CÁC SỐ LIỆU CẦN THIẾT CHO VIỆC TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư “Xây dựng mới các TBA Công ty điện lực Đống Đa năm 2017 giai đoạn 1” (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ “XÂY DỰNG MỚI CÁC TBA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA NĂM 2017 GIAI

3.2 CÁC SỐ LIỆU CẦN THIẾT CHO VIỆC TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

3.2.1 Các sô liệu trong dự án

a) Giá mua điện

Giá điện được áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện năng chưa có thuế VAT.

Ðể xem xét tính khả thi của toàn dự án về mặt kinh tế - tài chính, trong tính toán giả thiết mua bán điện theo phí truyền tải và phân phối điện, tạm tính theo phần trăm giá điện tiêu dùng tại công tơ hạ áp.

Bảng 3.1 Giá mua và bán điện trên lưới qua các năm (chưa có VAT)

Năm Giá điện (đ/kWh) Mua vào Bán ra

2017 0 0

2018 1,385 1,732

2019 1,385 1,732

2020 1,385 1,732

2021 1,385 1,732

2022 1,385 1,732

2023 1,385 1,732

2024 1,385 1,732

2025 1,385 1,732

2026 1,385 1,732

2027 1,385 1,732

2028 1,385 1,732

2029 1,385 1,732

2030 1,385 1,732

2031 1,385 1,732

2032 1,385 1,732

b) Chi phí bảo dưỡng vận hành

Chi phí này bao gồm các khoảng tiền lương cho công nhân, nhân viên vận hành;

chi phí quản lý chung, chi phí bảo trì, bảo dưỡng... Trong đề án này chi phí bảo dưỡng vận hành TBA và chi phí bảo dưỡng đường dây được lấy bằng 2% vốn đầu tư.

c) Thời gian tính toán

Dựa vào kinh nghiệm tuổi thọ kỹ thuật của công trình và tính quan trọng của trạm, tuổi thọ kinh tế tính toán cho dự án là 15 năm.

d) Các loại thuế của dự án

Các loại thuế thực hiện theo chính sách thuế được Nhà nước ban hành và áp dụng là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp:

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nhiệp số 14/2005/QH12 ngày 03/03/2005 và Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thuế giá trị gia tăng (VAT) tính bằng 10% phần chênh lệch giữa doanh thu bán điện và chi phí mua điện đầu nguồn.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp tính bằng 25% lợi nhuận.

e) Phương thức huy động vốn, trả vốn vay và lãi vay Tổng vốn đầu tư: 11,510,000,000 đồng

Nguồn vốn: Công trình được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay.

- Lãi suất vay vốn là: 10%/năm

- Thời gian trả vốn gốc : 7 năm

- Thời gian ân hạn: 3 năm

Thời gian ân hạn là 3 năm nên 3 năm 2017, 2018, 2019 chỉ cần trả lãi với số tiền là = 10% vốn vay = 10%8,057 =805.7 (triệu đồng)

g) Khấu hao

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định:

3.2.2 Tổng mức đầu tư của dự án

Tổng mức vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Bao gồm các loại chi phí như sau:

• Chi phí xây dựng bao gồm:

- Chi phí xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án.

- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ.

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.

- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ thực hiện thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

• Chi phí thiết bị bao gồm:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.

- Chi phí vận chuyển thiết bị.

- Chi phí lắp đặt thiết bị và thử nghiệm, hiệu chỉnh.

- Thuế, chi phí bảo hiểm thiết bị công trình và các khoản chi phí khác có liên quan.

• Chi phí đền bù bao gồm: Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc…chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án.

• Chi phí quản lý dự án bao gồm: Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện các công việc quản

lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

• Chi phí khác bao gồm: Các chi phí cần thiết không thuộc các chi phí khoản thu phía trên.

Các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các khoản chi gián tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư.

• Chi phí dự phòng gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Dưới đây là bảng dự toán tổng mức đầu tư của công trình:

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư

Đơn vị: VNĐ

STT Nội dung chi phí Giá trị

1 Chi phí xây dựng 5,538,901,273

2 Chi phí thiết bị 3,520,887,597

3 Chi phí đền bù 474,754,412

4 Chi phí quản lý dự án 240,718,590

5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 511,110,610

6 Chi phí khác 320,420,314

7 Chi phí dự phòng 903,476,100

8 Tổng mức đầu tư 11,510,268,896

(Nguồn: Phòng Quản lý đầu tư) 3.2.3 Xác định tỷ suất chiết khấu

3.2.3.1 Theo Quan điểm Tổng mức đầu tư (TIPV)

Vì dự án vừa có vốn tự có và vốn vay nên suất chiết khấu chính bằng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).

iTIPV = WACC = Wd.Kd.(1 – T) + Wo.Ko Wd: tỷ trọng vốn vay = 70%

Wo: tỷ trọng vốn chủ sở hữu = 30%

Kd: chi phí nợ (lãi vay ngân hàng) = 10%

Ko: chi phí vốn chủ sở hữu (suất sinh lời đòi hỏi) = 18%

T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

=> iTIPV = 70%.19%.(1 – 25%) + 30%.18% = 10.56%

3.2.3.2. Theo Quan điểm Chủ đầu tư (EPV)

Suất chiết khấu theo quan điểm này chính là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (suất sinh lời đòi hỏi) nên iEPV = Ko = 18%.

3.2.4. Xây dựng dòng tiền sau thuế

3.2.4.1 Theo quan điểm tổng mức đầu tư.

a) Dòng tiền dự án tại năm 0 CFAT = CFBT = - Tổng đầu tư

b) Dòng tiền dự án tại các năm t = 1,2,…,15 CFAT = CFBT – Thuế TNDN

Trong đó:

CFBT = Tổng thu – Chi phí vận hành

Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN Thu nhập chịu thuế = CFBT – Chi phí khấu hao – Trả lãi vay 3.2.4.2. Theo Quan điểm Chủ đầu tư

a) Dòng tiền dự án tại năm 0 CFAT = CFBT = - ICSH

b) Dòng tiền dự án tại các năm t = 1,2,…,15

CFAT = CFBT – Thuế TNDN – Trả vốn gốc – Trả lãi Trong đó:

CFBT = Tổng thu – Chi phí vận hành

Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN Thu nhập chịu thuế = CFBT – Chi phí khấu hao – Trả lãi vay 3.2.5. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính

Sau khi xây dựng được dòng tiền, ta sử dựng các công thức tính toán (đã trình bày ở chương 1) và phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu kinh tế dự án đầu tư.

Sau khi thống kê, tính toán tài chính, ta có bảng kết quả các chỉ tiêu tài chính như sau:

Bảng 3.3: Kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính của phương án cơ sở Đơn vị: Triệu VNĐ

Phương án Cơ sở

Quan điểm TIPV EPV

Tổng vốn đầu tư 11,510 11,510

Suất chiết khấu 10.56% 18%

NPV 4151.04 1691.60

IRR 16.98% 28.07%

Trị số B/C 1.05 1.11

Thời gian hoàn vốn 8 năm 8 năm

3.2.6. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án

Dựa vào bảng 3.3 và bảng tính toán chi tiết ở phụ lục 1, ta thấy các chỉ tiêu tài chính của phương án cơ sở dù được tính toán theo quan điểm tổng mức đầu tư hay chủ đầu tư đều chấp nhận được.

Bảng 3.4: Phân tích – đánh giá kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính

Đánh giá kết quả Ý nghĩa Kết luận

NPVTIPV = 4151.04 triệu > 0 NPVEPV = 1691.60 triệu > 0

NPV > 0 thì dự án đáng giá bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án. Vì vậy nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà dự án vẫn sinh lời thì dự án có lợi tức kinh tế.

Chấp nhận

B/CTIPV = 1.05 > 1 B/CEPV = 1.11 > 1

Tổng doanh thu quy về hiện tại của dự án lớn hơn tổng chi phí quy về hiện tại của dự án.

Chấp nhận IRRTIPV = 20.10% > chi phí cơ

hội (=16.98%) > lãi suất vay ngân hàng (= 10%)

IRR càng lớn (lớn hơn lãi suất vay vốn) càng chứng tỏ dự án có tiềm năng tài chính lớn.

Chấp nhận

IRREPV = 28.07% > chi phí cơ hội (=18%) > lãi suất vay ngân hàng (= 10%)

Thv-TIPV = 8 năm Thv-EPV = 8 năm

Thời gian thu hồi vốn càng ngắn càng tốt để tránh được những biến động, rủi ro bất định.

Chấp nhận

=> Việc đầu tư vào công trình này là hoàn toàn có lợi về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư “Xây dựng mới các TBA Công ty điện lực Đống Đa năm 2017 giai đoạn 1” (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w