Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư “Xây dựng mới các TBA Công ty điện lực Đống Đa năm 2017 giai đoạn 1” (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ “XÂY DỰNG MỚI CÁC TBA

2.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Điện lực Đống Đa) Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Đống Đa

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Giám đốc là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ đạo toàn bộ doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm và đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, Giám đốc còn trực tiếp chịu trách nhiệm một số phòng và đội kỹ thuật như: Phòng tổ chức và nhân sự, phòng TCKT, phòng kế hoạch vật tư. Ở dưới Giám đốc gồm ba phó giám đốc: một phó giám đốc phụ

trách về kinh doanh và một phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật và một phó giám đốc sản xuất quản lý các đội quản lý điện.

Mô hình Công ty đang áp dụng là mô hình quản lý trực tuyến chức năng.

Ưu điểm:

- Phát huy được các ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là phân quyền để chỉ huy kịp thời, truyền mệnh lệnh theo tuyến đã quy định. Các thủ lĩnh ở các cấp phân hệ chức năng ( theo tuyến ) vẫn phát huy được tài năng của mình, đóng góp cho người lãnh đạo cấp cao của hệ thống.

- Phát huy được các ưu điểm của cơ cấu chức năng là chuyên sâu nghiệp vụ:

đảm bảo cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định, hướng dẫn thực hiện các quyết định.

Nhược điểm:

- Thực hiện cơ cấu này dễ phát sinh những ý kiến tham mưu, đề xuất khác nhau, không thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Dẫn tới các công việc nhàm chán và xung đột giữa các đơn vị cá thể tăng.

- Các đường liên lạc qua tổ chức có thể trở nên rất phức tạp, khó phối hợp được các hoạt động của những lĩnh vực chức năng khác nhau.

Ban Giám đốc gồm :

- Giám đốc.

- 03 Phó Giám đốc: Phó Giám đốc Kỹ Thuật, phó Giám đốc Kinh doanh, Phó Giám Đốc Sản xuất.

Bộ máy tham mưu, gồm : 07 Phòng chức năng.

1- Phòng Tổ chức và Nhân sự.

2- Phòng Kế Hoạch & Vật tư.

3- Phòng Kỹ Thuật & An Toàn.

4- Phòng Tài chính kế toán.

5- Phòng Quản lý Đầu tư.

6- Phòng Kinh Doanh.

7- Phòng điều độ vận hành.

Các đơn vị sản xuất gồm:

- 08 Đội Quản lý điện.

- 01 Đội Quản lý điện đầu nguồn.

- 01 Đội Dịch vụ khách hàng.

- 01 Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện.

Tổng số CBCNV, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,...).

- Số CBCNV tính đến 30/5/2016 : 312 người

+ Nam : 196 người

+ Nữ : 116 người

- Số CBCNV có trình độ Thạc Sỹ : 5 người.

- Số CBCNV có trình độ kỹ sư : 115 người.

- Số CBCNV có trình độ cao đẳng : 18.

- Số CBCNV có trình độ Trung cấp: 57 người.

- Số CBCNV là công nhân kỹ thuật: 83 người.

- Số CBCNV là công nhân đào tạo nghề ngắn hạn: 34 người

- Số Đảng viên : 87 người.

Các tổ chức Đảng, đoàn thể

- Đảng Bộ cơ sở có 03 chi bộ trực thuộc.

- Công đoàn cơ sở gồm 27 tổ công đoàn.

- Chi đoàn TN gồm 47 đoàn viên.

- 01 Ban nữ công trong đó có 14 tổ nữ công.

2.1.4.2 Chức năng của các phòng ban

Ban Giám đốc:

• Giám đốc công ty Điện lực Đống Đa được Tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của điện lực, là người có quyền lực điều hành cao nhất, là đại diện hợp pháp trong mọi hoạt động của công ty Điện lực Đống Đa. Giám đốc có trách nhiệm lãnh đạo, có quyền điều hành lực lượng lao động trong toàn điện lực, ra quyết định đề bạt, bãi miễn nhiệm, điều chuyển công tác đối với toàn bộ cán bộ (trừ các phó giám đốc) và công nhân trong điện lực để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhân lực Công ty giao cho.

• Phó giám đốc kinh doanh do giám đốc Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội bổ nhiệm, chỉ đạo cho công việc về công tác kinh doanh.

• Phó giám đốc kỹ thuật do giám đốc Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật vận hành và một số dịch vụ khác có liên quan, phục vụ cho kinh doanh.

• Phó giám đốc sản xuất do giám đốc Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty.

Các phòng ban, đội sản xuất.

Phòng tổ chức nhân sự

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, y tế, thanh tra, pháp chế, quan hệ cộng đồng, văn hóa doanh nghiệp;

- Tổ chức cán bộ, sản xuất, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chế độ chính sách, lao động, tiền lương, khen thưởng và kỷ luật; công tác công nghệ thông tin;

Phòng kế hoạch vật tư

- Lập kế hoạch phát triển lưới điện phân phối, tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác lập và giao kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch.

- Lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng công trình Công ty duyệt, quản lý, bảo quản kho, tiếp nhận, cấp phát vật tư, và cập nhập sổ sách chứng từ, kiểm kê, đối chiếu theo quy định về quản lý vật tư, đề xuất hội đồng thanh sử lý tài sản để sử lý thiết bị vật tư tài sản tồn đọng, kém phẩm chất theo đúng quy trình Công ty xét duyệt.

Phòng kỹ thuật và an toàn

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý kỹ thuật phù hợp với quy hoạch, xây dựng, vận hành, sửa chữa, cải tạo lưới điện của Công ty; quản lý hồ sơ kỹ thuật theo phân cấp, tính toán tổn thất kỹ thuật lưới điện trung, hạ thế và đề xuất các chương trình nhằm giảm tổn thất điện năng, lập và đề xuất các phương án quản lý kỹ thuật.

- Tổ chức nghiệm thu các công trình điện và công tơ theo đúng quy định, quyết toán đúng số lượng, chất lượng vật tư thi công. Thực hiện công tác kiểm tra sát hạch quy trình an toàn theo quy định, lập biên bản kịp thời các vụ tai nạn lao động, đề xuất, phân tích các biện pháp ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc về an toàn lao động, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất.

Phòng tài chính kế toán

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, giá cả, thuế, phí, lệ phí, bảo toàn và phát triển vốn, phân tích hoạt động kinh tế, thống kê thông tin kinh tế; xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch giá thành.

- Thực hiện đảm bảo tốt, rõ ràng chế độ báo cáo kế toán, báo cáo tiền thu, báo cáo thuế, báo cáo quyết toán theo đúng kì hạn. Đảm bảo thực hiện nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng qui định của nhà nước.

- Trích lập quỹ theo quy định, hạch toán chính xác, đầy đủ. Thực hiện tính thu nhập của cán bộ công nhân viên.

Phòng quản lý đầu tư

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng, tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án.

- Sửa chữa lớn các công trình bao gồm đôn đốc tiến độ thực hiện, lập, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn các công trình; công tác quản lý xây dựng; đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa.

Phòng kinh doanh

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kinh doanh điện năng trong toàn Công ty; phát hành và quyết toán hoá đơn tiền điện.

- Lập và quản lý hợp đồng mua bán điện theo phân cấp, tiếp nhận yêu cầu cấp điện; quản lý các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ bán lẻ điện năng.

Phòng điều độ vận hành

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác điều độ lưới điện; trực điều hành lưới điện thuộc Công ty quản lý, xử lý những hiện tượng bất thường và sự cố xảy ra trên lưới điện của Công ty theo đúng quy định, quy trình, quy phạm, hạn chế thấp nhất thời gian mất điện của khách hàng, phân tích nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

- Quản lý vận hành, thao tác, sửa chữa, bảo dưỡng các đường dây trung áp, các thiết bị trung áp đến hàm dưới thiết bị đóng cắt bảo vệ máy biến áp của các trạm phân phối 0,4kV do Công ty quản lý theo đúng quy định, quy trình, quy phạm đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, chất lượng.

- Trực sửa chữa điện cho khách hàng và xử lý các sự cố đột xuất trên lưới điện hạ thế của Công ty theo quy định.

Đội quản lý khách hàng trạm chuyên dùng

- Thực hiện công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng, quản lý vận hành các trạm biến áp chuyên dùng (theo hợp đồng giữa Công ty với khách hàng) từ thiết bị đóng cắt bảo vệ của máy biến áp đến khách hàng.

- Ghi chỉ số công tơ, quản lý khách hàng trạm biến áp chuyên dùng (khách hàng Phiên 9); ghi chỉ số công tơ đầu nguồn trạm công cộng, quản lý hệ thống đo đếm đầu nguồn trạm công cộng; chịu trách nhiệm quản lý tổn thất trung áp theo quy định và một số công việc khác được giao.

Đội kiểm tra giám sát sử dụng điện

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm sử dụng điện, trộm cắp điện, gian lận trong thực hiện hợp đồng mua bán điện, công tác áp giá bán điện theo quy định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Kiểm tra công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng.

Các đội quản lý điện

- Quản lý, thực hiện sửa chữa điện cho khách hàng theo phân cấp của điện lực.

- Quản lý ghi số công tơ, thu tiền điện tư gia, thực hiện ngừng cấp điện cho các khách hàng tư gia không thánh toán tiền điện, vi phạm sử dụng điện…

- Quản lý, kiểm tra chống thất thoát điện năng phát hiện kịp thời các khách hàng thay đổi mục đích sử dụng điện, lập danh sách báo cáo điện lực để giải quyết kịp thời.

- Thực hiện công tác quản lý vận hành các trạm biến áp, thiết bị lưới điện của trạm biến áp công cộng từ sau thiết bị đóng cắt bảo vệ của máy biến áp công cộng đến khách hàng; quản lý toàn bộ lưới điện hạ áp trên địa bàn được giao, xử lý sự cố.

Một phần của tài liệu Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư “Xây dựng mới các TBA Công ty điện lực Đống Đa năm 2017 giai đoạn 1” (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w