền phải trả để thực hiện dự án.
K : Khấu hao tài sản cố định.
Xây dựng dòng tiền của dự án
Dòng tiền trước thuế: CFBT = TR – TC.
Thu nhập chịu thuế: IT = CFBT – K
Thuế thu nhập doanh nghiệp: T = IT x t%.
Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – T.
1.3.3.4 Trả vốn vay và lãi vay
Khi dự án có các chỉ số NPV, IRR đạt được mức nhất định trở lên thì dự án được coi là có hiệu quả, hiệu quả này là kết quả hoạt động của cả đời dự án. Vốn đầu tư cho dự án thường rất lớn nên đa số các dự án đều có nguồn vốn vay, do vậy cần có phương thức trả vốn vay và lãi vay hợp lý để đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ đồng thời tối thiểu hoá lãi vay.
Một số phương thức trả vốn vay và lãi vay:
• Trả vốn gốc đều hàng năm, trả lãi hàng năm tính theo vốn vay còn lại
V1 = V2 = … = Vt = … = Vn = n P
Lt = [ ( 1) ] n t P P− −
x r Trong đó:
Vt : Lượng vốn trả ở cuối kỳ t P : Lượng vốn vay ban đầu n : Thời gian vay.
Lt : Lãi vay trả ở cuối kỳ t r : Lãi suất vay một kỳ t : Năm thứ t
• Trả vốn vay và lãi vay đều hàng năm
V1 + L1 = V2 + L2 = …= Vt + Lt = … = Vn + Ln
Vt + Lt =P x (A/P,r,n)
• Trả vốn vay vào cuối kỳ vay, trả lãi vay đều hàng năm Vn = P Lt =P x r
• Trả cả vốn vay và lãi vay vào cuối kỳ vay
Vn +Ln = P x (F/P, r, n)
Trên thực tế có nhiều hình thức trả vốn vay. Trong khuôn khổ đồ án của mình em xin trình bày hai hình thức trả vốn vay và lãi vay. Đó là trả vốn gốc đều hàng năm, trả lãi hàng năm tính theo vốn vay còn lại và trả đều cả vốn lẫn lãi vay.
• Đối với dự án không vay vốn: 100% vốn tự có
- Dòng tiền trước thuế: CFBT = Doanh thu – Chi phí vận hành
- Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – Khấu hao
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: T = TI x t%
- Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – T
• Đối với dự án vay vốn
- Dòng tiền trước thuế: CFBT = Doanh thu – Chi phí vận hành
- Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – Khấu hao – Trả lãi
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: T = TI x t%
- Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – T – Trả lãi – Trả vốn (t% : là thuế suất được tính theo từng loại dự án khác nhau)
• Dòng tiền dự án tại thời điểm t = 0
- Dự án không vay vốn: CFBT = CFAT = -Co
- Dự án vay vốn 100%: CFBT = CFAT = 0
- Dự án gồm vốn vay và vốn tự có: CFBT = CFAT = -Vtc