CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.3 Vấn đề tự làm thiết bị dạy học
Hiện nay trong công tác thiết bị trường học, vấn đề tự làm đồ dùng dạy học đang trở thành một xu thế quan trọng của thế giới. Ở các nước châu Á và Châu Đại Dương, nghiên cứu vấn đề tự làm đồ dùng dạy học được tiến hành dưới sự bảo trợ của
UNESCO khu vực trong "Chương trình cách tân giáo dục để phát triển" (APEID), dưới tiêu đề "phát triển các thiết bị dạy học rẻ tiền". UNESCO khu vực châu Á và châu Đại Dương đã tổ chức nghiên cứu chuyên đề này thông qua các nước thành viên.
UNESCO đã giúp các nước tổ chức nhiều Hội thảo khoa học quốc gia, trên cơ sở đó đã tổ chức những hội thảo chuyên đề khu vực và phân khu vực theo những thời gian và chủ đề thích hợp
Ý nghĩa và khả năng tự làm đồ dùng dạy học
Vấn đề tự làm đồ dùng dạy học có ý nghĩa rất to lớn đối với quá trình giáo dục về mặt nhận thức, sƣ phạm và kinh tế.
Vấn đề nhận thức: Qua việc tự làm đồ dùng dạy học, học sinh nắm các vấn đề khoa học sâu sắc và bền vững hơn, tƣ duy tích cực, sáng tạo và hứng thú học tập của các em đƣợc bồi dƣỡng; kĩ năng thực hành và các phẩm chất khác của các em có điều kiện phát triển. Đối với học sinh, tự làm đồ dùng dạy học là một khâu của quá trình nhận thức : vận dụng kiến thức để cải tạo thực tiễn.
Trong nhiều trường hợp, bản thân hoạt động thực hành không chỉ là một phương tiện rèn luyện kĩ năng mà còn là nguồn nhận thức. Nếu không qua các hoạt động đó thì học sinh không thể nắm đƣợc những kiến thức và hình thành những phẩm chất rất quan trọng của một người lao động mới.
Vì vậy, không phải hiện nay còn nghèo, chúng ta mới phát động phong trào tự làm, mà sau này, khi đất nước ta đã trở thành giàu có, vấn đề tự làm đồ dùng dạy học vẫn có vị trí xứng đáng của nó.
Các dụng cụ tự làm thoả mãn tính thời sự, phục vụ kịp thời những vấn đề mà xã hội đang đặt ra, phù hợp với đặc điểm địa phương và trình độ nhận thức của học sinh trong những điều kiện cụ thể, do đó đem lại hiệu quả sƣ phạm cao hơn. Đây là những ƣu điểm mà các dụng cụ do nhà máy sản xuất không thể nào đáp ứng đƣợc.
Khi nói đến ý nghĩa kinh tế của đồ dùng dạy học tự làm có phải chúng ta thừa nhận rằng sản xuất thủ công của thầy giáo và học sinh tiết kiệm hơn sản xuất công nghiệp không ? Đứng về mật năng suất lao động thuần tuý mà xét, thì sản xuất thủ công có năng suất lao động cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm kém hơn sản xuất công nghiệp nhiều. Nhƣng, tiết kiệm là ở chỗ nhiều dụng cụ tự làm đem lại hiệu quả sƣ phạm cao hơn, huy động đƣợc năng lực và trí sáng tạo của hàng triệu giáo viên và học sinh, tận
dụng đƣợc nguồn vật tƣ rất phong phú và đa dạng mà nền sản xuất xã hội nhiều khi không sử dụng đến. Nhƣ vậy không phải đồ dùng dạy học nào cũng cần và có thể tự làm.
Cần nhấn mạnh rằng ở các nước phát triển vấn đề tự làm thường chỉ đặt ra cho học sinh nhƣ là một khâu của quá trình học tập. Còn đối với giáo viên thì vấn đề tự làm về thực chất là lắp ráp các thiết bị theo các tư tưởng dạy học mới, trên cơ sở tận dụng những thiết bị đã đƣợc trang bị khá phong phú.
Ở chúng ta cũng như ở các nước chậm phát triển khác, vấn đề này đặt ra cho giáo viên như là một biện pháp nhằm làm phong phú thêm cơ sở vật chất cho nhà trường đồng thời bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho thầy giáo.
Thật vậy, dạy học cũng nhƣ phần lớn các ngành lao động khác, trình độ nghiệp vụ của thầy giáo phải được thể hiện qua việc sử dụng công cụ. Điều đó cũng giống người thợ thể hiện trình độ tay nghề của mình qua việc sử dụng công cụ lao động của họ.
Người thầy giáo khi sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, năng suất lao động sẽ tăng lên. Gắn liền với thiết bị, lao động của người thầy sẽ có tính đặc thù của nó và nghiệp vụ sư phạm của người thầy sẽ được bồi dưỡng qua quá trình sử dụng thiết bị.
Bây giờ ta sẽ nghiên cứu vấn đề tự làm đồ dùng dạy học có những khả năng gì trong việc giải quyết các yêu cầu trang bị nhà trường nói chung, đặc biệt, có thể giải quyết vấn đề gì cho cải cách giáo dục?
Hiện nay cải cách giáo dục đang đặt ra cho công tác thiết bị trường học những yêu cầu cao và hết sức to lớn. Cải cách giáo dục đòi hỏi phải trang bị toàn diện và cân đối cho các hoạt động giáo dục, các môn học và cấp học. Số giờ thực hành chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số tiết học. Ở một số môn trong một số phần, giờ thực hành chiếm tới 10 - 15% tổng số giờ giảng dạy. Đáp ứng đƣợc yêu cầu trang bị cho cải cách giáo dục là vấn để hết sức khó khăn. Trước tình hình đó có thể giải quyết vấn đề trang bị cơ sở vật chất nhà trường theo hai hướng : tự làm và nhà nước cung cấp.
Trong những năm qua, mặc dù nhà nước đã cố gắng đầu tư vào sản xuất đồ dùng dạy học, nhưng đến nay trừ một số trường trọng điểm của Trung ương và địa phương, tình hình thiết bị nói chung vẫn vô cùng thiếu thốn, nhiều nơi hầu nhƣ chƣa có gì.
Nhƣ vậy, nếu số vốn đầu tƣ có tăng lên gấp đôi hay gấp ba (mà đó là vấn đề không thể có trong những năm tới) vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu do cải cách giáo dục đặt
ra.
Vấn đề có lẽ sẽ hoàn toàn bế tắc, nếu không đi theo con đường khác: Vận động quần chúng giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học.
Hiện nay phong trào tự làm đồ dùng dạy học đã phát triển rộng khắp. Có nơi việc làm đồ dùng dạy học đƣợc xem nhƣ là một nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên và học sinh.
Qua phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học, nhiều địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Cùng với phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học, phong trào sử dụng đồ dùng dạy học đã và đang được đẩy mạnh. Ở một số địa phương điều đó đã thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
Như vậy, bên cạnh việc tăng cường việc sản xuất đồ dùng dạy học ở các xí nghiệp trung ương và địa phương, việc tổ chức quần chúng giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ, trang bị cho nhà trường, một bước thỏa mãn những yêu cầu do cải cách giáo dục đặt ra, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.