CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI
1.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.6 Đặc thù của các dự án đầu tư trong ngành năng lượng
1.3.6.1 Đặc điểm của hoạt động đầu tư
- Là hoạt động bỏ vốn
Quyết định đầu tư trước hết là việc sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới các hình thức khác nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ,
…
Vốn được hiểu như là nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính (tốn bao nhiêu vốn, có khả năng thực hiện không, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lợi là bao nhiêu,…). Nhiều dự án có thể khả thi ở các phương diện khác (kinh tế, xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài chính và vì thế cũng không thể thực hiện trên thực tế.
- Là hoạt động có tính chất lâu dài
Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do tính lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều yếu tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.
- Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai
Đầu tư vào một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích tương lai (vốn để đầu tư không phải là các nguồn lực để dành). Vì vậy luôn luôn có sự so sánh, cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai. Rõ ràng rằng, nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư chỉ trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc không đầu tư vào nơi khác).
- Là hoạt động mang nặng rủi ro
Các đặc trưng nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lượng tính hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư. Tuy nhiên nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro, sự sai khác so với dự tính là ít nhất.
1.3.6.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư ngành điện
Thuộc loại dự án phát triển hạ tầng cơ sở, xuất phát từ nhu cầu của kinh tế - xã hội và thường mang tính công ích, lợi nhuận không phải là yếu tố quyết định hàng đầu.
Có quy mô lớn nên đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn: bình quân dự án đầu tư 4,5 – 5 tỷ USD/năm cho nguồn và lưới điện. Với năng lực hiện có của ngành điện không thể đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư lớn như vậy. Do đó chỉ có thể đáp ứng bằng các nguồn vốn khác nhau như: Vốn ngân sách, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp thuộc EVN, vốn vay các tổ chức tài chính (WB, ADB, AFD, JIBIC,…).
Việc vay vốn thực hiện dự án cũng tạo ra áp lực trả nợ (cả gốc và lãi) cho chủ nợ.
Điều này buộc các doanh nghiệp ngành điện phải không ngừng nâng cao hiệu quả mọi mặt (hiệu quả trong đầu tư xây dựng, hiệu quả trong sản xuất kinh donah-khai thác các công trình đã đầu tư…).
Có thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng tương đối dài: đặc biệt là các công trình thủy điện lớn. Thời gian này dao động rất lớn giữa các loại nguồn phát và quy mô của công trình. Đối với các công trình thủy điện, thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng có thể lên đến hàng chục năm (ví dụ thủy điện Hòa Bình mất 15 năm, thủy điện Sơn La mất 7 năm để thi công xây dựng, chưa kể thời gian chuẩn bị).
Nhưng khoảng thời gian này cũng có thể dưới 5 năm với các công trình nhiệt điện tuabin khí.
Có tính rủi ro cao
Thời gian hoàn vốn dài (8 – 10 năm)
Có yêu cầu phát triển đồng bộ giữa các bộ phận của hệ thống điện: ví dụ quy hoạch phát triển lưới điện quốc gia với mục tiêu đặc trưng là đảm bảo sự phát triển hài hòa của một hệ thống điện, đảm bảo đồng bộ giữa phát triển nguồn và khả năng truyền tải tới các trung tâm phụ tải một cách tin cậy, hiệu quả. Các nhà máy không thể phát huy tác dụng nếu xây dựng xong nhà máy mà không có đường dây truyền tải tương ứng, hay lưới phân phối không được cải tạo, nâng cấp kịp thời. Chính vì lý do đó cần có một cơ cấu phân bổ vốn đầu tư hợp lý giữa các công trình nguồn điện và lưới điện
Có tác động đến môi trường xã hội (di dân, tái định cư,…)
Có tác động đến môi trường tự nhiên (ô nhiễm,…)
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong chương 1, em đã trình bày những cơ sở lý thuyết cơ bản về phân tích kinh tế - tài chính dự án đầu tư gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đầu tư và dự án đầu tư. Gồm khái niệm về đầu tư, dự án đầu tư; phân loại đầu tư, dự án đầu tư; vai trò của hoạt động đầu tư cũng như là vai trò của dự án đầu tư; các giai đoạn phát triển của dự án đầu tư và các loại nghiên cứu dự án đầu tư.
- Các quan điểm phân tích, thẩm định dự án đầu tư.
- Các chỉ tiêu xây dựng dòng tiền dự án.
- Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư.
- Đánh gía tác động môi trường
- Vấn đề rủi ro dự án đầu tư.
- Đặc thù dự án đầu tư trong ngành năng lượng